Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giờ chuẩn Greenwich”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Giờ '''GMT''' (viết tắt từ [[tiếng Anh]] '''Greenwich Mean Time''' nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") là [[giờ Mặt Trời]] tại [[Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich]] tại [[Greenwich]] gần [[Luân Đôn]], [[Anh]]. Nơi đây được quy ước nằm trên [[kinh tuyến]] số 0.
 
Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của [[Mặt Trời]], quan sát tại Greenwich, nằm ở đường [[kinh tuyến Greenwich]]. Thực tế, chuyển động của [[Trái Đất]] trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không thực sự [[đường tròn|tròn]] mà theo [[hình elíp]], với tốc độ thay đổi trong năm, dẫn đến chênh lệch [[giờ Mặt Trời]] trong một năm lên đến 16 [[phút]] (có thể tính được theo [[phương trình thời gian quỹ đạo]]). Một cách khắc phục là lấy trung bình quanh năm và giờ GMT là giờ Mặt Trời trung bình của năm.
 
Trái Đất tự quay quanh mình cũng không đều, và có xu hướng quay chậm dần vì lực [[thủy triều]] của [[Mặt Trăng]]. Các [[đồng hồ nguyên tử]] cho ta thời gian chính xác hơn sự tự quay của Trái Đất. Ngày [[1 tháng 1]], [[1972]], một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng [[Giờ phối hợp quốc tế|Giờ Phối hợp Quốc tế]] (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. [[UT1]] được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". [[Giây nhuận]] được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 [[giây]].