Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chia rẽ Tito – Stalin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
 
Sự bất đồng dẫn đến sự chia rẽ đến cực điểm giữa hai bên có rất nhiều nguyên nhân. Phần nhiều trong số đó liên quan đến sự tập trung địa phương của Tito và phủ nhận việc công nhận [[Moskva]] là chính quyền [[Xô viết]] tối cao nhất. Nam Tư cho rằng mô hình công ty cổ phần như của [[Liên Xô]] không hiệu quả ở [[Nam Tư]]. Việc triển khai quân của Tito ở [[Albania]] để ngăn ngừa cuộc nội chiến [[Hy Lạp]] lan sang các nước bên cạnh, được thực hiện mà không hỏi qua ý kiến [[Xô viết]], làm cho [[Stalin]] cực kỳ tức giận.
 
[[Stalin]] thực sự nổi điên khi biết được ý định của [[Josip Broz Tito]] muốn sáp nhập [[Nam Tư]] với [[Bulgaria]] mà không qua tư vấn [[Xô viết]] tối cao. Ông ta triệu tập hai quan chức của Tito, [http://en.wikipedia.org/wiki/Milovan_%C4%90ilas Milovan Đilas] và [http://en.wikipedia.org/wiki/Edvard_Kardelj Edvard Kardelj] đến [[Moskva]] để thảo luận. Sau sự việc này, chính Đilas và Kardelj đã thừa nhận mối quan hệ Nam tư - Xô viết đã đi vào ngõ cụt.
 
== Trao đổi thư từ ==
 
Giữa chuyến đi đến Moscow và kỳ họp thứ hai của Cục thông tin Quốc tế cộng sản, [[Đảng Cộng sản Liên Xô]] và [http://en.wikipedia.org/wiki/Communist_Party_of_Yugoslavia Đảng cộng sản Nam Tư] đã có trao đổi một số thư từ phàn nàn lẫn nhau. Bức thư đầu tiên của [[Đảng Cộng sản Liên Xô]] gửi ngày 27 tháng 3 năm 1948 buộc tội Nam Tư xem thường chủ nghĩa xã hội của [[Liên Xô]] qua những phát biểu như "cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chưa triệt để". Bức điện trên còn khẳng định Đảng cộng sản Nam Tư không dân chủ, không là lực lượng tiên phong lãnh đạo đất nước đến chủ nghĩa xã hội.
 
Bức điện trả lời của Đảng cộng sản Nam Tư phản pháo mạnh mẽ những cáo buộc của Liên Xô, giữ vững lập trường cách mạng của mình và xác nhận một lần nữa quan điểm của mình về Xô Viết.