Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bách Gia Chư Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
BFriend (thảo luận | đóng góp)
BFriend (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
== Các trường phái tư tưởng ==
 
=== Nho gia ===
{{Chính|Khổng giáo}}
 
Dòng 24:
Ví dụ, hoàn toàn đối lập với Mạnh Tử là sự giải thích của [[Tuân Tử]] (kh. [[300 TCN|300]]–[[237 TCN]]), một học giả Khổng giáo khác về sau này. Tuân Tử chủ trương rằng con người bẩm sinh là ích kỷ và xấu xa (tính ác); ông cho rằng tính thiện chỉ có được thông qua giáo dục và hành động phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Ông cũng cho rằng hình thức chính phủ tuyệt vời nhất là dựa trên sự kiểm soát độc đoán, và rằng đạo đức là không liên quan tới việc cai trị một cách hiệu quả.
 
=== Pháp gia ===
{{Chính|Pháp gia}}
 
Dòng 33:
Pháp gia đã có ảnh hưởng lớn tới những căn bản triết học cho các hình thức chính phủ đế quốc. Trong thời [[nhà Hán]], những yếu tố thiết thực nhất của Khổng giáo và Pháp gia đã được sử dụng để tạo nên một hình thái tổng hợp, mang tới sự sáng tạo một hình thái mới của chính phủ tồn tại mãi tới cuối [[thế kỷ 19]].
 
=== Đạo gia ===
{{Chính|Đạo giáo}}
Thời nhà Chu là một giai đoạn chứng kiến sự phát triển của [[Đạo giáo]] luồng tư tưởng có ảnh hưởng lớn thứ hai ở Trung Quốc. Những hệ thống của nó thường được cho là của [[Lão Tử]], người được cho là ra đời trước Khổng Tử và [[Trang Tử]] ([[369 TCN|369]]–[[286 TCN]]). Mục đích của Đạo giáo là cá nhân bên trong tự nhiên chứ không phải là cá nhân ở trong xã hội; theo Đạo giáo, mục đích cuộc sống đối với mỗi người là tìm cách điều chỉnh mình và hòa nhập với nhịp điệu của tự nhiên (và thế giới siêu nhiên), để theo đúng ([[Đạo (triết học)|Đạo]]) của vũ trụ, để sống hài hoà. Về nhiều mặt nó đối lập với chủ nghĩa đạo đức cứng nhắc của Khổng giáo, Đạo giáo đối với nhiều tín đồ là một cách bổ sung vào cách thức cuộc sống hàng ngày. Một học giả khi là một vị quan phải theo những lời răn dạy của Khổng giáo, nhưng những lúc thư nhàn hay khi đã về hưu thì có thể tìm kiếm sự hòa hợp với thiên nhiên như một người Đạo giáo ẩn dật.
 
=== Âm Dương gia ===
{{Chính|Âm Dương Gia}}
 
Một khuynh hướng tư tưởng khác thời Chiến Quốc là Trường phái [[Âm - Dương]] và [[Ngũ hành]]. Là một nhánh được tách ra từ Đạo gia (khoảng 500 năm sau khi Đạo gia hình thành) Những học thuyết đó cố gắng giải thích vũ trụ theo những thuật ngữ của những lực lượng căn bản trong tự nhiên: những tác nhân của âm (tối, lạnh, phụ nữ, phủ định) và dương (ánh sáng, nóng, đàn ông, khẳng định) và Ngũ hành (nước, lửa, gỗ, kim loại, và đất). Khi mới xuất hiện, các học thuyết này được phát triển ở nước [[Yên Nhật|Yên]] và [[Tề]]. Về sau, những học thuyết nhận thức luận này chiếm một phần đáng kể trong cả triết học và đức tin của dân chúng.
 
=== Mặc gia ===
{{Chính|Mặc gia}}
 
Dòng 49:
Mặc Tử biện hộ cho tính thanh đạm, lên án sự nhấn mạnh của Khổng giáo đối với đạo đức và nhạc, mà ông coi là phung phí. Ông coi chiến tranh là vô ích và ủng hộ hòa bình. Việc hoàn thành các mục tiêu xã hội, theo Mặc tử, là cần phải thống nhất tư tưởng và hành động. Triết lý chính trị của ông ủng hộ một chính thể quân chủ giống với sự cai trị của thần thánh: dân chúng phải luôn luôn vâng lời những người lãnh đạo, và những người lãnh đạo phải luôn theo ý nguyện của trời. Mặc học có thể có những yếu tố của chế độ nhân tài: Mặc Tử cho rằng những nhà cai trị phải chỉ định ra những quan chức theo phẩm hạnh và khả năng chứ không phải vì những mối quan hệ gia đình của họ. Mặc dù lòng tin của dân chúng vào Mặc gia đã giảm sút từ cuối thời Tần, những quan điểm của nó vẫn còn để lại dấu ấn trong tư tưởng [[Pháp gia]].
 
=== Danh gia ===
{{Chính|Danh gia}}