Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Royal Oak (08)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 17 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q620472 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 84:
=== Giữa hai cuộc thế chiến ===
[[Tập tin:Kenneth Dewar.jpg|nhỏ|upright|Đại tá Hải quân [[Kenneth Dewar]], bị đưa ra tòa án binh năm 1928]]
Việc tái bố trí Hải quân Hoàng gia trong thời bình đã chuyển ''Royal Oak'' sang Hải đội Thiết giáp hạm 2 thuộc [[Hạm đội Đại Tây Dương (Anh Quốc)|Hạm đội Đại Tây Dương]]. Được hiện đại hóa trong những năm [[1922]]-[[1924]], nó được chuyển sang [[Hạm đội Địa Trung Hải (Anh Quốc)|Hạm đội Địa Trung Hải]] vào năm [[1926]] và đặt căn cứ tại [[cảng Grand]] thuộc [[Malta]].
 
Vào đầu năm [[1928]], tại đây đã chứng kiến một sự kiện nổi tiếng mà báo chí đương thời gán cho cái tên "Cuộc binh biến Royal Oak".<ref>{{chú thích|title = Admiral's Oaths| newspaper = Time |date = 9 tháng 4 năm 1928 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,787085,00.html}}</ref> Những gì bắt đầu đơn giản chỉ là một sự bất hòa giữa Chuẩn Đô đốc Bernard Collard và hai sĩ quan cao cấp trên ''Royal Oak'' là Đại tá Hải quân [[Kenneth Dewar]] và Trung tá Henry Daniel về ban nhạc của buổi dạ vũ trong phòng sĩ quan,{{Ref_label|B|b|none}} đã chuyển thành một mối hiềm thù cá nhân gay gắt kéo dài nhiều tháng.<ref>{{chú thích|title = Trial by Oaths| newspaper = Time |date = 16 tháng 4 năm 1928 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,786821,00.html}}</ref> Dewar và Daniel buộc tội Collard về việc "bới móc trả thù" và công khai làm nhục và xúc phạm họ trước mặt thủy thủ đoàn; đáp trả lại, Collard buộc tội chống lại hai người không tuân hành mệnh lệnh và đối xử với ông ta "tệ hơn là một học viên sĩ quan".<ref>{{chú thích | last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |pages = 177-183}}</ref> Khi Dewar và Daniel gửi thư than phiền lên cấp trên trực tiếp của Collard, Phó Đô đốc [[John Kelly (sĩ quan Hải quân Hoàng gia)|John Kelly]], ông này lập tức chuyển thẳng lên Tổng tư lệnh, Đô đốc [[Roger Keyes, Nam tước thứ nhất Keyes|Sir Roger Keyes]]. Khi nhận ra mối quan hệ giữa hai người và vị Đô đốc đã đổ vỡ không thể hàn gắn được, Keyes cách chức cả ba người và gửi họ quay trở về Anh Quốc, trì hoãn một cuộc tập trận hải quân lớn.<ref>{{chú thích | last = Gardiner| title = [[#Gardiner|The Royal Oak Courts Martial]] |pages = 132–134}}</ref> Báo chí tung câu chuyện ra toàn thế giới, mô tả sự việc, với một chút cường điệu, như một cuộc "binh biến".<ref name="time280326">{{chú thích|title = Royal Oak| newspaper = Time |date = 26 tháng 3 năm 1928 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,787012,00.html}}</ref> Sự quan tâm của công chúng lên đến mức dấy nên nỗi lo ngại của [[George V của Anh|Vua George V]], người đã cho triệu kiến [[Bộ trưởng Hải quân]] [[William Clive Bridgeman|William Bridgeman]] để yêu cầu giải thích.<ref name="time280326"/>
 
{{External media |align=right | image1=[http://opal.kent.ac.uk/cartoonx-cgi/image/standard/LSE0371 "Syncopated discipline recital on the ''Royal Oak''"]<br />Tòa án quân sự về vụ "Binh biến" bị đả kích trên báo chí: một biếm họa ''[[Evening Standard]]'' được vẽ bởi [[David Low (họa sĩ biếm họa)|David Low]].<ref>{{chú thích| last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |page = 71}}</ref>}}
Dòng 97:
 
=== Nội chiến Tây Ban Nha ===
Trong cuộc [[Nội chiến Tây Ban Nha]], ''Royal Oak'' được giao thực hiện các cuộc “tuần tra không can thiệp” chung quanh [[bán đảo Iberia]]. Trong một chuyến tuần tra như vậy cách [[Gibraltar]] khoảng 55&nbsp;km (30 hải lý) về phía Đông vào ngày [[2 tháng 2]] năm [[1937]], nó bị ba máy bay của [[Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha|lực lượng Cộng Hòa]] tấn công. Chúng đã ném ba quả bom (chỉ có hai quả phát nổ) ở khoảng cách 500 m bên mạn phải mũi con tàu, cho dù không gây ra thiệt hại gì.<ref name="RO_Log_Feb_1937">{{chú thích| last = Admiralty| title = ADM53/105583: Ship's Log: HMS Royal Oak, tháng 2 năm 1937 | publisher = HMSO }}</ref> [[Đại biện Ngoại giao]] Anh Quốc đã phản kháng sự kiện này lên Chính quyền Cộng hòa, vốn đã nhìn nhận lỗi lầm và đưa ra lời xin lỗi về cuộc tấn công.<ref>{{chú thích |title = Incident near Gibraltar| newspaper = The Scotsman |date = 4 tháng 2 năm 1937}} (Subscription required)</ref><ref>{{chú thích| title = Bombing Attack on HMS Royal Oak | version = ''Attacks on HM Ships tháng 8 năm 1936 tháng 9 năm 1937'' |year=1937| publisher = HMSO}}</ref> Đến cuối tháng đó, đang khi ở ngoài khơi [[Valencia, Tây Ban Nha|Valencia]] vào ngày [[23 tháng 2]] năm [[1937]]; trong khi đang xảy ra một cuộc không kích của [[Tây Ban Nha thuộc Franco|phe Quốc gia]], ''Royal Oak'' bị bắn trúng một quả đạn pháo phòng không từ một vị trí của phe Cộng hòa,<ref name="RO_Log_Feb_1937"/> khiến năm người bị thương, kể cả thuyền trưởng của ''Royal Oak'' là T.B. Drew.<ref>{{chú thích |title = Shell falls on the Royal Oak| newspaper = The Scotsman |date = 25 tháng 2 năm 1937}} (Subscription required)</ref> Tuy nhiên người Anh đã không phản kháng phe Cộng hòa trong dịp này, cho rằng sự kiện trên là một "[[thiên tai]]".<ref>{{chú thích |title = Shell hurts five on ship| newspaper = Washington Post |date = 24 tháng 2 năm 1937}} (Subscription required)</ref> Sang [[tháng năm|tháng 5]] năm [[1937]], nó cùng với chiếc [[HMS Forester (H74)|HMS ''Forester'']] đã hộ tống SS ''Habana'', một tàu biển chở hành khách, vận chuyển trẻ em [[Basque]] tị nạn sang Anh Quốc.<ref>{{chú thích | last = BBC | authorlink = BBC | title = Britain's Basque bastion | url = http://www.bbc.co.uk/legacies/immig_emig/england/southampton/article_1.shtml | accessdate = 2008-02-01}}</ref> Đến [[tháng bảy|tháng 7]], khi chiến sự tại phía Bắc Tây Ban Nha bùng lên, ''Royal Oak'' đã cùng với thiết giáp hạm [[HMS Resolution (09)|HMS ''Resolution'']] cứu thoát chiếc tàu hơi nước ''Gordonia'' khi các tàu chiến phe Quốc gia tìm cách chiếm nó ngoài khơi [[Santander, Cantabria|Santander]]. Tuy nhiên vào ngày [[14 tháng 7]] nó đã không thể ngăn cản tàu tuần dương phe Quốc gia [[Almirante Cervera (tàu tuần dương Tây Ban Nha)|''Almirante Cervera'']] chiếm giữ chiếc tàu chở hàng Anh ''Molton'' khi chiếc này tìm cách vào Santander. Chiếc tàu buôn đang tham gia triệt thoái những người tị nạn.<ref>Gretton, [[#Gretton|''The Naval Aspects of the Spanish Civil War'']] pp 379-381</ref>
 
Cùng thời gian này, ''Royal Oak'' tham gia cùng 14 tàu chiến khác của Hải quân Hoàng gia trong cuốn phim Anh ''[[Our Fighting Navy]]'' năm [[1937]], cốt truyện xoay quanh một cuộc đảo chính tại một nước cộng hòa hư cấu Bianco tại Nam Phi. ''Royal Oak'' đóng vai một thiết giáp hạm nổi loạn ''El Mirante'', khi lực lượng nắm quyền buộc một thuyền trưởng Anh phải chọn lựa giữa người yêu hay nghĩa vụ của ông.<ref>{{chú thích | title = Film & TV Database | publisher = [[British Film Institute]] | accessdate= 2009-03-17 | url=http://ftvdb.bfi.org.uk/sift/title/306119}}</ref> Cuốn phim không được giới phê bình đón nhận, nhưng cũng có được các cảnh quay ấn tượng về các hoạt động hải quân.<ref>{{chú thích | first = S. P. | last = Mackenzie | title = British War Films, 1939-1945: The Cinema and the Services | year = 2001 | publisher = Continuum International | isbn = 1852852585 | page = 18}}</ref>
Dòng 119:
Chỉ huy lực lượng tàu ngầm Hải quân Đức [[Karl Dönitz]] đặt ra một kế hoạch tấn công Scapa Flow bằng tàu ngầm trong vòng vài ngày sau khi chiến tranh nổ ra.<ref name="doenitz">{{chú thích | last = Dönitz| title = Ten Years and Twenty Days | pages = 67–69}}</ref> Ông nhắm vào hai mục đích: một là, việc dời chỗ Hạm đội Nhà khỏi Scapa Flow sẽ thả lỏng sự phong tỏa của Anh tại [[Bắc Hải (định hướng)|Bắc Hải]] cho phép Đức tự do hơn trong việc tấn công các đoàn tàu vận tải tại Đại Tây Dương; hai là, đòn tấn công sẽ là một hành động biểu trưng cho sự báo thù, tấn công đúng vào nơi mà [[Hạm đội Biển khơi Đức]] đã đầu hàng [[Đánh đắm Hạm đội Đức tại Scapa Flow|tự đánh đắm]] sau khi Đức thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Dönitz đã chọn Trung tá Hải quân (Kapitänleutnant) [[Günther Prien]] cho nhiệm vụ này,<ref name="doenitz"/>{{Ref_label|C|c|none}} dự trù cuộc đột kích vào đêm [[13 tháng 10|13]]/[[14 tháng 10]] năm [[1939]], khi thủy triều cao và bầu trời không trăng.<ref name="doenitz"/>
 
Dönitz được giúp đỡ bởi những bức ảnh chất lượng cao có được từ chuyến bay trinh sát, trình bày những điểm yếu trong hệ thống phòng thủ và một sự thừa thãi các mục tiêu.<ref name="doenitz"/> Ông hướng dẫn Prien xâm nhập Scapa Flow từ hướng Đông qua eo biển Kirk, băng qua phía Bắc [[Lamb Holm]], một đảo nhỏ và thấp nằm giữa [[Burray]] và [[Mainland, Orkney|Mainland]].<ref name="u47_log">[[#U47Log|U-47: Log]]</ref> Prien thoạt tiên nhầm lẫn eo biển Skerry xa hơn về phía Nam là con đường được chọn, và bất ngờ nhận ra ''U-47'' đang hướng đến một lối đi nông bị bịt kín. Ông buộc phải ra lệnh quay mũi nhanh sang hướng Đông Bắc.<ref>{{chú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 86}}</ref> Trên mặt biển, và được chiếu sáng bởi nền bầu trời [[cực quang|bắc cực quang]] sáng rõ,<ref>{{chú thích | last = Prien | title = [[#Prien|Mein Weg nach Scapa Flow]] |page = 152}}</ref> chiếc tàu ngầm đi qua lại giữa hai [[tàu ụ cản]] ''Seriano'' và ''Numidian'' bị đánh chìm, tự mắc cạn tạm thời trên một sợi cáp căng từ chiếc ''Seriano''.<ref name="u47_log"/> Nó bị bắt gặp ngắn ngủi trong ánh đèn pha của một chiếc taxi trên bờ, nhưng người lái xe không đưa ra tín hiệu báo động nào.<ref name="weaver_ch3">{{chú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]], ''Chapter 3: ''The Car on the Shore}}</ref>{{Ref_label|D|d|none}} Sau khi lọt vào cảng lúc 00 giờ 27 phút ngày [[14 tháng 10]], Prien ghi dòng chữ đắc thắng ''Wir sind in Scapa Flow!!!''{{Ref_label|E|e|none}} vào nhật ký con tàu rồi chuyển sang hướng Tây Nam đi nhiều kilô-mét trước khi quay ngược lại.<ref name="u47_log"/> Hoàn toàn bất ngờ đối với ông, chỗ neo đậu hiện ra hầu như trống trơn; Prien không thể biết rằng mệnh lệnh phân tán hạm đội của Forbes đã dời đi gần hết các mục tiêu lớn nhất. Lúc đó ''U-47'' đã hướng mũi thẳng đến bốn chiếc tàu chiến, bao gồm chiếc [[tàu tuần dương]] hạng nhẹ [[HMS Belfast (C35)|''Belfast'']] vừa mới được đưa ra hoạt động, đang thả neo ngoài khơi [[Flotta]] và [[Hoy]] ở khoảng cách 8&nbsp;km, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy là Prien đã nhìn thấy chúng.<ref>{{chú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow | page = 101}}</ref>
 
Trên đường quay trở lại, một trinh sát viên trên cầu tàu nhìn thấy ''Royal Oak'' nằm cách khoảng 4.000 m về phía Bắc, nhận diện chính xác nó là một thiết giáp hạm thuộc [[Revenge (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Revenge'']]. Hầu như che khuất đàng sau nó là một con tàu thứ hai mà chỉ có mũi được nhìn thấy bởi ''U-47''. Prien nhầm lẫn nó là một tàu chiến-tuần dương thuộc [[Renown (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp ''Renown'']], tình báo Đức sau đó gán cho nó là chiếc [[HMS Repulse (1916)|''Repulse'']].<ref name="u47_log"/> Thực ra đó chính là [[tàu chở thủy phi cơ]] thời Đệ Nhất thế chiến [[HMS Pegasus (1934)|''Pegasus'']].<ref>{{chú thích | last = Snyder | title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 91}}</ref>
Dòng 160:
== Diễn biến tiếp theo ==
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-2006-1130-500, Kapitänleutnant Günther Prien.jpg|nhỏ|trái|[[Günther Prien]] vào năm 1940]]
Người Anh thoạt tiên lẫn lộn về nguyên nhân làm chìm tàu, suy đoán là do một vụ nổ trên tàu hoặc một cuộc không kích.<ref name= "ADM199_158"/> Sau khi nhận thức rằng một cuộc tấn công bằng tàu ngầm là lời giải thích duy nhất khả thi, các biện pháp được tiến hành để khóa các lối ra vào vũng biển, nhưng ''U-47'' đã thoát ra và đang trên đường quay trở về Đức. [[BBC]] thông báo tin tức chìm tàu vào gần trưa ngày [[14 tháng 10]], và tin tức trên radio được tình báo vô tuyến Đức và bản thân ''U-47'' nghe được. Các thợ lặn được gửi đến xác tàu đắm sáng hôm đó sau vụ nổ đã tìm thấy những mảnh vụn của một quả ngư lôi Đức, xác nhận phương tiện dùng để tấn công.
 
Ngày [[17 tháng 10]], [[Bộ trưởng Hải quân Anh Quốc]] [[Winston Churchill]] chính thức thông báo việc mất chiếc ''Royal Oak'' đến [[Hạ nghị viện Anh Quốc|Hạ nghị viện]], trước tiên thừa nhận rằng cuộc đột kích là "một kỳ tích đáng kể của kỹ năng chuyên nghiệp và dũng cảm", nhưng khẳng định sự mất mát không ảnh hưởng đến cán cân lực lượng giữa các thế lực hải quân.<ref>{{chú thích | title = U-Boat Warfare | journal = Hansard Parliamentary Debates, 17 tháng 10 năm 1939}}</ref> Một [[Ủy ban Điều tra]] Bộ Hải quân được triệu tập từ ngày [[18 tháng 10|18]] đến ngày [[24 tháng 10]] để xác định những hoàn cảnh mà cảng Scapa Flow bị xâm nhập. Cùng lúc đó, Hạm đội Nhà được lệnh ở lại các cảng an toàn hơn cho đến khi các vấn đề về an toàn tại đây được giải quyết.<ref>{{chú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow, ''Chapter 8: ''Flowers for a Fallen Hero | pages = 112-128}}</ref> Churchill bị buộc phải trả lời những chất vấn của Quốc hội là tại sao ''Royal Oak'' có trên tàu quá nhiều [[thiếu sinh hải quân]],<ref>{{chú thích | title = Boys (Active Service) | url=http://hansard.millbanksystems.com/commons/1939/oct/25/boys-active-service |journal = Hansard Parliamentary Debates, 25 tháng 10 năm 1939}}</ref> mà hầu hết đã bị thiệt mạng. Ông đã bảo vệ cho truyền thống của Hải quân Hoàng gia gửi những thiếu sinh quân tuổi từ 15 đến 17 ra biển; nhưng sau đó việc thực hành này nói chung được chấm dứt không lâu sau vụ thảm họa, và những người dưới 18 tuổi chỉ phục vụ trên những tàu chiến thường trực trong những hoàn cảnh rất ngoại lệ.<ref name="Turner_96-97"/>
Dòng 256:
 
{{DEFAULTSORT:Royal Oak (08)}}
 
[[Thể loại:Lớp thiết giáp hạm Revenge]]
[[Thể loại:Thiết giáp hạm của Hải quân Hoàng gia Anh]]