Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Minh Trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Airwalker (thảo luận | đóng góp)
Dòng 66:
 
== Kinh tế ==
Có ít nhất hai lý do cho tốc độcđộ hiện đại hóa của Nhật Bản: việc thuê mướn hơn 3.000 chuyên gia nước ngoài (gọi là ''[[o-yatoi gaikokujin]]'' hay 'người làm thuê ngoại quốc') trong rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành ví dụ như dạy tiếng Anh, khoa học, kỹ sư, lục quân và hải quân…; và gửi nhiều sinh viên Nhật Bản sang học ở châu Âu và Mỹ, dựa trên điều thứ năm và cuối cùng của [[Gokajō no Goseimon|Ngũ điều cá nguyên lệnh]] năm 1868: 'Tri thức sẽ được tìm kiếm trên toàn thế giới để tăng cường nền tảng sức mạnh của Đế quốc.' Quá trình hiện đại hóa được điều hành sâu xát và bao cấp mạnh mẽ từ chính phủ Minh Trị, nâng cao quyền lực của các tập đoàn [[zaibatsu]] khổng lồ như [[Mitsui]] và [[Mitsubishi]].
 
Chính phủ và các zaibatsu cùng nhau điều hành quốc gia, mượn công nghệ từ phương Tây. Nhật Bản dần kiểm soát phần lớn thị trường châu Á về hàng gia công, khởi đầu là dệt may. Cơ cấu kinh tế trở nên ngày càng trọng thương, nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu thành — một sự phản ánh sự nghèo nàn nguyên liệu thô của Nhật Bản.
Dòng 76:
Rất nhiều cựu daimyo, với lương hưu được trả thành một khoản lớn, hưởng lợi lớn nhờ qua hoạt động đầu tư trong ngành công nghiệp đang lên. Những người không chính thức tham gia vào ngoại thương trước cuộc Minh Trị Duy Tân cũng phát đạt. Các Công ty phục vụ cho [[Mạc phủ]] cũ bám vào lối kinh doanh truyền thống chịu thất bại trong môi trường kinh doanh mới.
 
Chính phủ ban đầu tham gia vào hiện đại hóa kinh tế, xây dựng rất nhiều “nhà máy hiện đại” để trợ giúp cho sự chuyển đổi sang thời kỳ hiện đại. Sau 20 năm đầu thời Minh Trị, kinh tế công nghiệp mở rộng nhanh chóng cho đến khoảng năm 1920 với sự nhập khẩu công nghệ tiên tiến phương Tây và các khoản đầu tư cá nhân lớn. Được thúc đẩy kích thích bằng các cuộc chiến và qua các kế hoạch kinh tế cẩn trọng, Nhật Bản nổi lên từ [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] như một quốc gia công nghiệp chủ yếu.
 
== Quân sự ==