Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 207:
{{Chính|Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh}}
[[Hình:Diamond Plaza.jpg|nhỏ|320px|Trung tâm thương mại [[Diamond Plaza]]]]
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả [[Kinh tế Việt Nam|Việt Nam]]. Thành phố chiếm 0,6 % diện tích và 7,5 % dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9 % dự án nước ngoài<ref>[http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/thong_ke/so_ca_nuoc/vi_tri?left_menu=1 Số liệu 2005] trên trang của Thành phố.</ref>. Vào năm [[2005]], Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc<ref>[http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=683&cap=3&id=767 Nguồn lao động] trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>. Năm [[2007]], thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 [[USD]]/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước:, 730 USD/năm vào [[2006]]<ref>Lê Minh, ''[http://www.vtc.vn/kinhdoanh/157931/index.htm Năm 2015: Thu nhập bình quân của VN là 1.000USD/năm]''. VTV 23 tháng 5, 2007.</ref>.
 
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác [[mỏ]], [[thủy sản]], [[nông nghiệp]], [[công nghiệp]] chế biến, [[xây dựng]] đến [[du lịch]], [[tài chính]]... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3 %, ngoài quốc doanh chiếm 44,6 %, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1 %. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7 %, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2 %.<ref>[http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/thong_ke/giai_doan_01_06/slcy2?left_menu=1 Chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2001 - 2006], trên trang của Thành phố.</ref>.
 
Tính đến giữa năm [[2006]], 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ [[USD]] và 19,5 ngàn tỉ [[VND]].<ref>[http://www.hepza.gov.vn/vn/Gioi-Thieu-BQL/Thu-Ngo/ Trang] của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.</ref> Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn [[đầu tư trực tiếp nước ngoài]] với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm [[2007]]<ref>Hàn Ni, ''[http://www.sggp.org.vn/kinhte/2007/11/128733/ TPHCM dẫn đầu thu hút vốn FDI vì biết cách bứt phá]''. Sài Gòn giải phóng, 3 tháng 11, 2007.</ref>. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD<ref name="wto">''[http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID=2426&ID=64806 TPHCM sau 1 năm gia nhập WTO - Vượt lên chính mình...]'', Trung tâm thông tin thương mại.</ref>.
 
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. [[Chợ Bến Thành]] là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như [[Saigon Trade Centre]], [[Diamond Plaza]]... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô [[Hà Nội]]<ref>Minh Anh, ''[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=216256&ChannelID=11 Quy mô tiêu dùng 41,5 tỉ USD: Đầu kéo phát triển!]''. Tuổi Trẻ, 20 tháng 8, 2007.</ref>. [[Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh]], có mã giao dịch là [[VN-Index]], được thành lập vào [[tháng 7]] năm [[1998]]. Tính đến ngày [[31 tháng 12]] năm [[2007]], toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng<ref>[http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Gioithieu/Lichsu.aspx Hình thành và phát triển], trên trang Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>.