Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thượng Cát”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Thay bản mẫu
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
--[[Đặc biệt:Đóng góp/42.113.166.105|42.113.166.105]] ([[Thảo luận Thành viên:42.113.166.105|thảo luận]]) 02:50, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC XÃ THƯỢNG CÁT
{{thiếu nguồn gốc}}
Hẳn trong mỗi chúng ta, ít có ai biết được về nguồn gốc cũng như lịch sử của nơi mình sinh sống có từ bao giờ và được hình thành, phát triển ra sao? Có lẽ bạn cũng như tôi chắc sẽ chẳng để ý đến điều này đâu, nhưng đã là người con của xã Thượng Cát, mảnh đất đã gắn liền với tuổi thơ và luôn gắn bó cùng ta cho tới khi ta lớn khôn cùng với những kỷ niệm ngọt ngào thì có lẽ nào chúng ta lại không nên biết một chút về quê hương mình cơ chứ? Là người đã có dịp được đọc qua cuốn sách về xã mình, nay tôi xin được chép lại ra đây để chia sẻ cùng các bạn và hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về quê hương mình và tự hào về nó.
 
XÃ THƯỢNG CÁT
Xã Thượng Cát đông giáp xã Liên Mạc, nam giáp xã Tây Tựu, tây giáp 2 xã Liên Trung và Tân Lập (Đan Phượng Hà Tây (cũ)), phía bắc giáp xã Đại Mạch, huyện Đông Anh (bên tả ngạn sông Hồng).
 
Xã có 2 thôn: Thượng Cát và Đống Ba nguyên là đất các xã Đống Ba và Thượng Cát, tổng Hạ Trì, phủ Hoài Đức, tình Hà Đông trước năm 1945. Sau lập xã mới lấy tên là xã Tân Dân, huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông. Năm 1961 nhập vào huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1964 đổi làm xã Thượng Cát như hiện nay.
 
Làng Thượng Cát là vùng đất cổ, tên nôm là Kẻ, trung tâm của 3 làng Kẻ xưa (nay là 3 làng Thượng Cát, Đống Ba và Đại Cát).
 
Từ những năm đầu công nguyên, mảnh đất này đã có ấn tượng đẹp đối với người đương thời. Lần đầu tiên đến Thượng Cát, khi Quách Lãng tướng quân trên đường ra tụ nghĩa ở Hát Môn tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, vốn hay thơ và giỏi địa lý, thấy kiểu đất Thượng Cát ông liền ứng khẩu:
 
Bình vàng, trướng ngọc bao quanh mọc,
Cửa gấm, rèm hồng thứ tự khai.
Thừa khi thành chuông tuy mạch nhỏ,
Ở lâu có thể dựng cung đài.
 
Tương truyền, kẻ Kẻ còn có tên là Quân Thân Châu Ké Kẹ xã. Theo các cụ, bãi Quân Thần xưa rất rộng, rất dài, mà làng Kẻ xưa còn nhỏ bé nằm bên cạnh bãi Quân Thần, so diện tích làng với diện tích bãi thì chỉ là "ké kẹ" do đó mà đặt tên làng.
“Năm Đinh Sửu (557), Lý Phật Tử đem quân xuống phía đông gây chiến với Triệu Việt Vương, năm lần giáp chiến không phân thắng bại. Cuối cùng hai bên giảng hòa, chia đất ở bãi Quân Thần” (bãi vua tôi). Từ Quân Thần Châu Ké Kẹ xã trở lên phía tây bắc thuộc Lý Phật Tử, còn từ bãi Quân Thần trở về phía đông nam thuộc Triệu Việt Vương quản lý. Như vậy, bãi Quân Thần hay xã Ké Kẹ là điểm xuất phát đường ranh giới giữa hai khu vực.
 
Việt sử yếu, bản chữ hán, trong mục: “Vi Tiền Lý” ghi rõ: “…nhi cát Quân Thần Châu dĩ vi chi giới” nghĩa là cắt bãi Quân Thần làm địa giới. Cát ở đây nghĩa là cắt chứ không phải là cát có nghĩa là cây sắn họ dây bò như sau này viết Thượng Cát và Hạ Cát, sau khi có đường thiên lý (tức đường 70 hiện nay) nằm giữa hai xã này.
 
Thượng Cát trang ghi trong “Thượng Cát xã thành hoàng duệ tích” là tên làng được gọi từ thế kỷ thứ VI, cách đây hơn 1400 năm.
 
Thượng Cát nghĩa là trên đường cắt. Lấy dao mà cắt hoặc cắt phần đất đều được gọi là “cát”. Cắt đất hoặc kẻ đường chia đất cũng có ý tương tự, vì vậy, thấy tên làng có nghĩa là cắt thì sái nên gọi Thượng Cát là Kẻ và viết Thượng Cát bằng chữ Cát nghĩa là cây sắn dây như sau này.
 
Gần 200 năm về trước, Thượng Cát còn là một phường, trên bến dưới thuyền, chợ búa đông vui, “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19” ghi: tổng Hạ Trì có phường Hạ Trì (nay thuộc xã Liên Hà, Liên Trung, Đan Phượng) và phường Thượng Cát.
 
Làng Đống Ba, tên nôm là Kẻ Dầu [Đống Ba có nghề ép dầu, quê chính của Vũ Phục (tức ông Hàng Dầu) bị lính ném xuống ngã ba sông Thiên Phù và sông Tô Lịch vì nghe lời thầy bói để cho vua Lý khỏi đau mắt. Vũ Phục lấy vợ ở Xuân Tảo rồi xuống ở tại quê vợ để tiện vào kinh thành bán dầu, nên sau khi vợ chồng ông chết, dân Xuân Tảo lập miếu thờ]. Bài ca nghề làm dầu (ép dầu để thắp đèn) có câu:
 
Bao giờ cạn hết nước sông
 
Kẻ Kẻ mới hết tài công làm dầu.
 
Nghề làm dầu ở Đống Ba có cách đây từ hàng nghìn năm. Ông tổ nghề làm dầu là “Thủy Du tiên sư”, giỗ ngày 15 tháng 2 âm lịch, trước có miếu, nay là nhà thờ.
 
Theo truyền thuyết, Đống Ba là khu đất cao, Quách tướng quân thường ngồi chơi cờ, bàn việc quân cơ. Còn ở phía sông Hồng, phía đông bắc làng, ngày xưa hay có sóng cao dữ dội. Ngày chiến thắng giặc Đông Hán, Quách tướng quân cùng hai em là Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương đều là tướng của Hai Bà Trưng được trở về trang Thượng Cát lập cung doanh. Một hôm hai nàng đua thuyền trên sông Nhị Hà, tự nhiên thấy trời đất tối tăm mù mịt, gió to, sóng lớn, hai nàng đều biến mất (gọi là hóa, thực chất là sóng nước lật thuyền). Nhà vua phong cho hai nàng là “Trinh Khiết đoan trang Bạch Tĩnh thủy tinh công chúa”, chuẩn cho trang Thượng Cát thờ cúng.
 
Như vậy, suốt từ đời Hùng Vương đến thời Hai Bà Trưng dòng sông Nhị Hà ở đoạn này luôn có nước lớn, sóng to. Và cũng vì vậy, vùng đất cổ ở đây được đặt tên là Đống Ba nghĩa là cột sóng. Tư liệu tìm thấy trong bài văn ghi ở chuông chùa Sùng Phúc có ghi: “Đống Ba thôn cổ tích Sùng Phúc tự tân xuân thủy tạo”, ở khánh cũng ghi địa danh là Đống Ba thôn, đều đúc năn Bính Thân (1716), niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 đời vua Lê Dụ Tông, Đống Ba chỉ miền đất cao.
 
Trong khoán ước năm Kỷ Mão (1879) và Hương ước cải lương 1921 đều ghi Thượng Cát xã Đống Ba thôn như trên.
 
Như vậy, tên làng Đống Ba, xét về địa lý và lịch sử thì đã có tên gọi từ xa xưa; xét về văn bản thì tên làng vẫn được lưu truyền cho đến bây giờ. Đó là một địa danh cổ có nguồn gốc với ý nghĩa nhân văn tồn tại từ bao đời. (Đến nay, tên làng Đống Ba, ở một số văn bản lại ghi là Đông Ba do hiểu sai từ “đống” theo nghĩa thuần Việt”)
 
Từ lâu đời, tục đánh cờ người, chạy quân và bơi trải, diễn lại cách luyện quân của Quách Tướng quân là những hoạt động văn hóa, những trò chơi dân gian trong ngày lễ hội ba làng Kẻ, đồng thời cũng là những tích diễn độc đáo để nhớ lại công lao sự nghiệp của thành hoàng làng, ba vị trướng của Trưng Nữ Vương những năm 40 đầu công nguyên.
 
Đống Ba phụ trách cờ người, Thượng Cát phụ trách “chạy quân”, Đại Cát phụ trách bơi trải đã làm cho Hội ba làng Kẻ trở nên hấp dẫn đặc biệt. Đó là truyền thống toàn dân đoàn kết, phát huy sức mạnh của tất cả mọi lực lượng để chiến thắng giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đời nhà Trần, Thượng Cát có Đinh Tuấn, một vị tướng đã từng lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ 13. Ông đã hy sinh anh dũng, được nhân dân bốn làng Gối Dưới (nay là xã Tân Lập Đan Phượng – Hà Tây), quê ngoại của ông thờ làm Thượng đẳng thần.
 
Thượng Cát cũng là đất hiếu học, thời phong kiến cũng đã có nhiều người đỗ đạt ở thứ bậc cao như các tiến sĩ Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Cảnh, Trần Lương Năng, Trần Vĩ. Truyền thuyết về một vị “Tiền Bắc quốc trạng nguyên, hậu Nam triều tiến sĩ” và một tiến sĩ hiền hậu được gọi là “Cụ Nghè bụt” là niềm tự hào, góp phần cổ vũ nhân dân Thượng Cát học tập, trở thành lá cờ đầu toàn miền Bắc về phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ những năm 60 thế kỷ XX.
 
->Trích trong tập: Từ Liêm với văn hóa Thăng Long - Hà Nội{{thiếu nguồn gốc}}
'''Thượng Cát''' là một đơn vị hành chính cấp [[xã]] thuộc [[huyện]] [[Từ Liêm]], [[Hà Nội]]. Xã này gồm hai thôn Đông Ba và Thượng Cát, từ thời xa xưa theo sử sách các cụ để lại trước đây là một bãi vàng đang được khai thác nhưng không hiểu lí do gì những người có quyền có chức lúc đấy lại không cho khai thác nữa và đã lấp lại.
{{sơ khai Hành chính Việt Nam}}