Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Tennessee (BB-43)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: xoay sở → xoay xở using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Dablink|Về những tàu chiến Hoa Kỳ khác mang cùng tên, xin xem [[USS Tennessee]].}}
 
 
{|{{Infobox ship begin}}
Dòng 107:
Ngày [[23 tháng 2]] năm [[1944]], ''Tennessee'' khởi hành đi Majuro. Tại đây, nó sáp nhập với các thiết giáp hạm [[USS New Mexico (BB-40)|''New Mexico'' (BB-40)]], [[USS Mississippi (BB-41)|''Mississippi'' (BB-41)]], và [[USS Idaho (BB-42)|''Idaho'' (BB-42)]] dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Robert M. Griffin. Những chiếc tàu chiến rời Majuro ngày [[15 tháng 3]] cùng hai tàu sân bay hộ tống và 15 khu trục.
 
Mục tiêu của chúng là các căn cứ không quân và hải quân tại [[Kavieng]] ở mỏm cực Bắc của đảo [[New Ireland]]. [[Quần đảo Bismarck]], với hai đảo lớn [[New Britain]] và New Ireland, nằm về phía Đông [[New Guinea]]. [[Rabaul]], giờ đây trở thành căn cứ chủ lực của Nhật Bản của vòng đai phòng thủ phía ngoài, ở rìa phía Đông của New Britain, ở đối diện New Ireland phía bên kia một eo biển hẹp. Khoảng 386 km (240 dặm) về phía Tây Bắc Rabaul, phía bên kia [[biển Bismarck]], là nhóm quần đảo nhỏ [[Admiralty (quân đảo)|Admiralty]].
 
Một lần nữa các khẩu pháo lớn của ''Tennessee'' lại dội lửa lên các vị trí của quân Nhật, phá hủy các khẩu đội pháo duyên hải và hỗ trợ cho lực lượng trên bộ đánh bại đối phương cũng như dội pháo xuống sân bay Nhật Bản và các mục tiêu khác.
Dòng 129:
Lúc 06 giờ 09 phút sáng ngày [[18 tháng 10]], ''Tennessee'' cùng với lực lượng yểm trợ hỏa lực tiến qua eo biển giữa các đảo Homonhon và Dinagat. [[Máy cắt dây mìn ngầm]] được giăng ra hai bên lườn tàu trong khi Thủy quân Lục chiến trên thượng tầng tàu đánh chìm hoặc phá nổ những quả ngư lôi trôi nổi. Các con tàu quét mìn tiếp tục phần công việc còn lại trong khi những chiếc tàu chiến hạng nặng di chuyển chậm chạp dọc lên vịnh Leyte.
 
Cuộc đổ bộ được dự định thực hiện vào ngày [[20 tháng 10]], và vào lúc 06 giờ 00, ''Tennessee'' khai hỏa để vô hiệu hóa sự kháng cự của đối phương. Chiếc thiết giáp hạm tiếp tục thực hiện vai trò giúp đỡ ngoài khơi khu vực đổ bộ cho đến khi sự hỗ trợ hỏa lực không còn cần thiết, và hoạt động của không lực Nhật Bản ngày càng gia tăng buộc nó phải di chuyển vào khu vực đổ bộ để các khẩu pháo phòng không của nó có thể yểm trợ cho các tàu chở quân và vận tải.
 
Chiều tối ngày [[21 tháng 10]], trong khi đang nằm im trên biển dưới sự che phủ của một màn khói ngụy trang nhằm che chở khỏi bị máy bay tấn công, ''Tennessee'' bị chiếc tàu vận tải [[USS War Hawk (AP 168)|''USS War Hawk'' (AP-168)]] đâm trúng gần phía đuôi tàu. Không có thương vong, và cấu trúc chắc chắn của thân tàu giúp cho nó ít bị thiệt hại, nhưng mệnh lệnh đưa ra cho một nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực ban đêm bị hủy bỏ.
Dòng 158:
Hoạt động của chiếc thiết giáp hạm ngoài khơi Okinawa bao gồm hỗ trợ hỏa lực vào đất liền và chống trả các đợt tấn công cảm tử kamikaze. Công việc trực chiến kéo dài nhiều giờ liền khiến mọi người căng thẳng và mệt mỏi, khi chiếc tàu chiến tuần tra dọc hòn đảo nả pháo vào mọi mục tiêu khả nghi, trong khi danh sách báo cáo về các cuộc tấn công tự sát ngày càng kéo dài.
 
Sự kháng cự trên hòn đảo chỉ kết thúc vào ngày [[21 tháng 6]]. Trong thời gian đó, lực lượng Hải quân phải chiến đấu ngày đêm chống lại các cuộc tấn công tự sát kamikaze không ngừng nghỉ. Xế trưa ngày [[12 tháng 4]], thay cho nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực, ''Tennessee'' đang di chuyển trong đội hình phòng không khi năm chiếc máy bay kamikaze ló ra từ trong đám khói dày đặc bốc lên từ chiếc [[tàu khu trục]] [[USS Zellars (DD-777)|''Zellars'' (DD-777)]] và nhắm thẳng vào ''Tennessee''. Bốn chiếc bị bắn rơi, ba chiếc cuối trong số đó chỉ còn cách chiếc thiết giáp hạm vài trăm mét. Chiếc cuối cùng bốc cháy do trúng đạn pháo 127 mm (5 inch) và bổ nhào một góc 45 độ xuống nước sát đuôi tàu. Cùng lúc đó, một máy bay ném bom bổ nhào [[Aichi A6M]] “Val” bay thấp bên mạn phải hướng thẳng đến cầu tàu của ''Tennessee''. Các quan sát viên phát hiện chiếc "Val" từ khoảng cách 2.300 m (2.500 yard), và mọi vũ khí tự động trên tàu có khả năng đều khai hỏa. Một trong các bánh đáp cố định của chiếc máy bay bị bắn rời, và động cơ bắt đầu bốc khói.
 
Thoạt tiên nhắm vào tháp cột buồm phía trước của ''Tennessee'', viên phi công Nhật lái chệnh đi và đâm vào cầu tàu. Xác máy bay cháy bùng trượt dọc về phía sau cấu trúc thượng tầng, cày nát các khẩu đội phòng không và dừng lại tại tháp pháo số 3. Nó mang theo một quả bom 113 kg (250 lb), và cùng với những gì còn lại của chiếc máy bay, xuyên qua sàn gỗ và phát nổ. Có tổng cộng hai mươi hai người chết cùng 107 người bị thương.