Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 13513224 của 113.171.157.131 (Thảo luận)
Dòng 82:
*'''Tiền đúc bằng kẽm''': kẽm là kim loại thông dụng thứ nhì sau đồng được dùng để đúc tiền, nhất là từ thế kỷ 17 trở về sau. Như hợp kim đúc tiền đồng, người ta sử dụng những tạp chất có thành phần kẽm khá cao, gọi chung là ô diên mà đúc tiền. Lacroix Désiré dẫn từ Agenda du chimiste của Ad Wurtz cho thấy thứ kẽm tạp này chứa 55% đồng, 23% kền, 17% kẽm, 3% sắt và 2% thiếc.<ref>Theo Lacroix Desire. Annamite Numismatiques, Saigon 1900</ref> Tương tự tiền đồng, triều đình [[nhà Nguyễn]] cũng biết tinh luyện kẽm hoặc mua kẽm nguyên chất từ nước ngoài mà đúc tiền.
 
*'''Duyên tiền''' (鉛錢, tiền đúc bằng chì): chì là kim loại mềm được pha thêm kim loại khác để có một hợp kim đúc tiền chì. Loại tiền có lượng chì cao khá mềm, đặt nhẹ giữa hai ngón tay, ấn nhẹ là đồng tiền có thể bị bẻ cong. Hiện nay, hơn 400 mẫu tiền chì Việt Nam đã được nhận diện nhưng nguồn gốc của thứ tiền này vẫn còn là một nghi vấn chưa được giải đáp thỏa đáng...
 
*'''Thiết tiền''' (鐵錢, tiền sắt): Theo [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]], khi [[Mạc Đăng Dung]] lấy ngôi vua của [[nhà Hậu Lê]], sử thần cho rằng nhà Mạc không được lòng trời nên đúc tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu dùng. Ðó là lần đầu tiên tiền sắt được nhắc đến. Tuy vậy, di chỉ khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Minh Ðức Thông Bảo của nhà Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết, có thể vào lúc đó, hợp kim đồng có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường được sử dụng, vì ngẫu nhiên hoặc vì cho dễ đúc, chứ không có loại tiền sắt.