Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Washington (BB-56)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 56:
|}
 
'''USS ''Washington'' (BB-56)''', chiếc [[thiết giáp hạm]] thứ hai trong [[North Carolina (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''North Carolina'']] vốn chỉ bao gồm hai chiếc, là chiếc tàu chiến thứ ba của [[Hải quân Hoa Kỳ]] được đặt cái tên này nhằm tôn vinh [[washington (tiểu bang)|tiểu bang thứ 42]] của Hoa Kỳ.
 
''Washington'' có điểm nổi bật là đã phục vụ suốt trọn [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới lần thứ hai]] tại [[Chiến tranh Thái Bình Dương|Mặt trận Thái Bình Dương]] mà không bị tổn thất người nào do hỏa lực đối phương, và chỉ bị bắn trúng một lần duy nhất ngoài khơi [[Guadalcanal]] khi một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) xuyên qua ăn-ten radar của nó mà không phát nổ. Tuy nhiên, trong trận [[Hải chiến Guadalcanal]], nhiều quả [[ngư lôi]] Nhật Bản đã phát nổ trên những đợt sóng gần tàu; nhiều thủy thủ trên ''Washington'' tử trận do những tai nạn nhỏ, và con tàu cũng gặp phải tai nạn va chạm nghiêm trọng với thiết giáp hạm [[USS Indiana (BB-58)]] khiến nhiều người chết và bị thương vào [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1944]].
Dòng 67:
== Lịch sử hoạt động ==
=== Mặt trận Đại Tây Dương ===
Việc chạy thử máy và huấn luyện chiếc thiết giáp hạm mới được tiến hành dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ trải rộng đến tận [[vịnh Mexico]] và kéo dài cho đến khi Hoa Kỳ tham gia [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới lần thứ hai]] vào [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1941]]. Trong giai đoạn hoạt động cùng chiếc tàu chị em với nó [[USS North Carolina (BB-55)|''North Carolina'']] và chiếc [[tàu sân bay]] mới [[USS Hornet (CV-8)|''Hornet'']], ''Washington'' trở thành [[soái hạm]] của [[Chuẩn Đô đốc]] [[John W. Wilcox, Jr.]], Tư lệnh Hải đội Thiết giáp hạm 6 thuộc [[Hạm đội Đại Tây Dương Hoa Kỳ|Hạm đội Đại Tây Dương]].
 
Đảm nhiệm vai trò soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 39 vào ngày [[26 tháng 3]] năm [[1942]] tại [[Portland, Maine]], ''Washington'' một lần nữa mang cờ hiệu của Đô đốc Wilcox khi nó lên đường hướng đến [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] ngày hôm đó. Được cử ra để củng cố [[Hạm đội Nhà Anh Quốc]], chiếc [[thiết giáp hạm]], cùng với chiếc tàu sân bay [[USS Wasp (CV-7)|''Wasp'']], các [[tàu tuần dương]] hạng nặng [[USS Wichita (CA-45)|''Wichita'']] và [[USS Tuscaloosa (CA-37)|''Tuscaloosa'']] đi đến [[Scapa Flow]], căn cứ của lực lượng hạm đội Anh tại [[orkney|quần đảo Orkney]], [[Scotland]].
 
Trong khi đang di chuyển trong vùng biển động khá mạnh vào ngày hôm sau, [[27 tháng 3]], lệnh báo động "mất tích người trên boong" được đưa ra trên chiếc ''Washington'', và một cuộc điểm binh nhanh cho thấy Đô đốc Wilcox đã bị mất tích. Chiếc ''Tuscaloosa'' đang di chuyển cách 900 m (1.000 yard) về phía sau đã cơ động và ném phao cứu sinh xuống biển, trong khi hai chiếc [[tàu khu trục]] lần theo vệt sóng của ''Washington'' để tìm kiếm vị Đô đốc mất tích. Bất chấp thời tiết xấu, máy bay của ''Wasp'' cũng cất cánh để hỗ trợ việc tìm kiếm.
 
Các quan sát viên trên tàu khu trục [[USS Wilson (DD-408)|''Wilson'']] nhìn thấy thi thể của Wilcox úp mặt xuống mặt nước từ một khoảng cách, nhưng họ không thể vớt lên được. Những hoàn cảnh chung quanh việc Wilcox bị quét qua cầu tàu và rơi xuống biển từ soái hạm của mình không thể được giải thích rõ hoàn toàn; một số giả thuyết đặt ra cho rằng ông mắc phải một cơn [[tai biến mạch máu não|đột quỵ tim]] trầm trọng, số khác cho rằng ông tự tử. Ủy ban Điều tra Hải quân kết luận rằng Wilcox chết trong khi thi hành nhiệm vụ, và không do bất cẩn hay điều sai trái nào khác.
Dòng 79:
[[Tập tin:USS Washington (BB-56) at sea in mid-Atlantic, circa April 1942.jpg|nhỏ|trái|USS ''Washington'' tại Bắc Đại Tây Dương, khoảng tháng 4 năm 1942]]
 
''Washington'' tham gia các cuộc cơ động và tập trận cùng các đơn vị của Hạm đội Nhà ngoài khơi Scapa Flow cho đến tận cuối [[tháng tư|tháng 4]], khi Lực lượng Đặc nhiệm 39 được đổi tên thành Lực lượng Đặc nhiệm 99 với ''Washington'' làm soái hạm. Vào ngày [[28 tháng 4]], lực lượng này lên đường tham gia hoạt động trinh sát nhằm bảo vệ các đoàn tàu vận tải chuyên chở các tiếp liệu chiến tranh sống còn đến cảng biển [[Murmansk]] về phía Bắc [[Liên Xô]].
 
Trong khi thực hiện các nhiệm vụ này, bi kịch đã xảy ra đối với hạm đội. Vào ngày [[1 tháng 5]] năm [[1942]], ''King George V'' va chạm với tàu khu trục [[Tribal (lớp tàu khu trục) (1936)|lớp ''Tribal'']] [[HMS Punjabi (F21)|''Punjabi'' (F21)]] khiến nó bị cắt ra làm đôi rồi chìm nhanh chóng ngay trước hướng đi của chiếc ''Washington'' đang tiến đến. Bị buộc phải băng qua giữa hai nữa của chiếc tàu khu trục đang chìm, chiếc thiết giáp hạm tiếp tục hướng thẳng đến trước trong khi những quả [[bom chống tàu ngầm|mìn sâu]] của ''Punjabi'' nổ tung ngay cạnh thân tàu khi nó băng qua hiện trường.
 
May mắn cho ''Washington'' là nó đã không phải chịu đựng hư hại nghiêm trọng nào cho thân tàu hay bị rò rỉ nước do hậu quả của những trái mìn sâu phát nổ. Dù vậy, nó vẫn bị hư hại các hệ thống điều khiển hỏa lực và radar tinh tế, cũng như một bồn chứa dầu diesel bị một vết rò rỉ nhỏ.
 
Trong khi đó, hai chiếc tàu khu trục đã cứu vớt được thuyền trưởng chiếc ''Punjabi'' cùng bốn sĩ quan khác và 182 thủy thủ. Sau đó ''King George V'' phải quay về Scapa Flow để sửa chữa trong khi ''Washington'' và các tàu hộ tống ở lại biển khơi cho đến ngày [[5 tháng 5]], khi Lực lượng Đặc nhiệm 99 tiến vào cảng [[Hvalfjörður]] thuộc [[Iceland]] để được nhận tiếp liệu và tiếp nhiên liệu từ chiếc [[USS Mizar (AF-12)|''Mizar'']]. Trong khi ở lại Hvalfjörður, các công sứ Hoa Kỳ và Đan Mạch tại Iceland đến thăm Đô đốc Giffen và thị sát soái hạm của ông vào ngày [[12 tháng 5]].
Dòng 94:
 
=== Chiến dịch quần đảo Solomon ===
Sau khi hoàn tất, ngày [[23 tháng 8]] năm [[1942]], ''Washington'' khởi hành đi Thái Bình Dương dưới sự hộ tống của ba tàu khu trục. Năm ngày sau, nó đi qua [[kênh đào Panama]], và vào ngày [[14 tháng 9]], nó đến [[Tongatapu]] thuộc đảo [[Tonga]] tại Nam Thái Bình Dương. Ngày hôm đó, Chuẩn Đô đốc [[Willis A. Lee, Jr.]], đặt cờ hiệu của mình trên thiết giáp hạm ''Washington'' như là Tư lệnh của Hải đội Thiết giáp hạm 6, đồng thời chỉ huy Đội đặc nhiệm 12.2.
 
Ngày hôm sau, [[15 tháng 9]], ''Washington'' hướng ra khơi để gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 17, vốn được hình thành chung quanh chiếc [[tàu sân bay]] ''Hornet''. Sau đó ''Washington'' hướng đến [[Nouméa]] thuộc [[Nouvelle-Calédonie|New Caledonia]] để hỗ trợ cho [[Chiến dịch quần đảo Solomon]] đang tiếp diễn, bảo vệ cho nhiều đoàn tàu vận tải đang vận chuyển lực lượng và phương tiện tăng cường cho [[Chiến dịch Guadalcanal|Guadalcanal]]. Trong những tuần lễ đó, chiếc thiết giáp hạm đặt căn cứ tại Nouméa và [[Espiritu Santo]] thuộc quần đảo [[Tân Hebrides|New Hebrides]].
 
Đến giữa [[tháng mười một|tháng 11]], tình hình tại [[quần đảo Solomon|Solomons]] vẫn khá căng thẳng cho phía Mỹ, khi chỉ có một tàu sân bay còn hoạt động, chiếc ''[[USS Enterprise (CV-6)]]'', sau khi bị mất chiếc ''[[USS Wasp (CV-7)]]'' vào [[tháng chín|tháng 9]] và ''[[USS Hornet (CV-8)]]'' vào [[tháng mười|tháng 10]]; và lực lượng tàu nổi Nhật Bản thường xuyên bắn phá [[sân bay Henderson (Guadalcanal)|sân bay Henderson]] trên đảo [[Guadalcanal]] của lực lượng [[Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ|Thủy quân Lục chiến]] bằng hải pháo hạng nặng. Điều đáng kể là, [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hải quân Nhật]] thực hiện nhiều cuộc đột nhập vào ban đêm dưới tên gọi "[[Tốc hành Tokyo]]", vì máy bay Đồng Minh từ sân bay Henderson kiểm soát bầu trời và vùng biển lân cận vào ban ngày. Điều đó có nghĩa là phía Mỹ được tự do di chuyển lực lượng tăng cường và hàng tiếp liệu đến vùng biển Guadalcanal vào những giờ ban ngày, và phía Nhật làm điều tương tự như vậy vào ban đêm.
 
=== Hải chiến Guadalcanal ===
{{bài chính|Hải chiến Guadalcanal}}
''Washington'' thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như vậy cho đến giữa [[tháng mười một|tháng 11]] năm [[1942]]. Vào ngày [[9 tháng 11]], tin tức tình báo hải quân nhận được cho biết ba nhóm tàu chiến Nhật Bản đang hướng về phía Guadalcanal, trong đó một nhóm bao gồm 24 tàu vận tải và các tàu khu trục hộ tống. Một báo cáo khác cho biết trông thấy lực lượng đối phương bao gồm hai thiết giáp hạm, một [[tàu tuần dương]] hạng nhẹ và 11 [[tàu khu trục]].
 
Chiều tối ngày [[13 tháng 11]], Chuẩn Đô đốc [[Willis A. Lee]] dẫn một lực lượng bao gồm USS ''Washington'', thiết giáp hạm [[USS South Dakota (BB-57)|''South Dakota'']] và bốn [[tàu khu trục]] hướng đến [[đảo Savo]]; địa điểm từng xảy ra các hoạt động tác chiến ban đêm của [[Trận chiến đảo Savo]] gây thiệt hại nặng nề cho phe Đồng Minh vào ngày [[9 tháng 8]]; đến một vị trí để đánh chặn đoàn tàu vận tải Nhật Bản cùng lực lượng hộ tống cho chúng. Các tàu chiến của Lee, được đặt tên là Lực lượng Đặc nhiệm 64, đến một điểm cách 80 km (50 dặm) về phía Tây Nam Guadalcanal gần trưa ngày [[14 tháng 11]] năm và trải qua hầu hết thời gian của ngày hôm đó lẫn tránh, nhưng không thành công, sự phát hiện của các máy bay trinh sát Nhật Bản.
 
Tiếp cận đến Guadalcanal bằng con đường phía Bắc và ở cách 9 dặm về phía Tây, Lực lượng Đặc nhiệm 64 bị một máy bay trinh sát Nhật phát hiện và thông báo vị trí, bao gồm một thiết giáp hạm, một tàu tuần dương (thực ra là hai thiết giáp hạm) và bốn tàu khu trục di chuyển theo đội hình hàng dọc. Đội hình hạm đội Mỹ được dẫn đầu bởi tàu khu trục [[USS Walke (DD-416)|''Walke'']], rồi tiếp nối bởi [[USS Benham (DD-397)|''Benham'']], [[USS Preston (DD-379)|''Preston'']], [[USS Gwin (DD-433)|''Gwin'']], và hai chiếc thiết giáp hạm đi sau cùng ''Washington'' và ''South Dakota''.
 
Khi những con tàu chiến di chuyển trên mặt nước phẳng lặng trong đêm dưới những đám mây, [[ra đa|radar]] của ''Washington'' bắt được tín hiệu của một mục tiêu di chuyển về phía Đông [[đảo Savo]] lúc 00 giờ 01 phút ngày [[15 tháng 11]]. Mười lăm phút sau, lúc 00 giờ 16 phút, ''Washington'' khai hỏa các khẩu pháo chính 406 mm (16 inch) nhắm vào mục tiêu, mở màn trận đánh.
Dòng 114:
Trong ba phút tiếp theo sau, ''Washington'' bắn ra 42 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) từ khoảng cách 17 km (18.500 yard), nhắm vào chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ ''Sendai''. Cùng lúc đó, dàn pháo hạng hai 127 mm (5 inch) đa dụng của nó cũng nhắm vào một tàu chiến khác vốn cũng đang bị chiếc ''South Dakota'' nả pháo. Trong khoảng thời gian từ 00 giờ 25 phút đến 00 giờ 34 phút, chiếc thiết giáp hạm đối đầu cùng tàu chiến đối phương ở khoảng cách 9 km (10.000 yard) bằng các khẩu pháo 127 mm (5 inch) của nó.
[[Tập tin:NavalGuadalcanalWashington.jpg|nhỏ|phải|''Washington'' đang bắn pháo vào chiếc thiết giáp hạm Nhật ''Kirishima''.]]
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là ''Washington'' không lâu sau đó giáp chiến cùng với ''Kirishima'' trong cuộc đối đầu giữa những thiết giáp hạm lần đầu tiên trong chiến tranh tại Thái Bình Dương. Trong bảy phút, được hướng dẫn bởi [[ra đa|radar]], ''Washington'' đã bắn 75 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) và 107 quả đạn 127 mm (5 inch) ở tầm xa từ 7.700 đến 11.600 m (8.400 - 12.650 yard), bắn trúng ít nhất chín quả đạn 406 mm và khoảng 40 quả đạn 127 mm, khiến ''Kirishima'' phải lặng tiếng và bốc cháy. Sau đó, các khẩu đội pháo 127 mm (5 inch) của ''Washington'' còn bắn vào các mục tiêu khác hiện diện trên màn hình radar.
 
Tuy nhiên, trận hải chiến ngoài khơi Guadalcanal không phải chỉ là một chiều. Hải pháo cùng [[kiểu 93 (ngư lôi)|ngư lôi Long Lance]] mạnh mẽ của lực lượng Nhật đã phá hủy bốn tàu khu trục của Lực lượng Đặc nhiệm 64. ''Walke'' và ''Preston'' trúng nhiều đạn pháo đủ các cỡ và bị đánh chìm; ''Benham'' bị hư hại nặng phía mũi tàu, trong khi ''Gwin'' đúng đạn phía sau đuôi tàu.
 
''South Dakota'' phải cơ động để tránh những chiếc ''Walke'' và ''Preston'' đang bốc cháy, nhưng không lâu sau lại trở thành mục tiêu của toàn bộ lực lượng bắn pháo Nhật Bản. Chiếc thiết giáp hạm chịu đựng nhiều phát đạn bắn trúng và hư hỏng hệ thống điện nên bị buộc phải rút lui, trong khi ''Washington'' di chuyển về phía Bắc thu hút hỏa lực đối phương về phía nó che chở cho đồng đội đang bị hư hại cũng như các tàu khu trục ''Benham'' và ''Gwin''. Thoạt tiên, các tàu chiến Nhật còn lại truy đuổi theo ''Washington'' nhưng chúng nhanh chóng tháo lui vì e ngại các khẩu pháo hạng nặng của chiếc thiết giáp hạm; sau đó chúng rút lui dưới sự che chở của một màn khói ngụy trang.
 
Sau khi ''Washington'' cơ động né tránh được các quả ngư lôi phóng ra bởi các tàu khu trục Nhật, trong đó nhiều quả phát nổ trên sóng phía sau tàu, nó gặp gỡ ''South Dakota'' sáng hôm sau và lên đường hướng về [[Nouméa]]. Sau các hoạt động tác chiến căng thẳng, ''Washington'' đã thể hiện trong chiến đấu tốt và thoát ra được mà không bị hư hại gì, ngoại trừ một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) xuyên qua một trong những ăn-ten radar của nó mà không phát nổ. ''South Dakota'' không được may mắn như thế, phải chịu đựng những hư hỏng nghiêm trọng cho cấu trúc thượng tầng, với 38 người thiệt mạng và 60 người khác bị thương. Về phía Nhật Bản, họ bị mất chiếc thiết giáp hạm ''Kirishima'', khi chiếc tàu chiến trôi nổi với các đám cháy và các vụ nổ bùng phát, khiến phải bỏ tàu và sau đó bị đánh đắm. Một thiệt hại khác là chiếc tàu khu trục [[Ayanami (tàu khu trục Nhật)|''Ayanami'']], bị đánh đắm sáng hôm sau.
 
Trong khi ''South Dakota'' quay trở về New York để sửa chữa lớn, ''Washington'' ở lại khu vực chiến trường Nam Thái Bình Dương, đặt căn cứ tại New Caledonia và tiếp tục phục vụ như là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Lee. Chiếc thiết giáp hạm tiến hành bảo vệ các đội đặc nhiệm tàu sân bay và các lực lượng đặc nhiệm tham gia chiến dịch Solomon tiếp diễn cho đến cuối [[tháng tư|tháng 4]] năm [[1943]], hoạt động chủ yếu cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 11, vốn bao gồm chiếc tàu sân bay [[USS Saratoga (CV-3)|''Saratoga'']], vốn vừa mới được sửa chữa sau khi trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Nhật; và cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 16 vốn được xây dựng chung quanh chiếc tàu sân bay [[USS Enterprise (CV-6)|''Enterprise'']].
 
''Washington'' khởi hành từ [[Nouméa]] vào ngày [[30 tháng 4]] năm [[1943]] hướng đến [[Hawaii]]. Trên đường đi, Lực lượng Đặc nhiệm 16 cùng tháp tùng; và cùng nhau về đến [[Trân Châu Cảng]] vào ngày [[8 tháng 5]]. Chiếc thiết giáp hạm, phục vụ như là một đơn vị và là soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 60, tiến hành các cuộc tập trận tại vùng biển Hawaii cho đến ngày [[28 tháng 5]] năm [[1943]], sau đó nó vào [[xưởng hải quân Trân Châu Cảng]] để được đại tu.
 
''Washington'' tiếp nối các cuộc tập trận tại Hawaii sau khi hoàn tất các công việc sửa chữa và cải biến; và sau đó tham gia một đoàn tàu vận tải vào ngày [[27 tháng 7]] để hình thành nên Đội Đặc nhiệm 56.14, và hướng đến khu vực Nam Thái Bình Dương. Được tách ra vào ngày [[6 tháng 8]] năm, ''Washington'' đi đến [[cảng Havannah]] tại [[Efate]] thuộc quần đảo [[Tân Hebrides|New Hebrides]] vào ngày [[7 tháng 8]]. Sau đó nó hoạt động tại vùng biển ngoài khơi Efate cho đến cuối [[tháng mười|tháng 10]], chủ yếu tham gia các cuộc tập trận chiến thuật cùng lực lượng đặc nhiệ tàu sân bay nhanh.
 
Rời cảng Havannah vào ngày cuối cùng của [[tháng mười|tháng 10]], ''Washington'' di chuyển trong thành phần của Đội Đặc nhiệm 53.2 bao gồm bốn thiết giáp hạm và sáu tàu khu trục. Ngày hôm sau, các tàu sân bay [[USS Enterprise (CV-6)|''Enterprise'']], [[USS Essex (CV-9)|''Essex'']] và [[USS Independence (CVL-22)|''Independence'']], cùng các đơn vị hộ tống của Đội Đặc nhiệm 53.3 gia nhập Đội Đặc nhiệm 53.2 và dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Willis A. Lee]]. Các con tàu chiến tiến hành thực tập cơ động phối hợp cho đến ngày [[6 tháng 11]], khi các con tàu sân bay được cho tách khỏi đội hình. ''Washington'' cùng với các tàu hộ tống cho nó lên đường hướng đến [[Viti Levu]] thuộc [[fiji|quần đảo Fiji]], và đến nơi vào ngày [[7 tháng 11]].
 
=== Chiến dịch quần đảo Gilbert ===
Tuy nhiên, bốn ngày sau, ''Washington'' lại lên đường cùng với Chuẩn Đô đốc Lee, lúc này được bổ nhiệm làm tư lệnh lực lượng Thiết giáp hạm Thái Bình Dương, cùng các đơn vị thuộc các hải đội thiết giáp hạm 8 và 9. Vào ngày [[16 tháng 11]] năm [[1943]], những chiếc thiết giáp hạm cùng lực lượng hộ tống với nó gặp gỡ Đội Đặc nhiệm 50.1 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Charles A. Pownall]], vốn đặt cờ hiệu của mình trên tàu sân bay [[USS Yorktown (CV-10)|''Yorktown'']]. Lực lượng phối hợp này hướng về phía [[quần đảo Gilbert]] để cùng thực hiện ném bom hằng ngày xuống các vị trí của quân Nhật trên quần đảo Gilbert và [[quần đảo Marshall]], vô hiệu hóa chúng chuẩn bị cho cuộc đổ bộ sắp tới.
 
Vào ngày [[19 tháng 11]], máy bay xuất phát từ Đội Đặc nhiệm 50.1 đã tấn công [[Mili]] và [[Jaluit]] thuộc quần đảo Marshall, và tiếp tục không kích cho đến ngày [[20 tháng 11]], ngày mà các lực lượng Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ đổ bộ lên [[Tarawa (đảo san hô)|Tarawa]] và [[Makin (đảo)|Makin]] thuộc quần đảo Gilbert. Vào ngày [[22 tháng 11]], đội đặc nhiệm tung máy bay của nó ra tấn công Mili trong nhiều đợt; rồi sau đó, đội đặc nhiệm di chuyển để hoạt động tại khu vực phía Bắc Makin.
 
USS ''Washington'' gặp gỡ các đội đặc nhiệm tàu sân bay khác vốn hình thành nên Lực lượng Đặc nhiệm 50 vào ngày [[25 tháng 11]], và việc tái sắp xếp lực lượng sau đó đã điều động chiếc thiết giáp hạm vào Đội Đặc nhiệm 50.4, một đội đặc nhiệm tàu sân bay nhanh dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Frederick C. Sherman|Frederick C. "Ted" Sherman]]. Các tàu sân bay hình thành nên hạt nhân của đội gồm chiếc [[USS Bunker Hill (CV-17)|''Bunker Hill'']] và chiếc [[USS Monterey (CVL-26)|''Monterey'']]. Hai chiếc thiết giáp hạm khác hộ tống bảo vệ các tàu sân bay là [[USS Alabama (BB-60)|''Alabama'']] và [[USS South Dakota (BB-57)|''South Dakota'']]. Tám [[tàu khu trục]] hình thành lực lượng che chắn bên ngoài.
 
Đội đặc nhiệm này hoạt động tại khu vực phía Bắc [[Makin]], cung cấp việc bảo vệ trên không, trên biển và chống tàu ngầm cho các hoạt động đổ bộ tại Makin bắt đầu vào ngày [[26 tháng 11]]. Máy bay đối phương đã tiến hành tấn công vào đội đặc nhiệm vào các ngày [[27 tháng 11|27]] và [[28 tháng 11]], nhưng chúng bị đánh đuổi mà không gây được bất kỳ thiệt hại nào cho đội đặc nhiệm tàu sân bay nhanh.
Dòng 143:
Đội đặc nhiệm thoạt tiên di chuyển đến phía Nam và phía Tây [[đảo Ocean]] chiến lĩnh các vị trí xuất phát để không kích và nả pháo xuống đảo [[Nauru]]. Trước lúc bình minh ngày [[8 tháng 12]], các tàu sân bay đã tung ra các cuộc không kích trong khi các thiết giáp hạm xếp đội hình hàng dọc. 135 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) từ sáu chiếc thiết giáp hạm đã nả xuống các vị trí của quân Nhật tại Nauru; và sau khi hoàn tất, đến lượt dàn hỏa lực hạng hai từ các thiết giáp hạm trong khi hai thủy phi cơ từ mỗi thiết giáp hạm trinh sát điểm rơi của các quả đạn pháo.
 
Sau khi các đợt không kích khác được tung ra nhắm vào [[Nauru]], đội đặc nhiệm hướng đến [[Efate]], và đến nơi vào ngày [[12 tháng 12]]. Vào ngày hôm đó, do sự thay đổi chỉ huy ở cấp cao, Lực lượng Đặc nhiệm 57 được đổi tên thành 37. ''Washington'' ở lại Efate trong vòng không đầy hai tuần. Lên đường vào ngày lễ Giáng Sinh vào treo cờ hiệu của Chuẩn Đô đốc Lee, chiếc thiết giáp hạm khởi hành cùng chiếc tàu chị em ''North Carolina'' và bốn tàu khu trục hộ tống để thực hành tác xạ, rồi quay trở về New Hebrides vào ngày [[7 tháng 1]] năm [[1944]].
 
Mười một ngày sau, chiếc thiết giáp hạm khởi hành từ Efate hướng đến [[tuvalu|quần đảo Ellice]]. Gia nhập Đội Đặc nhiệm 37.2 cùng các tàu sân bay ''Monterey'' và ''Bunker Hill'' cùng bốn tàu khu trục, ''Washington'' đi đến [[Funafuti]] thuộc quần đảo Ellice vào ngày [[20 tháng 1]]. Ba ngày sau, cùng với phần còn lại của đội đặc nhiệm, chiếc thiết giáp hạm tiến ra khơi để gặp gỡ các đơn vị khác của Lực lượng Đặc nhiệm 58, một lực lượng tàu sân bay nhanh dưới quyền chỉ huy chung của Phó Đô đốc [[Marc A. Mitscher|Marc A. "Pete" Mitscher]]. Được phân về Đội Đặc nhiệm 58.1, ''Washington'' hộ tống các tàu sân bay nhanh trong đội của nó khi chúng tung ra các cuộc không kích nhắm vào [[Taroa]] và [[Kwajalein]] trong [[tháng một|tháng 1]] năm [[1944]]. ''Washington'' cùng với ''Massachusetts'' và ''Indiana'' rời khỏi đội hình cùng với bốn tàu khu trục như một lực lượng hộ tống chống tàu ngầm, và chúng đã bắn phá [[đảo san hô Kwajalein]] trong ngày [[30 tháng 1]], được tiếp nối bằng các đợt không kích trong ngày hôm sau.
 
Ngày [[1 tháng 2]], vận rủi xảy ra cùng với ''Washington''. Đang khi di chuyển trong hoàn cảnh tối đen như mực, nó đã đâm phải thiết giáp hạm USS ''Indiana'' khi chiếc này băng ngang mũi ''Washington'' khi rời khỏi đội hình để tiếp nhiên liệu cho các tàu khu trục hộ tống. Cả hai chiếc thiết giáp hạm buộc phải rút lui về hậu cứ để sửa chữa. ''Washington'' chịu đựng hư hại 18 m (60 ft) lớp vỏ bọc mũi tàu, cùng nhiều thủy thủ bị tử nạn hay bị thương nặng. Thuyền trưởng chiếc USS ''Indiana'' nhanh chóng nhận trách nhiệm về lỗi lầm của mình trong tai nạn này. Cả hai chiếc tàu đi vào vũng biển tại [[Majuro]] sáng hôm sau; và sau khi mũi tàu hư hại được gia cố tạm thời, ''Washington'' rời Majuro ngày [[11 tháng 2]] hướng về [[Trân Châu Cảng]] trên đảo [[Oahu]].
 
Với một mũi tàu tạm thời được trang bị tại [[Xưởng hải quân Trân Châu Cảng]], ''Washington'' tiếp tục lên đường hướng đến bờ Tây Hoa Kỳ. Tại [[Xưởng hải quân Puget Sound]], [[Bremerton, Washington]], chiếc ''Washington'' được trang bị một mũi tàu mới trong những tuần lễ tiếp theo sau. Gia nhập Hải đội Thiết giáp hạm 4 tại [[Port Townsend]], ''Washington'' nhận lên tàu hơn 500 hành khách và lên đường hướng đến Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày [[13 tháng 6]], và đưa các vị khách của mình lên bờ.
 
Quay trở lại Majuro vào ngày [[30 tháng 5]], một lần nữa ''Washington'' lại mang cờ hiệu của Phó Đô Đốc Lee khi ông chuyển sang chiếc thiết giáp hạm không lâu sau khi nó đến nơi. Nó khởi hành từ Majuro vào ngày [[7 tháng 6]] gia nhập lực lượng tàu sân bay nhanh của Mitscher, Lực lượng Đặc nhiệm 58.
 
=== Chiến dịch quần đảo Mariana ===
''Washington'' hỗ trợ cho các cuộc không kích vào hệ thống phòng ngự của đối phương tại [[quần đảo Mariana]] trên các đảo [[Saipan]], [[Tinian]], [[Guam]], [[Rota (đảo)|Rota]] và [[đảo Pagan|Pagan]]. Máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 58 còn hai lần tấn công và gây hư hại cho một đoàn tàu vận tải Nhật Bản trong khu vực lân cận vào ngày [[12 tháng 6]]. Ngày hôm sau, đội đặc nhiệm thiết giáp hạm-tàu khu trục của Phó Đô Đốc Lee được cho tách ra khỏi lực lượng chính và tiến hành bắn pháo các vị trí trên bờ của đối phương tại Saipan và Tinian. Được thay phiên bởi hai đội đặc nhiệm của các Chuẩn Đô đốc [[Jesse B. Oldendorf]] và [[Walden L. Ainsworth]] vào ngày [[14 tháng 6]], đội của Phó Đô đốc Lee được rút lui nghỉ ngơi một thời gian ngắn.
 
Ngày [[15 tháng 6]], máy bay thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 của Đô đốc Mitscher đã ném bom các vị trí của quân Nhật trên đảo [[Đảo Iō|Iwo Jima]] thuộc [[quần đảo Volcano]] cùng [[Chichi Jima]] và [[Haha Jima]] trong [[quần đảo Ogasawara|quần đảo Bonin]]. Trong khi đó, lực lượng Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên Saipan dưới sự che chở của hỏa lực hải pháo dày đặc và của máy bay từ các tàu sân bay.
 
Cùng ngày hôm đó, Đô đốc [[Jisaburo Ozawa]], chỉ huy lực lượng nòng cốt của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, được lệnh tấn công và tiêu diệt lực lượng đổ bộ tại quần đảo Mariana. Tuy nhiên, việc khởi hành lực lượng tàu sân bay của ông đã bị tàu ngầm [[USS Redfin (SS-272)|''Redfin'']] phát hiện, khi chúng rời [[Tawi Tawi]], đảo cực Tây của [[quần đảo Sulu]]. Tàu ngầm [[USS Flying Fish (SS-229)|''Flying Fish'']] cũng trông thấy lực lượng của Ozawa khi chúng đi vào khu vực [[biển Philippines|biển Philippine]]. Tàu ngầm [[USS Cavalla (SS-244)|''Cavalla'']] cũng đánh điện báo cáo trông thấy một đội tàu tiếp tế nhiên liệu đối phương vào ngày [[16 tháng 6]] và tiếp tục theo dõi khi chúng hướng đến khu vực quần đảo Mariana. Nó lại trông thấy các đơn vị của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản một lần nữa vào ngày [[18 tháng 6]].
 
Trong lúc đó, Đô đốc [[Raymond Spruance]], Tư lệnh [[Đệ Ngũ Hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Ngũ hạm đội]], đã biết được sự điều động lực lượng của Hải quân Nhật và đã vạch ra kế hoạch tác chiến tương ứng. Lực lượng của Phó Đô đốc Lee hình thành nên màn chắn bảo vệ chung quanh các tàu sân bay thiết yếu; trong đó ''Washington'' cùng sáu thiết giáp hạm khác, bốn tàu tuần dương hạng nặng và 14 tàu khu trục được bố trí để hộ tống lực lượng tàu sân bay. Ngày [[19 tháng 6]], những chiếc tàu chiến bị tấn công bởi máy bay xuất phát từ các tàu sân bay và máy bay đặt căn cứ trên bờ khi [[trận chiến biển Philippines|trận chiến biển Philippine]] tiếp diễn. Hỏa lực mạnh mẽ của hàng rào phòng không cộng với khả năng của các phi công Mỹ đảm trách tuần tra chiến đấu trên không tỏ ra đủ để ngăn chặn lực lượng tấn công Nhật Bản. Việc một số lượng lớn máy bay Nhật bị mất, đôi khi còn được gọi là "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại", đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho không lực của Hải quân Nhật. Trong bốn đợt không kích, đối phương đã tung ra 373 máy bay; và chỉ có 130 chiếc quay về.
 
Thêm vào đó, 50 máy bay ném bom đặt căn cứ tại Guam bị bắn cháy. Trên 930 máy bay từ các tàu sân bay Mỹ đã tham gia hoạt động không chiến, và tổn thất của họ khá thấp khi chỉ có 29 máy bay bị bắn rơi và sáu chiếc khác bị mất do tai nạn, và không có một tàu chiến nào thuộc lực lượng đặc nhiệm của Mitscher bị mất. Chỉ có một số ít máy bay đối phương tìm cách vượt qua được hàng rào tuần tra chiến đấu và hỏa lực phòng không. Một chiếc đã đánh trúng một cú trực tiếp trên chiếc ''South Dakota'', làm thiệt mạng 27 người và bị thương 29 người khác. Một quả bom nổ trên sàn đáp của tàu sân bay [[USS Wasp (CV-18)|''Wasp'']], làm thiệt mạng một người và bị thương 12, tung lên sàn đáp một cơn mưa mảnh đạn cháy. Hai máy bay khác nhắm vào ''Bunker Hill'', một chiếc ném suýt trúng trong khi chiếc kia làm thủng một lổ trên thang nâng và làm hỏng tạm thời hệ thống tiếp xăng trong hầm chứa, khiến ba người thiệt mạng và 79 người bị thương. Nhiều đám cháy phát sinh được nhanh chóng dập tắt. Thêm vào đó, các tàu tuần dương [[USS Minneapolis (CA-36)|''Minneapolis'']] và ''Indiana'' bị hư hại nhẹ.
 
Hạm đội Nhật Bản không chỉ bị thiệt hại nặng về máy bay. Tàu sân bay mới [[Taihō (tàu sân bay Nhật)|''Taihō'']] bị tàu ngầm [[USS Albacore SS-218)|''Albacore'']] phóng ngư lôi đánh chìm; và [[Shōkaku (tàu sân bay Nhật)|''Shōkaku'']] bị đánh chìm bởi ''Cavalla''. Đô đốc Ozawa phải chuyển cờ hiệu của mình từ ''Taihō'' sang chiếc [[Zuikaku (tàu sân bay Nhật)|''Zuikaku'']].
 
Khi Trận chiến biển Philippine đi đến hồi kết thúc, Hạm đội Cơ động Nhật Bản thất bại và rút lui về căn cứ. Lực lượng đặc nhiệm của Đô đốc Mitscher sau khi truy kích không mấy thành công đã quay lại nhằm bảo vệ các hoạt động đổ bộ tại Mariana. ''Washington'' được tiếp nhiên liệu tại phía Đông của cuỗi quần đảo trước khi tiếp tục vai trò hộ tống cho Đội Đặc nhiệm 58.4 ở phía Nam và phía Tây Saipan, hỗ trợ cho các cuộc không kích liên tục lên các đảo thuộc quần đảo Mariana, lúc đó chủ yếu là tập trung vào Guam.
 
Ngày [[25 tháng 7]], máy bay của Đội Đặc nhiệm 58.4 tiến hành không kích lên [[quần đảo Palau]] cùng các tàu bè đối phương ở khu vực lân cận, tiếp tục kế hoạch không kích cho đến ngày [[6 tháng 8]]. Ngày hôm đó, ''Washington'' cùng với [[USS Iowa (BB-61)|''Iowa'']], ''Indiana'', ''Alabama'', tàu tuần dương hạng nhẹ [[USS Birmingham (CL-62)|''Birmingham'']] và các tàu khu trục hộ tống được tách khỏi nhiệm vụ bảo vệ Đội Đặc nhiệm 58.4, hình thành nên Đội Đặc nhiệm 58.7 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Lee. Lực lượng này đi đến đảo san hô Eniwetok thuộc quần đảo Marshall để tiếp liệu và tiếp nhiên liệu vào ngày [[11 tháng 8]], và ở lại đây cho đến cuối tháng. Ngày [[30 tháng 8]], chúng khởi hành, thoạt tiên hướng đến quần đảo Admiralty, và sau đó là Palaus.
Dòng 175:
Từ ngày [[19 tháng 2|19]] đến ngày [[22 tháng 2]] năm [[1945]], ''Washington'' dội các quả đạn pháo hạng nặng 406 mm (16 inch) lên bờ biển để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên [[Đảo Iō|Iwo Jima]]. Để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ, không chỉ dàn pháo chính mà cả pháo hạng hai của ''Washington'' cũng được huy động vào việc tiêu diệt các vị trí pháo, điểm tập trung quân cùng các cơ sở khác trên bờ. Từ ngày [[23 tháng 2]] đến ngày [[16 tháng 3]], chiếc thiết giáp hạm nhanh hỗ trợ cho việc [[Trận Iwo Jima|chiếm đóng Iwo Jima]], bao gồm một cuộc không kích bằng tàu sân bay xuống Tokyo vào ngày [[25 tháng 2]]. Trong các ngày [[18 tháng 3|18]], [[19 tháng 3|19]] và [[29 tháng 3]], ''Washington'' bảo vệ cho các tàu sân bay của hạm đội khi chúng tung ra các cuộc không kích nhắm vào các sân bay Nhật Bản cùng các mục tiêu khác trên đảo [[Kyushu|Kyūshū]]. Vào ngày [[24 tháng 3]], và một lần nữa vào ngày [[19 tháng 4]], ''Washington'' hỗ trợ bằng cách nả pháo xuống các vị trí của quân Nhật trên đảo [[Okinawa]].
 
Thả neo tại [[vịnh San Pedro (Philippines)|vịnh San Pedro]] tại [[Leyte (đảo)|Leyte]] vào ngày [[1 tháng 6]] năm [[1945]] sau một loạt các hoạt động hầu như không ngừng nghỉ, ''Washington'' lại lên đường vào ngày [[6 tháng 6]] hướng đến bờ Tây Hoa Kỳ, dừng chân tại Guam và Trân Châu Cảng trước khi về đến Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày [[28 tháng 6]].
 
''Washington'' không còn dịp nào khác để tham gia tác chiến tại Mặt trận Thái Bình Dương. Việc tái trang bị cuối cùng của nó kéo dài đến tận ngày chiến thắng vào giữa [[tháng tám|tháng 8]] năm [[1945]] và [[Nhật Bản đầu hàng]] tại [[vịnh Tokyo]] vào ngày [[2 tháng 9]]. Nó tiến hành chạy thử máy sau đại tu và huấn luyện ngoài khơi [[San Pedro]], [[California]] trước khi hướng đến khu vực kênh đào Panama. Gia nhập Đội Đặc nhiệm 11.6 vào ngày [[6 tháng 10]] dưới quyền chỉ huy chung của Phó Đô đốc Frederick C. Sherman, chiếc thiết giáp hạm vượt qua kênh đào Panama quay trở lại Đại Tây Dương và hướng đến [[Philadelphia]], [[Pennsylvania]], nơi nó được "khai sinh". Đi đến [[Xưởng hải quân Philadelphia]] vào ngày [[17 tháng 10]], chiếc tàu chiến tham gia những lễ hội nhân [[Ngày Hải quân]] [[27 tháng 10]] tại đây.