Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngã (Phật giáo)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Tự động sửa văn bản (-[[Category: +[[Thể loại: & -[[Image +[[Hình & -|thumb| +|nhỏ| & -|left| +|trái| & -|right| +|phải|)
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Tự động sửa văn bản (-[[Category: +[[Thể loại: & -[[Image +[[Hình & -|thumb| +|nhỏ| & -|left| +|trái| & -|right| +|phải| & -Ð +Đ)
Dòng 1:
'''Ngã''' (我, sa. ''ātman'', pi. ''attā'') tức là cái "ta" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. [[ÐạoĐạo Phật]] không công nhận sự hiện diện của một ngã như thế. Trong toàn bộ mọi hiện tượng tâm lí và vật lí không có một chủ thể gì được gọi là độc lập, thường còn ([[Vô ngã]], [[Ngũ uẩn]]).
 
Theo đạo Phật, ý nghĩ cho rằng có "ta", có "người" - những đơn vị độc lập không phụ thuộc vào nhau - chính là [[Vô minh]], si mê. Sự nhận thức là có "ta" tự khởi lên bởi vì con người thường bị tri thức mê hoặc - tri thức ở đây là thức thứ sáu, khả năng suy nghĩ phân biệt - cho rằng thế giới nhị nguyên vốn có sẵn và từ đó phát sinh ra sự suy nghĩ và hành động theo quan niệm rằng, "ta" và người, vật bên ngoài hoàn toàn là những đơn vị độc lập. Dần dần, ý nghĩ "ta" khắc sâu vào tâm và những ý nghĩ khác như "ta yêu cái này, ta ghét cái nọ; cái này của ta, cái này của ngươi" bắt đầu nẩy nở. Những ý nghĩ nêu trên lại có ảnh hưởng trở lại với ý nghĩ "ta" và, vì vậy, cái "ta" này cai trị tâm linh của con người. Nó sẵn sàng tấn công tất cả những gì mà nó cảm thấy bị đe dọa, thèm khát những gì giúp nó gia tăng quyền lực. Thù hận, tham khát và xa rời chân tính là những tai hại phát sinh từ đó và chúng trực tiếp đưa con người đến bể Khổ.