Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hữu Ngu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 2:
'''Hữu Ngu''' ([[chữ Hán]]: 有虞) là tên một bộ lạc cổ đại trong [[lịch sử Trung Quốc]], được ghi nhận tồn tại từ đời [[Nghiêu|Đường Nghiêu]] đến hết đời [[nhà Thương]]. Địa bàn sinh sống của bộ lạc này ước đoán thuộc [[huyện (Trung Quốc)|huyện]] [[Vĩnh Tế, Vận Thành|Vĩnh Tế]], [[tỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]] [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] ([[Trung Quốc]]) ngày nay.
 
==Nguồn gốc==
*Theo Sử Ký - Ngũ Đế bản kỷ thì các thế hệ quân chủ Hữu Ngu trước thời Ngu Thuấn lần lượt như sau: [[Cùng Thiền]], [[Kính Khang]], [[Cú Vọng]], [[Kiều Ngưu]] và [[Cổ Tẩu]].
==Dấu ấn trong lịch sử==
Theo huyền sử, bộ lạc này lần đầu được ghi nhận là xuất thân của Diêu Trọng Hoa - hậu duệ 6 đời đế [[Chuyên Húc]] - ông nổi tiếng là người hiếu thuận đến trời đất còn phải cảm động nên được vua Nghiêu trọng vọng phong thưởng cho đất Ngu, sau này vua [[Nghiêu]] già yếu nhường ngôi cho nên sử gọi ông là Ngu Thuấn. Sách [[Nhị thập tứ hiếu]] của [[Quách Cư Nghiệp]] đời [[nhà Nguyên]] có kể lại câu chuyện về vua Thuấn như sau: cha của Thuấn là một người rất hồ đồ nên thiên hạ gọi ông ta là [[Cổ Tẩu]] có nghĩa là ông già mù, mẹ đẻ Thuấn là [[Ốc Đăng]] chết sớm còn mẹ kế là người rất độc ác. Mẹ kế sinh được 1 người em trai tên là [[Tượng (nhân vật truyền thuyết)|Tượng]] và 1 gái là [[Hệ]], Tượng tính tình kêu ngạo nhưng lại được Cổ Tẩu cưng chiều và có phần hắt hủi ngược đãi Thuấn. Tuy nhiên Thuấn vẫn đối đãi với cha và mẹ kế cùng em khác mẹ rất tốt nên được ca ngợi là người có đức hạnh, Cổ Tẩu nghe lời dèm của vợ kế muốn trừ khử Thuấn bèn sai Thuấn đi cày ở Lịch Sơn. vùng núi này nổi tiếng có nhiều thú dữ chuyên ăn thịt người, khi Thuấn đến đó thì các loại [[voi]], [[hổ]], [[sư tử]], [[gấu]] đều thi nhau cày bừa hộ Thuấn. Ngoài ra còn có các loại chim muông cũng xà xuống nhổ cỏ làm bờ cho Thuấn, Cổ Tẩu lại sai Thuấn đi đánh cá ở hồ Lôi Trạch - nơi này thường có sóng to gió lớn và nhiều loại thủy quái như: [[cá sấu]], [[thuồng luồng]]. Khi Thuấn đến nơi thì sóng yên gió lặng, các loại thủy quái còn bắt cá đem đến thả lên tận thuyền cho Thuấn.
Hàng 7 ⟶ 9:
Bấy giờ vua Nghiêu nghe dân chúng đồn đại muốn thử thách Thuấn nên mang 2 con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh đến gả cho rồi xây dựng cho cả kho lương thực và cấp rất nhiều bò dê gia súc gia cầm, mẹ kế và em tham lam tìm cách ám hại Thuấn để chiếm số tài sản trên. Lần đó Cổ Tẩu bảo Thuấn lên sửa chữa mái nhà kho, khi Thuấn vừa leo đến nơi thì Tượng ở dưới lập tức phóng hỏa còn Cổ Tẩu đem thang cất đi. Thuấn bình tĩnh lấy hai chiếc mũ lớn che nắng đang đội trên đầu dùng hai tay cầm mũ vẫy nhảy xuống như chim hạ cánh nên không hề hấn gì, Cổ Tẩu thấy vậy liền sai Thuấn đi đào [[giếng]]. Khi Thuấn đã ở sâu dưới lòng đất thì hai cha con trên miệng giếng khuân đất đá hất xuống định đè chết Thuấn, không ngờ Thuấn đã nhanh trí đào sẵn 1 cái ngách rồi chui vào đó. Tiếp sau Thuấn đào thông lên mặt đất ngoi lên mà đi về nhà, về đến nơi Thuấn thấy cha con Tượng đang đắc ý tưởng đã chiếm được tài sản đang hân hoan phấn khởi. Thấy Thuấn bước vào hai cha con giật mình xin lỗi và từ đó không dám hại Thuấn nữa, sau đó Thuấn vẫn đối đãi với 3 người họ như lúc ban đầu.
 
thời kỳ Ngu Thuấn chấp chính nước Hữu Ngu có trọng dụng một nhân vật xuất sắc là [[Bá Ích]], ông này giúp vua Thuấn trong sử lý rất nhiều công việc quan trọng liên quan đến quốc gia đại sự.
 
==tình hình nước Hữu Ngu sau thời đế Thuấn==
Sau khi vua Thuấn nối ngôi [[Thiên tử]] thì con trai là [[Thương Quân (con Thuấn)|Thương Quân]] lên thay cai trị nước Hữu Ngu, vua Thuấn trao lại ngai vàng cho vua [[Hạ Vũ]] thì nước Hữu Ngu vẫn tiếp tục tồn tại. Đến đời [[Ngu Tư]] làm vua thì nhà Hạ gặp phải loạn [[Hàn Trác]], con trai của [[Tướng (vua nhà Hạ)|Đế Tướng]] là [[Thiếu Khang]] bị truy kích phải chạy trốn từ nước [[Hữu Nhưng|Hữu Nhung]] quê ngoại sang nước Hữu Ngu. Ngu Tư tạm thời giao cho Thiếu Khang giữ chức [[bào chính]] phụ trách việc quản lý lương thực, sau đó Ngu Tư lại gả con gái rồi cấp đất và giao cho 500 [[nô lệ]] để gây dựng cơ sở [[trung hưng]] nhà Hạ. Bấy giờ nước Hữu Ngu đã có "điền nhất thành chúng nhất lữ" nghĩa là đô thành nước này chu vi 10 dặm vuông, nô lệ nhiều nhất bằng 1 lữ đoàn ngày nay đều cấp cả cho con rể làm vốn liếng. Khi lực lượng đã đông đảo cơ sở vật chất đã đầy đủ Ngu Tư phối hợp cùng con rể đem binh đi đánh Hàn Trác, sau nhiều trận đánh phối hợp với quân của các nước [[Hữu Cách]] và [[Bá Minh]] cuối cùng liên quân đã đánh bại Hàn Trác và diệt tan các vây cánh là nước [[Quá (nước)|Quá]] và nước [[Qua (nước)|Qua]] thống nhất thiên hạ.