Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyến yên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 69 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q156871 Addbot
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
'''1.Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch)'''
Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu).
Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein...
 
Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.
 
'''2.Thuỳ sau tuyến yên'''
Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin.
Chức năng của Vasopressin (ADH):hay con gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn gần và ống lượn xa của quai henle. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt. Oxytoxin: đây là hormon làm tăng co bóp cơ tử cung.Phụ nữ có thai thường có nồng đọ hormon này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của Oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài..
 
'''3.Thuỳ giữa tuyến yên'''
Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp,ở người chỉ gồm một lớp tế bào mỏng.. Thuỳ giữa tuyến yên bài tiết ra MSH..
Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là 2 nhánh : động mạch tuyến yên trên và động mạcmạch tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.
{{Commonscat|Pituitary gland}}