Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Palmyra”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox Former Country |conventional_long_name = Đế quốc Palmyra |common_name = Đế quốc Palmyra | |continent = chuyển từ Thể loại: Châu Á …”
 
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 28:
|year_leader2 = 267–271
}}
'''Đế quốc Palmyra''' ([[260]] - [[273]]) là một [[quốc gia]] được tách khỏi [[Đế quốc La Mã]] trong [[cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba]]. Nó bao gồm các [[tỉnh La Mã]] như [[Syria Palaestina]], [[Ai Cập]] và phần lớn vùng [[Tiểu Á]]. Đế quốc Palmyra được trị vì bởi Nữ vương [[Zenobia]] thay mặt cho đứa con thơ [[Vaballathus]]. Thủ đô của đế quốc trong một thời gian ngắn là thành phố [[Palmyra]] nay thuộc [[Syria]].
 
==Lịch sử==
[[Image:Denarius-Zenobia-s3290.jpg|thumb|250px|Đồng tiền xu khắc họa hình Nữ hoàng Zenobia đã cho thấy danh hiệu của bà là ''[[Augusta (danh hiệu)|Augusta]]''.]]
Bất chấp một số cuộc khủng hoảng, Đế quốc La Mã vẫn đứng vững như bàn thạch kể từ khi thành lập dưới thời [[Augustus]]. Nhưng sau khi Hoàng đế [[Alexander Severus]] bị đám binh sĩ sát hại vào năm [[235]], các đạo quân [[lê dương La Mã]] thì đại bại trong một chiến dịch chống lại [[nhà Sassanid]] của [[Ba Tư]] khiến đế chế mau chóng tan vỡ. Các tướng lĩnh liền nhân cơ hội này mà lao vào tranh giành quyền kiểm soát đế chế, khiến các vùng biên giới bị bỏ bê và phải hứng chịu các cuộc tấn công triền miên của các man tộc [[Người Carpia|Carpia]], [[Goth]], [[Người Vandal|Vandal]] và [[Người Alamanni|Alamanni]], cùng những đợt xâm lấn ngay từ kẻ thù không đội trời chung Sassanid ở phía đông.
 
Hàng 38 ⟶ 37:
Sau khi Valerianus bị quân Sassanid bắt giữ và bị giam cầm đến chết ở [[Bishapur]], Odaenathus đã tiến quân tới tận [[Ctesiphon]] (gần [[Baghdad]] ngày nay) để trả thù, xâm phạm thành phố đến hai lần. Khi Odaenathus bị cháu trai của mình là [[Maconius]] ám sát, Vương hậu Septimia Zenobia của ông đã lên nắm quyền, cai trị ở Palmyra thay mặt cho con trai còn nhỏ của bà là Vabalathus. Zenobia liền nhân cơ hội nổi dậy chống lại chính quyền La Mã lúc này hết sức hỗn loạn với sự giúp đỡ của [[Cassius Longinus]] và tiến chiếm [[Bosra]] và các vùng đất xa xôi về phía tây như [[Ai Cập]], [[Syria]], [[Palestine]], [[Tiểu Á]] và [[Liban]] để thành lập Đế quốc Palmyra trong một thời gian ngắn ngủi. Tiếp theo, bà còn mang quân đánh chiếm [[Antioch]] ở phía bắc để mở rộng cương thổ của đế chế.
 
Năm [[270]], [[Aurelianus]] trở thành [[Hoàng đế La Mã]]. Sau khi hành quân đánh bại người Alamanni, vốn định đe dọa xâm lược [[Ý]] để khống chế Roma, Aurelianus liền chuyển sự chú ý đến các tỉnh phía đông bị mất mà thế lực đóng vai trò chủ yếu tại đây là Đế quốc Palmyra. Sau hai năm tích trữ lương thảo và chiêu mộ binh lính thì vào năm [[272]], Hoàng đế Aurelianus đã xua quân đánh bại Nữ hoàng Zenobia trong [[trận Immae]] và quyết chiến lần cuối trong [[trận Emesa]]. Trong vòng sáu tháng, quân đội của ông đã đứng trước cửa chân thành Palmyra, nhận thấy đại thế đã mất nên dân chúng cùng tướng sĩ liền mở cổng thành đầu hàng. Còn lại một mình Zenobia và vài người hầu cận đã định chạy trốn qua Ba Tư nhưng họ chưa kịp khởi hành thì bị binh lính la Mã phát hiện và bắt được. Quân đội La Mã ca khúc khải hoàn giải bà về Roma xét xử, số phận của Zenobia về sau thế nào cho đến nay vẫn không rõ, có thuyết nói bà bị xử tử, cũng có thuyết cho rằng vì cảm mến tài năng và vẻ đẹp tuyệt trần của Nữ vương mà Aurelianus đã quyết định tha tội chết cho bà.
 
Sau một cuộc đụng độ ngắn với người Ba Tư và đánh dẹp kẻ cướp ngôi [[Firmus]] ở Ai Cập, Aurelianus còn trở lại trấn áp [[Palmyra]] vào năm [[273]] khi thành phố này lại nổi loạn lần nữa. Sau khi chiếm được thành, Aurelianus đã cho phép binh lính mặc sức cướp phá thành phố và Palmyra không bao giờ hồi phục được sự thịnh vượng như xưa. Ông còn được biết đến với tên gọi ''Parthicus Maximus'' và ''Restitutor Orientis'' ("Người khôi phục phương Đông").