Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử thiên văn học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Paris (thảo luận | đóng góp)
n Bỏ phần xem thêm. Chủ đề lớn, quá nhiều bài liên quan. Hơn nữa đã có chủ đề Thiên văn học
Dòng 134:
[[Hình:Recurrent Nova T Pyxides.jpg|nhỏ|phải|200px|[[Sao biến quang]] T Pyxidis]]
 
Thế kỷ 20 lần lượt giải đáp những đặc trưng quan trọng nhất của ngôi sao. Những năm đầu thế kỷ, [[Ejnar Hertzprung]] và [[Henry Norris Russell]] đã tìm ra mối quan hệ giữa [[độ trưng]] với màu sắc và nhiệt độ của các ngôi sao và lập ra [[giản đồ Hertzprung-Russell]]. [[Arthur Stanley Eddington]] là người đã lập ra mô hình lý thuyết về các ngôi sao. Ông phát hiện ra tương quan giữa khối lượng và độ trưng của chúng đồng thời đưa ra lý thuyết về [[sao lùn trắng]], một loại sao mới lúc bấy giờ. Vào [[thập niên 1920]], Eddington cũng chỉ ra rằng [[phản ứng hạt nhân]] và [[phản ứng nhiệt hạch]] chính là nguồn năng lượng của các ngôi sao<ref>[http://phys-astro.sonoma.edu/brucemedalists/eddington/ Athur Stanley Eddington]; The Bruce Madalists of The Astronomical Society Of The Pacific.</ref> đồng thời mô tả sự cân bằng trọng lượng của chúng: lực hấp dẫn có xu hướng làm ngôi sao co lại trong khi lực đàn hồi lại khiến cho nó có xu hướng nở ra. Quá trình tiến hóa của các ngôi sao, những đối tượng dị thường như [[sao neutron]], [[lỗ đen]]... cũng được biết đến và tìm hiểu. Năm [[1904]], [[Henrietta Swan Leavitt]] phát hiện ra một dạng [[sao biến quang]] gọi là [[sao Cepheid]] và sau đó tìm được tương quan giữa chu kỳ thay đổi độ sáng với [[độ trungtrưng]] của chúng mà nhờ vậy có thể xác định được khoảng cách đến những thiên hà xa xôi bằng cách đo độ sáng trung bình và chu kỳ biến quang của sao Cepheid trong đó.<ref>[http://www.windows.ucar.edu/tour/link=/people/leavitt.html&edu=high Henrietta Swan Leavitt]; Windows to the Universe, [[UCAR]].</ref>
 
Con người cũng đã biết rằng, giữa các vì sao, trong khoảng không tưởng như trống rỗng là những đám mây bụi và khí tạo thành các [[tinh vân]]. Bụi và khí tham gia vào quá trình tạo ra những ngôi sao đồng thời khi "chết" đi, các ngôi sao lại tạo ra chúng như một vòng tuần hoàn.