Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy mạt Đường sơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
Cũng vào năm 621, chất tôn của Đường Cao Tổ là Triệu quận vương [[Lý Hiếu Cung]] đã tiến đánh nước Lương của Tiêu Tiển, bao vây kinh thành Giang Lăng của nước này. Tiêu Tiển không nhận thấy quân cứu viện của mình đang đến gần nên đã đầu hàng, và hầu hết nước Lương bị sáp nhập và Đường, trong khi một số tướng sĩ khuất phục Lâm Sĩ Hoằng. Khoảng thời gian này, Lý Phúc Uy đã đánh bại Lý Tử Thông, buộc Lý Tử Thông phải đầu hàng, nước Ngô của Lý Tử Thông cũng bị sáp nhập vào Đường.
 
Vào mùa xuân năm 622, Lý Thế Đân đánh bại Lưu Hắc Thát, buộc Lưu Hắc Thát phải chạy sang Đông Đột Quyết, song Lưu Hắc Thát đã quay trở lại với viện trợ của Đông Đột Quyết, tái chiếm lãnh thổ của nước Hạ trước đó. Vào mùa đông năm 622, anhhoàng traihuynh của Lý Thế Dân là Thái tử [[Lý Kiến Thành]] lại đánh bại Lưu Hắc Thát, và vào mùa xuân năm 623, trong lúc chạy trốn, Lưu Hắc Thát bị thuộc hạ Gia Cát Đức Uy (諸葛德威) phản bội đem nộp cho quân Đường, Lý Kiến Thành cho hành quyết Lưu Hắc Thát. Trước đó, Lâm Sĩ Hoằng qua đời, và nước Sở của ông tan vỡ khi các thành dần đầu hàng Đường, và ngay sau khi Lưu Hắc Thát chết, Từ Viên Lãng cũng chết trận sau nhiều lần chiến bại trước quân Đường. Vào lúc này, ngoài Lương Sư Đô và Cao Khai Đạo ở cực bắc, Trung Hoa phần lớn đã thống nhất dưới quyền cai quản trên danh nghĩa của Đường.
 
Tuy nhiên, vào mùa thu năm 623, khi Lý Phục Uy đang ở Trường An, bộ tướng của ông là [[Phụ Công Thạch]] đã nổi dậy tại Đan Dương, tự xưng là Tống Đế và kiểm soát lãnh thổ từng nằm dưới quyền cai quản của Lý Phục Uy. Năm 624, Lý Hiếu Cung đã đánh bại và giết chết Phụ Công Thạch, hợp nhất nước Tống vào Đường. Trong khi đó, Cao Khai Đạo phải đối mặt với một cuộc nổi dậy do thuộc hạ là Trương Kim Thụ (張金樹) tiến hành và đã quyết định tự sát, nước Yên của ông cũng bị sáp nhập vào Đường.