Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bách Gia Chư Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
BFriend (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
BFriend (thảo luận | đóng góp)
Dòng 6:
Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời [[Xuân Thu]] tới khi Trung Quốc được [[nhà Tần]] thống nhất năm 256 TCN, tư tưởng Trung Quốc bước vào giai đoạn nở rộ nhất của mình. Tất cả các trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc đều hiện ra ở giai đoạn không thể tin nổi này của văn hóa Trung Quốc; các nhà sử học Trung Quốc coi giai đoạn nảy nở văn hóa này là “[[Bách Gia Chư Tử|Giai đoạn trăm nhà đua tiếng]]” (Bách gia chư tử) (551-233 TCN). Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là [[Khổng Tử]], người sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ sáu TCN. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận [[siêu hình]]. Mục đích của ông là cải tổ [[triều đình]] nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.
 
Một nhà triết học khác là [[Lão Tử]], cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập [[Đạo giáo]], một cách tiếp cận tiêu cực và siêu hình tới [[Đức]] với giáo lý căn bản là tuân theo [[Đạo (triết học)|Đạo]]. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo [[Thiên Mệnh|đạo trời]] bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức thì trái lại Lão giáo khuyên không can thiệp và không phấn đấu ([[vô vi]]). Trong khi có thể trên thực tế không có người thực sự tên là Lão Tử, người thứ hai lập lên Đạo giáo chính là [[Trang Tử]], chắc chắn có tồn tại. Ông cũng dạy một triết lý gần giống hoàn toàn. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời; vì vậy sách của họ rất mâu thuẫn và thường là không thể hiểu nổi. Trường phái lớn thứ ba là [[Mặc Tử]], người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết "[[kiêm ái]]": Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.
 
Cuối cùng, trường phái lớn nữa là [[Pháp gia]]. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các [[bản năng]] của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là "Pháp gia". Không trường phái nào trong số trên, vốn đều có mục tiêu thay đổi triều đình, gây ảnh hưởng tới nhà Chu. Triều đình đầu tiên chấp nhận một trong những lý thuyêt trên là nhà Tần, họ chọn Pháp gia. Kết quả thật bạo tàn, nhưng những sáng tạo của phái Pháp gia nhà Tần đã trở thành thứ trung tâm nhất của các triều đình Trung Hoa sau đó.
 
== Các trường phái tư tưởng ==