Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ivan IV của Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thời kỳ cuối: chính tả, replaced: sảy thai → sẩy thai using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
|date of birth={{Birth date|df=yes|1530|8|25}}|place of birth=[[Kolomenskoye]], gần [[Moskva]]|date of death={{OldStyleDate|18 March|1584|18 March}} (aged 53)|place of death=[[Moskva]]|date of burial=|place of burial=}}
 
'''Ivan IV Vasilyevich''' ([[tiếng Nga]]: ''Иван IV Васильевич''; [[25 tháng 8]], [[1530]] – [[18 tháng 3]], [[1584]]) là [[Đại công tước Moskva]] từ năm [[1533]] tới năm [[1547]]. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước [[Nga]] chính thức xưng [[Sa hoàng]] (năm [[1547]]). Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình ông đã chinh phục các hãn quốc [[Hãn quốc Kazan|Tartar]] và [[Hãn quốc Sibir|Xibia]] cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia [[đa sắc tộc]] và đa tôn giáo. Trong lịch sử Nga, vị Nga hoàng này đơn giản được gọi là Ivan Grozny (tiếng Nga: Иван Грозный {{Audio|Ru-Ivan Grozny.ogg|nghe}}), và được dịch sang tiếng Việt thành '''Ivan Bạo chúa''', '''Ivan Lôi đế''', '''Ivan Khủng khiếp''' hay '''Ivan Hung Đế'''
 
==Thời kỳ đầu cầm quyền==
Dòng 30:
Ngày [[16 tháng 1]] năm [[1547]], Ivan trở thành Nga hoàng tại [[đại giáo đường Uspensky]] khi 16 tuổi. Dù vừa xảy ra vụ [[Hoả hoạn Moskva (1547)|Đại hoả hoạn 1547]], thời kỳ đầu cầm quyền của ông là một trong những giai đoạn hiện đại hoá và [[đổi mới|cải cách]] trong hoà bình. Ivan xem xét lại các luật lệ (được gọi là [[Sudebnik năm 1550|sudebnik]]), tạo lập một [[đội quân thường trực]] ([[streltsy]]), thành lập nghị viện Nga đầu tiên cho các tiểu quốc [[phong kiến]] ([[Hội đồng hội nghị tự quản địa phương|Zemsky Sobor]]), hội đồng quý tộc (được gọi là Hội đồng được Lựa chọn), và xác nhận vị trí của Nhà thờ với [[Stoglav|Hội đồng Trăm Tăng hội]], thống nhất các lễ nghi và các quy định giáo hội trong toàn bộ đất nước. Ông đưa ra sáng kiến tự quản tại các vùng nông thôn, chủ yếu tại Đông bắc Nga, nơi sinh sống của đa phần nông dân. Trong thời kỳ cầm quyền của ông lần đầu tiên [[báo viết|báo in]] xuất hiện tại Nga (dù hai ông chủ nhà in đầu tiên người Nga [[Ivan Fedorov (thợ in)|Ivan Fedorov]] và [[Pyotr Mstislavets]] đã phải bỏ chạy khỏi [[Moskva]] tới [[Đại Công quốc Litva]]).
 
Năm 1547, Hans Schlitte, [[luật sư]] của Ivan, đã đưa các thợ thủ công Đức tới làm việc tại Nga. Tuy nhiên tất cả những người này đã bị bắt giữ tại [[Lübeck]] theo yêu cầu của [[Ba Lan]] và [[Livonia]]. Các hội buôn [[Đức]] đã từ chối cảng mới được Ivan cho xây dựng trên [[sông Narva]] năm 1550 và tiếp tục giao nhận hàng hoá tới các cảng ven biển Baltic thuộc Livonia. Nước Nga vẫn bị cô lập khỏi mạng lưới thương mại đường biển.
 
Ivan đã thành lập các kết nối thương mại mới, mở cửa [[Biển Trắng]] và cảng [[Arkhangelsk]] cho [[công ty Muscovy]] của các thương nhân [[Anh]]. Năm 1552 ông đánh bại [[Hãn quốc]] [[Hãn quốc Kazan|Kazan]], do quân đội nước này đã nhiều lần tàn phá vùng đông bắc Nga,<ref>Biên niên sử Nga ghi chép lại khoảng 40 vụ tấn công của hãn quốc Kazan vào lãnh thổ Nga (chủ yếu trong khu vực [[Nizhniy Novgorod]], [[Murom]], [[Vyatka]], [[Vladimir]], [[Kostroma]], [[Galich]]) trong nửa đầu thế kỷ 16. Năm 1521, liên quân của Hãn Muhamed Giray và các đồng minh vùng Krym đã tấn công Nga và bắt giữ trên 150.000 nông nô. ''Tuyển tập Biên niên sử Nga, quyển 13, [[Sankt-Peterburg|S.Pb]], 1904''</ref> và sáp nhập lãnh thổ nước này. Năm 1556, ông sáp nhập [[Hãn quốc Astrakhan]] và tiêu diệt [[chợ nô lệ]] lớn nhất trên sông Volga. Những cuộc chinh phục này đã làm phức tạp thêm sự [[Di cư con người|di cư]] của những bộ tộc [[du cư]] từ châu Á tới châu Âu qua sông Volga và biến nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Ông cho cho xây dựng [[đại giáo đường Thánh Basil]] tại kinh đô [[Moskva]] để kỷ niệm việc chinh phục [[Kazan]]. Truyền thuyết kể rằng ông ấn tượng trước kiến trúc công trình này tới mức đã cho làm mù mắt các kiến trúc sư để họ không thể xây dựng được thứ gì đẹp đẽ như thế nữa.
Dòng 39:
 
==Thời kỳ cuối==
Nửa sau trong thời gian cầm quyền của Ivan không thành công nhiều như trước. Dù [[Hãn]] [[Krym]] là [[Devlet I Giray]] nhiều lần tàn phá vùng Moskva và thậm chí [[Đốt cháy Moskva (1571)|đốt cháy]] kinh đô Moskva năm 1571, Nga hoàng ủng hộ cuộc chinh phục [[người Tatar]] [[Xibia]] của [[Yermak Timofeyevich|Yermak]], chấp nhận một chính sách [[xây dựng đế chế]], dẫn ông tới việc tung ra một cuộc chiến tranh thắng lợi mở rộng về biển phía tây, đương đầu với [[Đế quốc Thuỵ Điển|người Thụy Điển]], [[Litva]], [[Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva|Ba Lan]], và các [[hiệp sĩ Teutonic]] [[Livonia]].
 
Trong 24 năm cuộc [[chiến tranh Livonia]] kéo dài, gây thiệt hại cả về kinh tế và quân sự với Nga và không giành được bất kỳ một lãnh thổ nào cho nước Nga. Trong thập niên 1560 sự kết hợp giữa [[hạn hán]] và [[nạn đói]], cũng như các cuộc tấn công của Ba Lan-Litva, [[những cuộc xâm lược của người Tatar]], và sự phong toả đường thương mại trên biển do người Thuỵ Điển, Ba Lan và [[Liên minh Hanseatic]] tiến hành đã tàn phá nước Nga. Giá lương thực tăng gấp mười lần. Bệnh dịch giết hại 10.000 người ở Novgorod. Năm 1570 bệnh dịch làm 600-1000 người chết hàng ngày tại Moskva.<ref>R.Skrynnikov, "Ivan Grosny", M., AST, 2001</ref> Vị cố vấn thân cận nhất của Ivan, công tước [[Andrei Kurbsky]], bỏ trốn theo người Litva, dẫn đầu quân đội Litva tàn phá vùng [[Velikiye Luki]] của nước Nga. Sự phản bội này đã làm Nga hoàng Ivan rất đau đớn. Khi chính sách Oprichnina tiếp diễn, Ivan dần trở nên bất ổn định về tinh thần và ốm yếu về thể chất. Trong một tuần, ông dễ dàng chuyển từ trạng thái ăn chơi sa đoạ nhất sang việc đi cầu nguyện và ăn chay tại một tu viện xa xôi phía bắc.<!--Please don't justify tyranism by mental problems: --Modern researchers, basing on the analysis of the remains of Ivan, assume the mercury poisoning of tsar (as well as at his mother Helena Glinskaya). The mercury poisoning destroyed his mental health.-->
[[Tập tin:REPIN Ivan Terrible&Ivan.jpg|265px|nhỏ|''Ivan Bạo chúa và con trai Ivan ngày 16 tháng 11 năm 1581''</br />(tranh của họa sĩ [[Ilya Repin]] vẽ năm 1885]])
 
Vì ông dần mất ổn định và trở nên bạo lực, những Oprichnik tại [[Malyuta Skuratov]] nhanh chóng vượt ra ngoài vòng kiểm soát và trở thành những kẻ sát nhân. Họ tàn sát các quý tộc và nông dân, bắt mọi người đi lính chiến đấu trong cuộc chiến với Livonia. Dân số sụt giảm và nạn đói kéo tới. Nơi từng là vùng giàu có nhất nước Nga đã trở thành vùng nghèo khổ nhất. Trong một cuộc tranh cãi với thành phố [[Veliky Novgorod|Novgorod]] giàu mạnh, Ivan đã ra lệnh cho những Oprichnik giết hại những người dân thành phố này, từ đó thành phố không bao giờ còn quay trở lại được thời kỳ thịnh vượng đó nữa. Những kẻ trung thành với ông đã đốt phá và cướp bóc thành phố cùng các làng mạc.<ref>[http://www.1911encyclopedia.org/Novgorod,_Russia_(Capital) Novgorod, Nga]</ref> Có thể tới 60.000 người đã bị giết hại trong vụ thảm sát Novgorod nổi tiếng năm 1570;<ref>[http://users.erols.com/mwhite28/warstat0.htm#IvanT Ivan Hung Đế, Nga, (1533-1584)]</ref> nhiều người khác đã bị [[trục xuất]].<ref>Theo biên niên sử Novgorod III, vụ thảm sát kéo dài trong 5 tuần. Gần như mỗi ngày có tới 500 hay 600 người bị giết hay bị dìm chết. Biên niên sử Pskov I ước tính số nạn nhân khoảng 60.000.</ref> [[Con số thống kê chính thức]] cho thấy 1.500 quý tộc Novgorod đã bị giết hại, chưa nói tới con số tương đương những thường dân khác. Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại ước tính số nạn nhân trong khoảng 2 tới 3.000 người. (Sau nạn đói và [[Dịch bệnh|các bệnh dịch]] số dân Novgorod trong thập niên 1560 có lẽ không vượt quá 10.000-20.000 người.)<ref>Điều tra báo cáo của Maljuta Skuratov và các danh sách tưởng nhớ (''sinodiki''), R. Skrynnikov cho rằng số nạn nhân là 2.000-3.000. (Skrynnikov R. G., "Ivan Grosny", M., AST, 2001)</ref>