Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Iran-Iraq”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, replaced: → (130), , → , , : → : (3) using AWB
Dòng 30:
== Bối cảnh ==
=== Tên gọi cuộc chiến ===
Cuộc chiến vẫn thường được biết đến dưới cái tên '''Chiến tranh vùng vịnh''' hay '''Chiến tranh vùng vịnh Péc Xích''' cho đến khi [[Chiến tranh vùng Vịnh|Xung đột Iraq và Kuwait]] ([[Chiến tranh vùng Vịnh|Chiến dịch Bão táp sa mạc]] tháng 1 đến tháng 2 năm 1991), từ đó về sau gọi là '''Cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất'''. Cuộc xung đột Iraq-Kuwait , được biết đến với cái tên gốc là Cuộc chiến vùng vịnh Péc Xích lần hai, về sau được gọi đơn giản là '''"Chiến tranh Vùng Vịnh."''' Cuộc xâm lược và chiếm đóng Iraq do Mỹ đứng đầu từ năm 2003 vẫn còn tiếp diễn được gọi là Chiến tranh vùng vịnh Péc Xích lần hai.{{Fact|date=tháng 5 năm 2009}}
 
Tổng thống Iraq [[Saddam Hussein]] ban đầu gọi cuộc xung đột này là "Chiến tranh gió lốc ".<ref>''The Great War for Civilisation'' by [[Robert Fisk]], ISBN 1-84115-007-X pages 219</ref>
Dòng 36:
== Nguồn gốc ==
=== Thời kỳ hậu thuộc địa ===
Một trong các yếu tố dẫn đến sự thù địch giữa hai quốc gia này xuất phát từ sự tranh chấp quyền sở hữu vùng nước [[Shatt al-Arab]] (người Iran gọi là ''Arvand Rud'') ở đầu Vịnh Ba Tư, một con sông quan trọng cho công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ của cả hai nước. Vào năm 1937, Iran và Iraq đã ký một hiệp ước giải quyết xung đột kéo dài này, trong đó tham chiếu đến thời chiến tranh Ottoman-Ba Tư từ thế kỷ 16 và 17 để xác định quyền quản lý Shatt al-Arab.<ref name="Karsh, Efraim page 7">Karsh, Efraim ''The Iran-Iraq War 1980-1988'', London: Osprey, 2002 page 7</ref> Cũng trong năm đó Iran và Iraq tham gia vào [[Hiệp ước Saadabad]], mối quan hệ giữa hai nước luôn tốt đẹp trong vài thập niên tiếp theo.<ref name="Karsh, Efraim page 7"/> Đến năm 1955, hai quốc gia lại tham gia vào [[Hiệp ước Bagdad]].<ref name="Karsh, Efraim page 7"/> Hiệp ước năm 1937 công nhận biên giới giữa Iran-Iraq là dọc theo mức nước ròng phía bờ đông của Shatt al-Arab ngoại trừ tại Abadan và Khorramshahr, nơi đường biên chạy dọc theo ''thalweg'' (đường nước lớn) dẫn đến việc Iraq quản lý hầu hết con sông này; miễn là tất cả tàu sử dụng Shatt al-Arab treo cờ Iraq và có hoa tiêu người Iraq và bắt buộc Iran phải trả phí cho Iraq khi tàu của họ sử dụng Shatt al-Arab.<ref name="Karsh, Efraim page 8">Karsh, Efraim ''The Iran-Iraq War 1980-1988'', London: Osprey, 2002 page 8</ref>
 
Cuộc lật đổ Dòng họ Hashemite ở Iraq năm 1958 chuyển quyền lực sang một chính quyền mới với tinh thần dân tộc cực đoan hơn, đã lập tức rút khỏi Hiệp ước Bagdad. Ngày 18 tháng 12 năm 1959, nhà lãnh đạo mới của Iraq [[Abdul Karim Qassim]], tuyên bố: "Chúng tôi không muốn nhắc đến lịch sử các bộ lạc Ả Rập sinh sống ở Al-Ahwaz và Mohammareh [tức Khorramshahr]. Những người Ottoman đã trao Mohammareh, là lãnh thổ của Iraq, cho Iran." Sự bất mãn của chính quyền Iraq với việc Iran sở hữu tỉnh giàu [[dầu mỏ]] [[Khūzestān]] (mà người Iraq gọi là Arabistan), nơi có đông người dân nói tiếng Ả Rập, không chỉ dừng lại ở các tuyên bố; Iraq bắt đầu ủng hộ các phong trào ly khai ở Khuzestan, và thậm chí đẩy vấn đề tranh chấp lãnh thổ lên hội nghị của [[Liên đoàn Ả Rập]], nhưng không thành công. Iraq miễn cưỡng hoàn thành các hiệp định đã có với Iran — đặc biệt sau cái chết của tổng thống [[Ai Cập]] [[Gamal Abdel Nasser]] năm 1970 và sự lớn mạnh của [[đảng Ba'ath]] dẫn tới cuộc lật đổ quân sự năm 1968, Iraq đã tự cho mình là "lãnh đạo thế giới Ả Rập". Cùng thời gian đó, cuối thập niên 1960, sức mạnh quân sự của Iran, với mức chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Quốc vương [[Mohammad Reza Pahlavi]], cũng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn hơn trong khu vực Cận Đông.<ref name="Karsh, Efraim page 7"/> Tháng 4 năm 1969, Iran hủy bỏ hiệp ước 1937 về Shatt al-Arab, và như vậy không trả thuế cho Iraq khi tàu bè của họ sử dụng Shatt al-Arab nữa.<ref>Karsh, Efraim ''The Iran-Iraq War 1980-1988'', London: Osprey, 2002 pages 7-8</ref> Iraq đe dọa chiến tranh vì hành động này của Iran, nhưng vào ngày 24 tháng 4 năm 1969, một chiếc tàu chở dầu Iran được tàu chiến hộ tống đi xuôi dòng Shatt al-Arab, Iraq khi đó đang yếu thế hơn về quân sự đã không có bất cứ hành động nào.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/> Việc Iran phá bỏ hiệp ước 1937 đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ gia tăng căng thẳng giữa Iraq và Iran kéo dài cho tới tận Hiệp định Algiers năm 1975.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/> Năm 1969, phó thủ tướng Iraq tuyên bố: "Tranh chấp của Iraq với Iran có liên quan đến vấn đề Arabistan ([[Khuzestan]]) là một phần lãnh thổ của Iraq bị sáp nhập vào Iran dưới thời ngoại bang còn thống trị." Không lâu sau các đài phát thanh Iraq phát riêng dành cho{{Fact|date=tháng 5 năm 2009}} "Arabistan", khuyến khích dân A-rập ở Iran, thậm chí cả người [[Baloch|Balūchīs]] nổi dậy chống lại chính phủ của [[Vua Iran]]. Những đài truyền hình ở [[Basra]] thậm chí còn mô tả tỉnh Khuzestan của Iran như là một phần tỉnh mới của Iraq gọi là [[Nasiriyyah]], đổi tên tất cả các thành phố của Iran bằng tên A-rập.
 
Năm 1971, Iraq cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi tuyên bố chủ quyền trên các đảo [[Abu Musa]], [[Tunb Lớn và Nhỏ]] thuộc [[Vịnh Ba Tư]], sau khi người Anh rút đi.<ref name="Fendereski2005">{{chú thích web | title = 2005: Tonb (Greater and Lesser) | first = Guive |last= Fendereski
Dòng 44:
| publisher = www.iranica.com Eisenbrauns Inc.
| year =2005 | postscript = <!--None-->
}}</ref> Iraq khi đó then tịch thu toàn bộ tài sản của 70.000 người Iraq gốc Iran và trục xuất họ đi khỏi nơi sinh sống, sau khi đã phàn nàn vấn đề này lên Liên đoàn Ả Rập và Liên Hiệp Quốc nhưng không thành công. Nhiều người, nếu không muốn nói là phần lớn những người bị trục xuất thực ra là người Iraq gốc [[Hồi giáo Shia|Shia]], và không hề có ràng buộc gì về mặt huyết thống với Iran, và đại đa số họ nói tiếng Ả Rập, chứ không phải tiếng Ba Tư.<ref name="BBC">{{chú thích báo | url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/middle_east/2783989.stm | work=BBC News | first=Kathryn | last=Westcott | title=Iraq's rich mosaic of people | date=27 February 2003}}</ref> Để trả đũa cho tuyên bố chủ quyền của Iraq đối với Khuzestan, Iran bảo trợ cho quân phiến loạn người Kurd vào đầu thập niên 1970, cung cấp căn cứ cho người Kurd Iraq và cung cấp vũ khí cho các nhóm này.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/> Bên cạnh việc Iraq liên tục xúi giục chủ nghĩa ly khai ở [[Khuzestan]] và tỉnh [[Blochistan thuộc Iran]], cả hai nước đều khuyến khích các phong trào ly khai của những người Kurd theo chủ nghĩa dân tộc ở mỗi nước. Mùa đông năm 1974-75, Iran và Iraq suýt chiến tranh do Iran hỗ trợ người Kurd.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/> Tuy vậy, do Iran mạnh hơn về quân sự và đông hơn về dân số, nên người Iraq không gây chiến và lựa chọn thỏa hiệp với Tehran để kết thúc sự phản loạn của người Kurd.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/> Trong [[Thỏa thuận Algiers 1975]] Iraq đã nhượng lãnh thổ của mình — gồm cả vùng nước — để được bình thường hóa quan hệ.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/> Để trả lại việc Iraq công nhận biên giới trên Shatt al-Arab chạy dọc theo toàn bộ ''thalweg'', Iran ngưng hỗ trợ cho du kích người Kurd.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/> Thỏa thuận Algiers được nhiều người Iraq xem là nỗi nhục quốc thể.<ref name="Karsh, Efraim page 8"/>
 
Mối quan hệ giữa chính phủ Iran và Iraq có tiến triển vào năm 1978, khi các điệp viên người Iran tại Iraq khám phá ra một vụ [[đảo chính]] của phe thân Liên Xô. Khi được thông báo về kế hoạch này, [[Saddam Hussein]], khi đó đang là Phó tổng thống, đã ra lệnh hành hình hàng tá sĩ quan quân đội, và để trả ơn, ông ra lệnh trục xuất [[Ruhollah Khomeini]], nhà lãnh đạo thần quyền lưu vong chống lại Quốc vương, khỏi Iraq.
Dòng 77:
| first = R.K. Ramazani
| title = Who started the Iran–Iraq War?
| journal= Virginia Journal of International Law
| volume =33
| date = Fall 1992
Dòng 107:
Ngày 22 tháng 9 năm 1980 [[Iraq]] mở cuộc tấn công toàn diện vào [[Iran]].
Vào ngày này, không quân Iraq oanh kích vào 10 sân bay trong nội địa Iran nhưng không đạt được mục tiêu vô hiệu hóa không quân Iran ngay trên mặt đất.<ref name="TKR">{{chú thích sách
| last =
| first =
| authorlink =
| coauthors =
| title = The Iran–Iraq War: 1980–1988
| publisher =
| date =
| location =
| page = 22
| url =
| doi =
| id =
| isbn =}}</ref> Ngày hôm sau, Iraq bắt đầu mở cuộc tấn công trên bộ, với ba mũi tiến công cùng lúc trên một mặt trận dài 644&nbsp;km.<ref name="TKR" /> Theo Saddam Hussein mục đích của cuộc chiến là nhằm làm suy yếu phong trào của Khomeini và ngăn cản việc "xuất khẩu cách mạng Hồi giáo sang Iraq và các quốc gia vùng vịnh Péc-xích khác"<ref name="Cruze1988">{{chú thích
| title = Iran and Iraq: Perspectives in Conflict
| volume = research report
| first = Gregory S. | last = Cruze
Dòng 126:
| url = http://www.globalsecurity.org/military/library/report/1988/CGS.htm
| date = Spring 1988
}}</ref> Trong số 6 sư đoàn Iraq tham chiến, có 4 sư đoàn tấn công tỉnh Khuzestan, nằm ở rìa phía nam của biên giới 2 nước, chia cắt vùng sông [[Shatt al-Arab]] khỏi phần còn lại của Iran và thiết lập một vùng an toàn trên bộ.<ref name="TKR" /> Hai sư đoàn còn lại tấn công vào khu vực bắc và trung phần của biên giới nhằm ngăn chặn quân Iran phản công vào lãnh thổ Iraq.<ref name="FKR">{{chú thích sách
| last =
| first =
| authorlink =
| coauthors =
| title = The Iran–Iraq War: 1980–1988
| publisher =
| date =
| location =
| page = 23
| url =
| doi =
| id =
| isbn =}}</ref> Hai trong số 4 sư đoàn Iraq hoạt động ở gần vùng biên giới phía Nam (1 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn thiết giáp) bắt đầu bao vây chiến lược hai thị trấn quan trọng là [[Abadan, Iran|Abadan]] và [[Khorramshahr]].<ref name="TKR" /> Hai sư đoàn thiết giáp còn lại bảo vệ khu vực tứ giác Khorramshahr-Ahvaz-Susangerd-Musian nhằm tiếp tục bao vây.<ref name="TKR" /> Ở mặt trận trung tâm, quân Iraq chiếm [[Mehran, Tỉnh Ilam|Mehran]], thọc sâu vào vùng đồi núi thuộc [[rặng núi Zagros]]. Và để ngăn chặn khả năng quân Iran dùng con đường đánh Iraq truyền thống trước đây là Tehran–Baghdad, quân Iraq đóng ở một số vị trí nằm trước vùng [[Qasr-e-Shirin]].<ref name="FKR" /> Ở mặt trận phía Bắc, quân Iraq cố gắng thiết lập phòng tuyến [[Suleimaniya]] để bảo vệ tổ hợp lọc dầu Kirkuk.<ref name="FKR" />
 
Do quân chính quy Iran và lực lượng vệ binh cách mạng Iran (Pasdaran) hoạt động độc lập nên quân Iraq không hề phải chạm trán với sự kháng cự có phối hợp nào.<ref name="FKR" /> Ngày 24 tháng 9, [[Hải quân Iran]] tấn công [[Basra]] phá hủy hai kho dầu gần thành phố cảng [[Fao]] của Iraq. Điều này đã là giảm khả năng xuất khẩu dầu của Iraq.<ref name="NOne">{{chú thích sách
| last =
| first =
| authorlink =
| coauthors =
| title = The Iran–Iraq War: 1980–1988
| publisher =
| date =
| location =
| page = 29
| url =
| doi =
| id =
| isbn =}}</ref> Tháng 9, không quân Iran bắt đầu không kích các mục tiêu quan trọng chiến lược của Iraq bao gồm: các cơ sở lọc dầu, đập nước, các nhà máy hóa dầu và lò phản ứng hạt nhân gần Baghdad.<ref name="NOne" /> Tính đến ngày 1 tháng 10 thành phố Baghdad đã phải gánh chịu 8 trận không kích.<ref name="NOne" /> Để trả đũa, máy bay Iraq oanh tạc các mục tiêu của phía Iran.<ref name="NOne" /> Lực lượng vệ binh cách mạng Iran chiến đấu "hăng hái và ngoan cường"<ref name="NTwo" /> và là lực lượng chủ lực trong chiến đấu.<ref name="NThree">{{chú thích sách
| last =
| first =
| authorlink =
| coauthors =
| title = The Iran–Iraq War: 1980–1988
| publisher =
| date =
| location =
| page = 25
| url =
| doi =
| id =
| isbn =}}</ref> Ngày 24 tháng 10, [[Khorramshahr]] bị chiếm<ref name="NTwo">{{chú thích sách
| last =
| first =
| authorlink =
| coauthors =
| title = The Iran–Iraq War: 1980–1988
| publisher =
| date =
| location =
| page = 27
| url =
| doi =
| id =
| isbn =}}</ref> đến tháng 11 Saddam ra lệnh tấn công [[Dezful]] và [[Ahvaz]],<ref name="NOne" /> nhưng quân Iraq không chiếm được hai thành phố này.<ref name="NOne" />
 
Iraq huy động 21 sư đoàn cho cuộc tấn công này trong khi phía Iran kháng cự với 13 sư đoàn quân chính quy và 1 lữ đoàn. Trong số các sư đoàn nói trên chỉ có 7 sư đoàn triển khai tới biên giới.
Dòng 197:
[[Tập tin:Khorramshahr POWs crop.jpg|nhỏ|Binh lính Iraq bị bắt làm tù binh tại Khorramshahr]]
 
Saddam quyết định rút quân hoàn toàn khỏi Iran để đóng dọc biên giới hai nước.<ref name="FKR" /> Theo giáo sư về Trung Đông và Địa Trung Hải học [[Efraim Karsh]], Saddam quyết định như vậy vì binh lính Iraq lúc này đã quá mất nhuệ khí để có thể tiếp tục chiếm đóng Iran. Hơn nữa, Iran có thể dùng phòng tuyến bên trong lãnh thổ Iraq gần biên giới để tiếp tục kháng cự.<ref name="FKR" /> Lấy cái cớ là việc Israel xâm lược Liban (ngày 6 tháng 6 năm 1982) Iraq tuyên bố rút quân và đề nghị Iran ngừng bắn, hai nước sẽ cử quân sang giúp người Palestine chiến đấu ở Liban. Tuy nhiên đề nghị này đã bị phía Iran khước từ.<ref name="FKR" /> Cuộc rút quân bắt đầu vào ngày 20 tháng 6 và kết thúc hoàn toàn vào ngày 30 tháng 6.<ref name="FKR">{{chú thích sách
| last =
| first =
| authorlink =
| coauthors =
| title = The Iran–Iraq War: 1980–1988
| publisher =
| date =
| location =
| page = 36
| url =
| doi =
| id =
| isbn =}}</ref> Giáo sư Karsh miêu tả quyết định rút quân của Saddam là "một trong những hành động mang tính chiến lược sáng suốt nhất của ông ta trong suốt cuộc chiến".<ref name="FKR" />
 
Một kế hoạch được A-rập Xê-út bảo trợ nhằm kết thúc chiến tranh được phía Iraq đồng ý. Kế hoạch bao gồm: $70 tỉ USD bồi thường chiến phí do các quốc gia A-rập ở vịnh Péc-Xích trả thay cho Iraq và việc triệt thoái hoàn toàn quân Iraq khỏi Iran - những người chỉ trích chính sách của chính phủ Iran gọi đây là một "món hời khổng lồ cho Iran."<ref name="Molavi-270">{{chú thích sách
| author = Molavi, Afsin
| title =The Soul of Iran
Dòng 230:
 
=== Cuộc tấn công của Iran, cuộc phòng thủ kịch liệt của Iraq ===
Dưới khẩu hiệu "Chiến tranh, Chiến tranh tới khi Chiến thắng," và "Con đường tới Jerusalem đi qua Karbala," <ref>Abrahamian, ''History of Modern Iran'', (2008) pages 171, 175</ref> Iran tiến quân. Một chiến thuật được sử dụng trong cuộc tấn công này đã được biết đến trên toàn thế giới là sự khuyến khích hành động dũng cảm của các chiến binh tình nguyện [[basij]] trẻ của Iran những người tìm cách trở thành người tử vì đạo bằng những cuộc tấn công biển người vào các vị trí của Iraq. Những người tình nguyện được khích lệ trước các trận đánh bằng những câu chuyện về [[Ashura]], [[Trận Karbala]], và vinh quang cực đỉnh của [[Istishhad|kẻ tử vì đạo]], và thỉnh thoảng bởi một diễn viên (thường là một binh sĩ lớn tuổi hơn), đóng vai [[Husayn ibn Ali|Imam Hossein]] trên mình một con ngựa trắng, phi dọc theo các chiến tuyến, tạo cho các chiến binh chưa có kinh nghiệm viễn cảnh của "người anh hùng sẽ lao mình vào trận chiến định mệnh trước khi gặp vị Thánh của mình." <ref>Majd, Hooman, ''The Ayatollah Begs to Differ : The Paradox of Modern Iran'', by Hooman Majd, Doubleday, 2008, pages 146</ref>
 
Ngày 13 tháng y, các đơn vị Iran vượt biên giới tiến về [[Basra]], thành phố quan trọng thứ hai của Iraq. Tuy nhiên, kẻ thù mà họ phải đối mặt đã giăng ra một lực lượng phòng thủ lớn. Không giống như những lực lượng phòng thủ chuẩn bị vội vàng mà người Iraq từng đưa ra trước Iran trong cuộc chiếm đóng các lãnh thổ bị chinh phục năm 1980–1981, các lực lượng phòng vệ biên giới đã được phát triển rất tốt ngay trước cuộc chiến, và người Iraq đã có thể sử dụng một mạng lưới lô cốt và trận địa pháo dày đặc. Saddam cũng đã tăng gấp đôi quân số Iraq từ 500.000 binh sĩ năm 1981 (26 sư đoàn và 3 lữ đoàn độc lập) lên tới 1.050.000 người (55 sư đoàn và 9 lữ đoàn) năm 1985.{{cần chú thích|date=January 2008}}
Dòng 242:
 
[[Tập tin:Khamenei in battlefield.jpg|nhỏ|170px|trái|[[Ali Khamenei]], với các binh sĩ Iran trên trận địa. Khamenei phản đối quyết định của Khomeini mở rộng cuộc chiến vào Iraq.<ref name="SKR">{{chú thích sách
| last =
| first =
| authorlink =
| coauthors =
| title = The Iran–Iraq War: 1980–1988
| publisher =
| date =
| location =
| page = 41
| url =
| doi =
| id =
| isbn =}}</ref>]]
Sau thất bại của những cuộc tấn công mùa hè năm 1982, Iran tin rằng một cố gắng lớn dọc theo toàn bộ chiều dài mặt trận sẽ mang lại thắng lợi họ đang mong đợi. Ưu thế quân số của Iran sẽ tạo ra một bước đột phá nếu họ tấn công trên mọi khu vực của mặt trận và cùng thời điểm, nhưng họ vẫn thiếu sự tổ chức cho cuộc tấn công kiểu đó. Iran nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia như [[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên|Bắc Triều Tiên]], [[Libya]], và Trung Quốc. Người Iraq có nhà viện trợ hơn như [[Liên Xô|Liên xô]], các quốc gia [[NATO]], [[Pháp]], [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]], [[Brasil]], [[Nam Tư]], Tây Ban Nha, Italia, [[Ai Cập]], [[Ả Rập Saudi]], và Hoa Kỳ.
 
Dòng 265:
Từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 2, trong [[Chiến dịch Bình minh 5]], và từ 22 tới 24 tháng 2, trong [[Chiến dịch Bình minh 6]], Iran nỗ lực chiếm thị trấn chiến lược Kut al-Amara và cắt đường cao tốc nối Baghdad với Basra. Việc chiếm đóng con đường này khiến quân đội Iraq gặp khó khăn lớn trong việc cung cấp hậu cần và phối hợp sự phòng vệ, nhưng các lực lượng Iran chỉ vào được cách con đường cao tốc {{convert|15|mi|km}}.
 
Tuy nhiên, [[Chiến dịch Khaibar]] mang lại thắng lợi lớn hơn nhiều. Với một số cuộc tấn công hướng về thành phố [[Basra]] quan trọng của Iraq, chiến dịch bắt đầu ngày 24 tháng 2 và kéo dài tới ngày 19 tháng 3. Lực lượng phòng vệ Iraq, luôn ở trong tình trạng chiến đấu từ ngày 15 tháng 2, dường như gần tan vỡ hoàn toàn. Người Iraq đã thành công trong việc ổn định mặt trận nhưg chỉ sau khi quân Iran đã chiếm được một phần [[đảo Majnun]]. Dù có sự phản công mạnh mẽ của Iraq cộng với việc sử dụng [[hơi cay]] [[khí độc thần kinh]] [[sarin]], quân Iran vẫn giữ được vùng đã chiếm đóng và tiếp tục giữ hầu hết chúng cho tới cuối cuộc chiến.<ref name="GlobalSecIIWar"/>
 
=== Tháng 1 năm 1985 – Tháng 2 năm 1986: Những cuộc tấn công sớm thất bại của Iran và Iraq ===
 
Với các lực lượng vũ trang của mình được cung cấp tài chính từ Ả Rập Saudi, Kuwait và các quốc gia vùng Vịnh khác, và những nguồn cung vũ khí dồi dào từ [[Liên Xô|Liên xô]], Trung Quốc và Pháp (cùng với các nước khác), [[Saddam Hussein|Saddam]] bắt đầu tiến công ngày 28 tháng 1 năm 1985, lần đầu tiên kể từ đầu năm 1980. Tuy nhiên, cuộc tấn công này không mang lại thắng lợi nào, và quân Iran trả đũa với cuộc tấn công của họ về phía Basra, mã hiệu [[Chiến dịch Badr]], ngày 11 tháng 3 năm 1985. Imam Khomeini hối thúc người Iran khi phát biểu, "Chúng ta tin rằng Saddam muốn biến đạo Hồi thành một sự báng bổ và thuyết đa thần. ... nếu Hoa Kỳ giành chiến thắng ... và trao chiến thắng cho Saddam, Hồi giáo sẽ nhận một cú đấm như vậy khiến nó không thể ngẩng đầu lên trong một thời gian dài ... Vấn đề là sự báng bổ tới Hồi giáo, và không phải là giữa Iran và Iraq." <ref>`Further on Khomenyni 4 April Speech on War,` broadcast 4 tháng 4 năm 1985, quoted in ''Reinventing Khomeini : The Struggle for Reform in Iran'' by Daniel Brumberg
University of Chicago Press, 2001, pages 132-34</ref>
 
Tới thời điểm này, sự thất bại của những cuộc tấn công biển người không có hỗ trợ trong năm 1984 có nghĩa là Iran đang tìm cách phát triển một mối quan hệ làm việc tốt hơn giữa quân đội và Pasdaran. Chính phủ Iran cũng tìm cách biến các đơn vị Pasdaran thành các lực lượng chiến đấu quy ước hơn. Cuộc tấn công đã thành công trong việc chiếm một phần của con đường cao tốc Baghdad-Basra từng không đạt được trong [[Chiến dịch Bình minh 5]] và [[Chiến dịch Bình minh 6]]. Saddam trả đũa trước tình hình khẩn cấp chiến lược này bằng những cuộc tấn công khí độc vào các vị trí của Iran dọc theo đường cao tốc và tung ra cuộc 'chiến tranh giữa các thành phố' lần hai với những chiến dịch không kích và bắn tên lửa hàng loạt vào hai mươi thị trấn của Iran, gồm cả [[Tehran]].
 
=== Cuộc chiến tàu chở dầu và Hoa Kỳ hỗ trợ Iraq ===
Dòng 278:
| first = TDP | last = Dugdale-Pointon
| date = 27 tháng 10 năm 2002
| title = Tanker War 1984–1988, | url = http://www.historyofwar.org/articles/wars_tanker.html}}</ref>
 
Năm 1982 với những thắng lợi trên chiến trường của Iran, Hoa Kỳ mở rộng ủng hộ Iraq, cung cấp thông tin tình báo, viện trợ kinh tế, bình thường hoá quan hệ với chính phủ (đã ngừng lại trong cuộc [[Chiến tranh Sáu ngày|Chiến tranh sáu ngày]] năm 1967), và cung cấp các thiết bị và phương tiện "lưỡng dụng". Các thiết bị lưỡng dụng là các thiết bị như xe tải nặng, xe cứu thương bọc thép và thiết bị viễn thông cũng như công nghệ công nghiệp có thể áp dụng vào quân sự.<ref name="King2003-03">{{chú thích
Dòng 292:
 
==== Cuộc tấn công của Iraq vào tàu chiến Mỹ ====
Ngày 17 tháng 5 năm 1987, một chiếc máy bay tấn công [[Dassault Mirage F1|Mirage F1]] của Iraq đã bắn hai quả tên lửa [[Exocet]] vào chiếc [[USS Stark (FFG-31)|USS ''Stark'' (FFG 31)]], một [[tàu khu trục]] [[Lớp Oliver Hazard Perry|lớp ''Perry'']]. Quả tên lửa đầu tiên lao vào mạn trái tàu và không nổ, dù nó gây nên đám cháy từ vật liệu đẩy của nó; quả thứ hai lao tới ngay sau đó và hầu như đúng vào vị trí quả thứ nhất và xuyên vào phòng thuỷ thủ, nổ tung. Sức nổ đã làm thiệt mạng 37 thuỷ thủ và làm 21 người bị thương. Đây vẫn là cuộc tấn công thành công duy nhất của tên lửa chống tàu vào tàu chiến Mỹ.<ref name="ROE">{{chú thích
| journal = Military Law Review
| volume = 143
| date = Winter 1994
| title = Rules of Engagement for Land Forces: A Matter of Training, Not Lawyering
Dòng 309:
| unused_data = |Persian Gulf
| year = 2006
| title = No higher honor : saving the USS Samuel B. Roberts in the Persian Gulf}}</ref>
 
==== Hoạt động quân sự của Hoa Kỳ với Iran ====
Dòng 359:
|archiveurl=http://www.webcitation.org/query?id=1257023588241736|archivedate=2009-10-31|deadurl=yes}}</ref>
 
Tuy nhiên tới tháng 4 năm 1988 các lực lượng Iraq đã tái hợp đủ để bắt đầu một loạt các cuộc tấn công gây tàn phá vào Iran và nhanh chóng chiếm giữ được bán đảo al-Faw chiến lược (đã mất năm 1986 trong [[Chiến dịch Bình minh 8]]) nhờ sử dụng mạnh các loại vũ khí hoá học, và lãnh thổ bao quanh Basra và cũng tấn công sâu vào lãnh thổ phía bắc của Iran, chiếm được nhiều chiến lợi phẩm.<ref name="GlobalSecIIWar" /> Tháng 7 năm 1988 máy bay Iraq đã thả các quả bom hoá chất cyanide xuống làng Kurdish Iran tại Zardan (như họ đã làm bốn tháng trước đó tại làng Kurdish Halabja của mình). Hàng trăm người chết ngay lập tức, và những người sống sót vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động thể chất và tâm thần. Người Iran trong tâm trạng tức tối đã xem xét tới việc vũ trang các loại vũ khí hạt nhân trên diện rộng, nhưng đã quyết định rằng việc đó vượt quá các khả năng của họ. Sau những thất bại lớn đó, Iran đã chấp nhận các điều khoản của Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc và vào ngày 20 tháng 8 năm 1988 hoà bình được tái lập.
 
[[Mujahedin Nhân dân Iran]] bắt đầu chiến dịch mười ngày của họ sau khi chính phủ Iran đã chấp nhận Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc. Trong khi các lực lượng Iraq tấn công [[Khuzestan]], quân Mujahedin tấn công tây Iran và chiến đấu với Pasdaran để giành Kermanshah. Mọi thắng lợi mà quân Mujahedin giành được đều nhờ sự hỗ trợ trên không của Iraq. Tuy nhiên, dưới áp lực to lớn của cộng đồng quốc tế đòi chấm dứt cuộc chiến, Saddam Hussein rút các máy bay chiến đấu của mình và để mở bầu trời cho các lực lượng không quân Iran [[Chiến dịch Mersad|triển khai phía sau các trận tuyến của Mojahedin]]. Chiến dịch chấm dứt với một thất bại cho Mojahedin. Con số thương vong trong khoảng từ 2,000 lên tới 10.000 người.
Dòng 493:
 
=== Iran ===
Tuy Hoa Kỳ trực tiếp chiến đấu với Iran, viện dẫn quyền [[tự do hàng hải]] như một ''[[lý lẽ gây chiến]]'', như một phần của một chiến dịch phức tạp và có phần bất hợp pháp (xem [[Vụ việc Iran-Contra]]), họ cũng cung cấp vũ khí một cách gián tiếp cho Iran.
 
[[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên|Bắc Triều Tiên]] là một [[Bắc Triều Tiên hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq war|nhà cung cấp vũ khí chính cho Iran]]{{cần chú thích|date=January 2009}}. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cung cấp cả vũ khí sản xuất trong nước và các loại vũ khí của Khối Đông Âu mà các cường quốc lớn muốn [[khước từ]]{{cần chú thích|date=January 2009}}.
Dòng 512:
| date = 19 tháng 5 năm 1992
| publisher = Congressional Record
| url = http://www.fas.org/spp/starwars/congress/1992/h920519l.htm}}</ref> Vụ scandal đã được tường thuật trong cuốn sách của Alan Friedman ''The Spider's Web: The Secret History of How the White House Illegally Armed Iraq.''{{Clarify|date=January 2008}}
 
Bắt đầu từ tháng 9 năm 1989, tờ ''[[Financial Times]]'' đã phơi bày những cáo giác đầu tiên rằng BNL, dựa trên những khoản vay được chính phủ Mỹ bảo lãnh, đã cung cấp tài chính cho các chương trình vũ khí hoá học và hạt nhân của Iraq. Trong hai năm rưỡi sau, tờ ''Financial Times'' cung cấp bản thông báo báo chí liên tục duy nhất (hơn 300 bài viết) về chủ đề này. Trong số các công ty chuyển công nghệ quân sự cho Iraq dưới sự giám sát của chính phủ Mỹ, theo ''Financial Times'', có [[Hewlett-Packard]], [[Tektronix]], và [[Arms-to-Iraq|Matrix Churchill]], qua chi nhánh tại [[Ohio]] của nó.<!--dead link<ref>Report by [[Columbia Journalism Review]]: http://www.cjr.org/archives.asp?url=/93/2/iraqgate.asp</ref>--> {{Clarify|date=January 2008}}
Dòng 540:
 
Iraq cũng đã sử dụng vũ khí hoá học tấn công các thường dân Iran, giết hại nhiều người tại các làng mạc và bệnh viện. Nhiều thường dân bị bỏng nặng hay gặp phải các vấn đề sức khoẻ và vẫn đang bị ảnh hưởng bởi chúng.<ref name="r1" />
Hơn nữa, 308 tên lửa Iraq đã được phóng vào các khu dân cư bên trong các thành phố Iran từ năm 1980 tới năm 1988 gây ra 12.931 thương vong.{{cần chú thích|date=tháng 9 năm 2009}}
 
Ngày 21 tháng 3 năm 1986, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã ra một tuyên bố nói rằng "các thành viên đặc biệt lo ngại về quyết định thống nhất của các chuyên gia rằng nhiều lần các loại vũ khí hoá học đã được các lực lượng của Iraq sử dụng chống lại binh lính Iran và các thành viên của Hội đồng mạnh mẽ lên án việc tiếp tục sử dụng vũ khí hoá học này, là sự vi phạm rõ ràng vào Hiệp ước Geneva năm 1925 về cấm sử dụng vũ khí hoá học trong chiến tranh." Hoa Kỳ là thành viên duy nhất bỏ phiếu phản đối việc ra bản thông cáo này.<ref>[51] S/17911 and Add. 1, 21 tháng 3 năm 1986. Lưu ý rằng đây không phải là một "quyết định" chứ không phải là một nghị quyết.</ref>
 
Theo thiếu tá về hưu Walter Lang, sĩ quan tình báo cao cấp của [[Cơ quan Tình báo Quốc phòng]] Hoa Kỳ thời điểm đó, "việc sử dụng khí độc trên chiến trường của người Iraq không phải là một vấn đề quan tâm chiến lược" với Reagan và các trợ lý của ông, bởi họ "kiên quyết muốn được đảm bảo rằng Iraq sẽ không thua cuộc." Ông tuyên bố rằng Cơ quan Tình báo Quốc phòng "sẽ không bao giờ chấp nhận việc sử dụng các loại vũ khí hoá học chống lại dân thường, nhưng việc sử dụng nó để chống lại các mục tiêu quân sự được xem là không thể tránh khỏi trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của Iraq",<ref>[http://www.nytimes.com/2002/08/18/world/officers-say-us-aided-iraq-in-war-despite-use-of-gas.html OFFICERS SAY U.S. AIDED IRAQ IN WAR DESPITE USE OF GAS], [[The New York Times|New York Times]], 18 tháng 8 năm 2002.</ref> Chính quyền Reagan không ngừng giúp đỡ Iraq sau khi nhận được các báo cáo về việc sử dụng khí độc với thường dân người Kurd.<ref name="Galbraith">{{chú thích
| first1 = Peter W. | last1 =Galbraith | first2 = Christopher Jr. | last2 = Van Hollen
| title = Chemical Weapons Use in Kurdistan: Iraq's Final Offensive
Dòng 557:
 
[[Cơ quan Tình báo Quốc phòng]] Hoa Kỳ cũng buộc tội Iran sử dụng vũ khí hoá học.{{cần chú thích|date=tháng 4 năm 2007}} Tuy nhiên, những cáo buộc này đã bị tranh cãi. [[Joost Hiltermann]], nhà nghiên cứu chính của [[Tổ chức Theo dõi Nhân quyền|Human Rights Watch]] giai đoạn 1992–1994, đã kết luận trong một cuộc nghiên cứu kéo dài hai năm, gồm cả một cuộc điều tra hiện trường tại Iraq, có thu thập các tài liệu của chính phủ Iraq trong quá trình đó. Theo Hiltermann, các tài liệu trong Chiến tranh Iran–Iraq phản ánh một số cáo buộc về việc Iran sử dụng vũ khí hoá học, nhưng chúng "không có cơ sở bởi thiếu một minh chứng rõ ràng về thời gian và địa điểm, và không thể cung cấp bất kỳ một loại bằng chứng nào".<ref name="Potter153">{{chú thích
| last1= Potter | first1= Lawrence |last2= Sick | first = Gary
| title = Iran, Iraq, and the legacies of war
| year = 2004
Dòng 566:
 
Trong một cuốn sách xuất bản của Gary Sick và Laurence Potter, Hiltermann gọi những cáo buộc rằng cả Iran, chứ không phải chỉ riêng Iraq, sử dụng vũ khí hoá học là "những cáo buộc mơ hồ" và nói rằng: "không có bằng chứng thuyết phục về tuyên bố rằng Iran là thủ phạm chính [của việc sử dụng vũ khí hoá học] từng được đưa ra".<ref name="HIlermann in Potter156">{{chú thích
| last1= Potter | first1= Lawrence |last2= Sick | first = Gary
| title = Iran, Iraq, and the legacies of war
| year = 2004
Dòng 575:
| author = Tragert, Joseph
| title = Understanding Iran
| year = 2003
| isbn= 1-59257-141-7
| page = 190
Dòng 589:
| date = 19 tháng 12 năm 2006
}}</ref> Một cuộc phân tích y tế về những hiệu ứng của [[mustard gas]] của Iraq đã được miêu tả trong một cuốn sách của quân đội Mỹ, và trái ngược, có những hiệu ứng hơi khác biệt trong Thế chiến I.<ref name="MMCC07">{{chú thích
| title = Medical Aspects of Chemical and Biological Warfare
| publisher = Office of The Surgeon General, Department of the Army, United States of America
|url =http://www.sc-ems.com/ems/NuclearBiologicalChemical/MedicalAspectsofNBC/chapters/chapter_7.htm
Dòng 613:
Cuộc chiến tranh Iran–Iraq gây tổn thất cực lớn về người và vật chất, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất kể từ [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]]. Cả hai nước đều bị cuộc chiến tranh tàn phá. Iran ước tính chịu 1 triệu thương vong, chết hay bị thương, và người dân Iran tiếp tục bị ảnh hưởng hay thiệt mạng bởi những hậu quả của các loại vũ khí hoá học do Iraq sử dụng. Thương vong của Iraq ước tính trong khoảng 250.000-500.000 người chết hay bị thương. Hàng nghìn dân thường ở cả hai phía chết sau những vụ tấn công không quân hay tên lửa.<ref name="AggrPolitics"/>
 
Thiệt hại tài chính cũng rất to lớn. ở thời điểm đó vượt quá US$600 tỷ cho mỗi nước (tổng cộng US$1.2 nghỉn tỷ). Nhưng ngay sau chiến tranh mọi người phát hiện ra rằng chi phí kinh tế cho cuộc chiến là sâu sắc và kéo dài hơn những ước tính ngay sau cuộc chiến. Phát triển kinh tế đình trệ và xuất khẩu dầu mỏ tàn lụi. Những tai hoạ kinh tế đó ở mức độ nghiêm trọng hơn với [[Iraq]] vì họ phải gánh chịu những khoản vay to lớn cho chiến tranh so với một khoản nợ nhỏ phía [[Iran]], bởi người Iran sử dụng các chiến thuật biển máu nhưng ít tốt kém về kinh tế trong cuộc chiến, đổi mạng sống của binh lính cho việc thiếu hụt tài chính trong việc phòng vệ. Điều này khiến [[Saddam Hussein|Saddam]] vẫn ở thế đối đầu với Iran, trong một tình huống vô cùng khó khăn với các đồng minh của ông trong cuộc chiến, bởi khi đó, Iraq đang gánh món nợ quốc tế lên tới $130 tỷ, gây khó khăn cho sự quan tâm tới một nền kinh tế sau chiến tranh với [[tăng trưởng GDP chậm chạp]]. Một tỷ lệ lớn khoản vay này thuộc [[Câu lạc bộ Paris]] chiếm tới $21 tỷ, 85% trong số đó xuất phát từ bảy quốc gia [[Nhật Bản]], [[Nga]], [[Pháp]], [[Đức]], [[Hoa Kỳ]], [[Ý|Italia]] và [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]]. Nhưng tỷ lệ lớn nhất trong khoản nợ $130 tỷ thuộc các nước Ả Rập hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến gồm US$67 tỷ của [[Kuwait]], [[Ả Rập Saudi]], [[Qatar]], [[Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất|UAE]] và [[Jordan]], một quyết định góp phần vào quyết định [[Chiến tranh vùng Vịnh|xâm lược Kuwait]] của Saddam và đe doạ [[Ả Rập Saudi]] năm 1990.<ref name="docs.google.com">http://docs.google.com/gview?a=v&q=cache:5u7kx8xIbOQJ:fas.org/sgp/crs/mideast/RL33376.pdf+iraq+debt+including+interest&hl=en&gl=ca</ref><ref>http://www.guardian.co.uk/world/2004/oct/16/iraq.comment</ref><ref>http://www.odiousdebts.org/odiousdebts/index.cfm?DSP=content&ContentID=9243</ref><ref name="iie.com">http://www.iie.com/publications/opeds/oped.cfm?ResearchID=249</ref><ref>http://www.acig.org/artman/publish/article_213.shtml</ref><ref name="mees.com">http://www.mees.com/postedarticles/finance/iraq/a46n10b01.htm</ref> Nhưng cuộc xâm lược [[Kuwait]] không giúp được tình hình tài chính của Iraq mà còn làm nó tồi tệ thêm khi [[Uỷ ban Bồi thường Liên hiệp quốc]] công bố khoản bồi thường hơn $200 tỷ dollar cho các nạn nhân của cuộc xâm lược gồm [[Kuwait]], [[Hoa Kỳ]], các cá nhân và các công ty cùng nhiều bên khác, buộc Iraq chi trả bằng sản phẩm dầu mỏ cũng như áp đặt một lệnh cấm vận hoàn toàn với Iraq. Việc này càng khiến nền [[kinh tế]] Iraq kiệt quệ đẩy các khoản [[nợ nước ngoài]] và liên quan quốc tế lên các khu vực tư nhân và công cộng gồm cả những lợi ích của họ nhờ sự chấm dứt quyền cai trị của [[Saddam Hussein|Saddam]], lên tới hơn $500 tỷ công với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế âm của Iraq sau những lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài tạo ra một [[tỷ lệ nợ trên GDP]] hơn 1,000% (10 Năm), khiến Iraq trở thành nước nợ nần nhiều nhất thế giới. Tình hình kinh tế bất ổn này khiến chính phủ mới ở Iraq được thành lập sau khi [[Saddam Hussein|Saddam]] bị lật đổ yêu cầu các bên miễn một tỷ lệ lớn các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ chiến tranh Iran Iraq.<ref name="docs.google.com"/><ref name="iie.com"/><ref name="mees.com"/><ref>Insert footnote text here</ref><ref>http://news.bbc.co.uk/2/hi/middle_east/7492115.stm</ref><ref>http://www.reuters.com/article/worldNews/idUSTRE5736M320090804?pageNumber=1&virtualBrandChannel=0</ref><ref>http://www.jubileeiraq.org/reperations.htm</ref><ref>http://www.probeinternational.org/odious-debts/western-countries-cancel-iraqi-debt-gulf-countries-dont</ref><ref>http://www.memri.org/bin/articles.cgi?Area=ia&ID=IA43808&Page=archives</ref><ref>http://www.investorsiraq.com/showthread.php?p=679658</ref><ref>http://www.jubileeiraq.org/translations/farsi.htm</ref>
 
Đa phần ngành công nghiệp dầu mỏ của cả hai nước đã bị phá huỷ trong các cuộc [[không kích]]. Năng lực sản xuất của Iran hầu như đã hồi phục hoàn toàn sau những hư hại từ cuộc chiến. 10 triệu quả đạn đã rơi xuống các giếng dầu của Iraq tại Basra, gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản lượng dầu mỏ của Iraq. Những tù binh chiến tranh bị cả hai bên bắt giữ mãi 10 năm sau cuộc chiến mới được thả. Các thành phố ở cả hai phía cũng bị phá huỷ nặng nề.
Dòng 670:
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://irannegah.com/video_browse.aspx?category=2 '''Video Archive of Iran–Iraq War''']
{{Commons category|Iran-Iraq War}}
{{wikisourcecat|Iran–Iraq War}}