Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên Thai tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VietLong (thảo luận | đóng góp)
Trí Khải phải phiên là Trí Di mới đúng
VietLong (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
Phép tu của Thiên Thai tông dựa trên phép thiền [[Chỉ quán]], và chứa đựng các yếu tố mật tông như [[Chân ngôn]] (thần chú, sa. ''mantra'') và [[Mạn-đồ-la]] (sa. ''maṇḍala''). Tông này sau được Truyền Giáo Đại sư [[Tối Trừng]] (767-822), đệ tử của Tổ thứ 10 Thiên thai tông, truyền qua Nhật trong thế kỉ thứ 9. Tại đây, Thiên Thai tông đóng một vai trò quan trọng.
 
Thiên Thai tông được xem như một tông phái rộng rãi vì tổng hợp, chứa đựng nhiều quan điểm của các phái khác. Sự tổng hợp này phản ánh trong quan điểm “năm thời, tám giáo” ([[Ngũ thời bát giáo]] 五時八教), trong quan niệm mọi loài đều có [[Phật tính]] và vì vậy Thiên Thai tông có đầy đủ phương tiện đưa đến giác ngộ. Các bộ luận quan trọng của Thiên Thai tông là: ''[[Ma-ha chỉ quán]]'' (sa. ''mahā-śamatha-vipāśyanā''), ''[[Lục diệu pháp môn]]'' và những bài luận của Trí KhảiDi về kinh ''[[Diệu pháp liên hoa]]''.
 
Phép Chỉ quán của Thiên Thai tông có hai mặt: ''[[Chỉ (Phật giáo)|Chỉ]]'' là chú tâm và qua đó thấy rằng mọi pháp đều không. Nhờ đó không còn ảo giác xuất hiện. ''Quán'' giúp hành giả thấy rằng, tuy mọi pháp đều không, nhưng chúng có một dạng tồn tại tạm thời, một sự xuất hiện giả tướng và lại có một chức năng nhất định.