Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Răng người”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 109 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q561 Addbot
Wantran95 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Răng''' là phần phụ cứng nằm trong khoang miệng có chức năng nghiền và xé [[thực phẩm|thức ăn]]. Số lượng, cách sắp xếp và sinh lý của răng tạo thành các kiểu răng đặc trưng cho từng loài động vật.<ref name="bk">[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1A1FaWQ9MjI3NjMmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPVIlYzQlODJORw==&page=1 Răng] - Bách khoa toàn thư Việt Nam</ref>
 
==Giải phẫu học răng==
Răng có cấu trúc như xương cứng được cắm chặt vào các hốc răng của hàm. Hai hàm răng lần lượt xuất hiện trong cả cuộc đời. Mỗi răng gồm hai phần: thân răng, đó là phần có thể nhìn thấy bên trong [[miệng]] và chân răng là phần được cắm bên trong xương hàm. Chân răng thường dài hơn thân răng. Răng cửa chỉ có một chân, trong khi các răng mọc xa về phía sau có hai hoặc ba chân.
 
Nguyên tố cấu trúc quan trọng nhất của răng gồm mô đã [[vôi hóa]] được gọi là ''ngà răng''. Ngà răng là một chất liệu giống như xương cững có chứa các [[tế bào]] sống. Nó là một [[mô]] nhạy cảm và gây ra [[cảm giác]] đau khi bị kích thích bằng [[nhiệt]] hoặc bằng hóa chất. Ngà của thân răng được ''men răng'' bảo vệ bao bọc, lớp men này là một mô tế bào rất cứng và không có cảm giác. Chân răng được bao bọc bằng một lớp xương răng, một chất tương tự với ngà răng giúp giữ răng trong hốc răng.
 
Giữa răng có hình dạng một hốc rỗng chứa đầy mô liên kết nhạy cảm được gọi là ''tủy răng''. Tủy này kéo dài từ bên trong thân răng thẳng xuống đến cuối chân răng. Chân răng có lỗ mở ở phần sâu nhất trong xương hàm. Qua lỗ mở này, các [[mạch máu]] và dây thần kinh nhỏ bé chạy vào hốc tủy răng.
 
==Các loại răng==
Ở người, răng được chia ra thành:
* [[Răng sữa]]: răng tạm thời, mọc trong khoảng từ 6 đến 30 [[tháng]] tuổi. Răng sữa có 20 cái và sẽ được thay dần bằng răng vĩnh viễn.<ref name="bk"/>