Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chia rẽ Tito – Stalin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
Vai trò lãnh đạo của Thống soái [[Josip Broz Tito]] trong việc giải phóng Nam Tư không chỉ gia tăng địa vị của ông ta trong Đảng và nhân dân, mà còn khiến ông dứt khoát hơn trong quan điểm tự cường hơn các lãnh đạo [[Khối phía Đông]] khi họ công nhận công lao của [[Liên Xô]] trong việc giải phóng đất nước họ. Điều này đã nảy sinh bất đồng giữa hai nước ngay cả trước khi [[Thế chiến thứ hai]] kết thúc. Mặc dù Tito trên hình thức là đồng minh của [[Stalin]], nhưng [[Liên Xô]] vẫn thiết lập hệ thống gián điệp trong Đảng, dẫn đến mối quan hệ đồng minh không mấy tốt đẹp.
 
Trong quá trình kết thúc [[Thế chiến thứ hai]], đã có vài cuộc giao tranh quân sự giữa [[Nam Tư]] với Đồng minh phương Tây. Theo đó, Nam Tư giành thành công lãnh thổ Istria, cũng như các thành phố [[Zadar]] và [[Rijeka]] (là lãnh thổ của [[Ý]] từ những năm 1920). Nó mang đến lợi ích trực tiếp cho cư dân Xlavơ trong khu vực. Nam Tư cũng muốn sáp nhập Trieste vào lãnh thổ của mình, song vấp phải sự phản đối của Đồng minh phương tây, dẫn đến vài xung đột quân sự nhỏ, điển hình là cuộc không kích của Nam Tư vào máy bay vận tải [[Hoa Kỳ]]. Từ năm 1945 đến năm 1948 có ít nhất 4 chiếc máy bay [[Hoa Kỳ]] bị bắn rơi <ref>[http://www.vojska.net/eng/armed-forces/yugoslavia/airforce/victories/ Air victories of Yugoslav Air Force<!-- Bot generated title -->]</ref>. [[Stalin]] phản đối sự khiêu khích này, vì ông ta nhận thấy rằng [[USSR|Liên Xô]] chưa sẵn sàng để đối đầu với phương Tây quá sớm.
 
Thêm vào đó, [[Josip Broz Tito ]] cũng ủng hộ lực lượng cộng sản trong [[Nội chiến Hy Lạp]] , trong khi Stalin cố gắng giữ khoảng cách và đã có thỏa thuận với [[Churchill]] không dính líu đến phe cộng sản với Thỏa thuận Phần trăm Anh - Xô.