Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Bolocom (thảo luận | đóng góp)
Dòng 53:
 
Nếu bạn đã dùng tất cả các biện pháp hợp lý để giải quyết mối mâu thuẫn, nên [[:en:Wikipedia:Requests_for_arbitration|yêu cầu Trọng tài phân xử]]. Hãy sẵn sàng để chứng tỏ rằng bạn đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng tất cả các giải pháp. [[:en:Arbitration|Trọng tài]] thì khác với Hoà giải ở chỗ [[:en:Wikipedia:Arbitration_Committee|Hội đồng Trọng tài]] sẽ cân nhắc vấn đề và đưa ra quyết định, thay vì chỉ đơn giản phụ giúp hai bên đạt đến một thoả hiệp. Nếu vấn đề được quyết định bởi Trọng tài, bạn sẽ phải chấp thuận kết quả. Nếu vấn đề liên quan đến những vi phạm nghiêm trọng của thành viên, sự phân xử có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như đã dẫn trong [[:en:Wikipedia:Arbitration_policy|Luật lệ về Phân xử]].
==Các quy tắc ứng xử==
 
Các Quy tắc ứng xử được đề xuất như một khuyến cáo, có thể từng phần hoặc theo trình tự như sau:
 
# ''Khi giữa các thành viên tham gia biên tập phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp nội dung trong bài viết, một bên cần '''đặt bản mẫu {{[[Bản mẫu:Mâu thuẫn|mâu thuẫn]]}} kèm theo lý do treo biển''' để thông báo cho bên còn lại trong thời gian '''24 giờ''' trước khi di chuyển nội dung đang có mâu thuẫn, tranh chấp ra khỏi bài chính và vào trang thảo luận của bài''.
# ''Hai bên cần '''tách rời từng phần các nội dung tranh chấp''' để thảo luận. Những phần nội dung nào đạt được đồng thuận thì có thể đưa vào bài ngay lập tức.''
# ''Đối với những thông tin đặc biệt quan trọng đang có tranh chấp về tính chính xác khách quan, nếu một bên dẫn được '''ít nhất 2 (hai) nguồn hàn lâm''' đề cập đến, thông tin đó có thể được chấp nhận là có độ chính xác cao, trừ trường hợp bên còn lại cung cấp được bằng chứng là thông tin đã '''bị suy diễn, mạo nguồn hoặc được dẫn thông tin từ nguồn còn lại'''.''
# ''Hai bên cũng có thể đồng thời tổ chức một cuộc thăm dò và kêu gọi các thành viên bên ngoài góp ý kiến, nhằm tìm ra đề xuất khả dĩ được cả 2 bên đồng thuận. Thời gian thảo luận và thăm dò ý kiến không quá '''7 (bảy) ngày''' kể từ khi di chuyển nội dung tranh chấp vào trang thảo luận của bài.''.
# ''Nếu hết thời hạn trên, mà vẫn còn các phần nội dung tranh chấp, 2 bên có thể tổ chức một cuộc biểu quyết nhỏ trong thời gian '''7 (bảy) ngày''' để chọn phương án cuối cùng. Kết quả của tỷ lệ đa số sẽ được xem là xu hướng phổ biến và có khả năng được nhiều người ủng hộ nhất, do đó sẽ được chấp nhận đưa vào bài.''
# ''Sau khi có kết quả của biểu quyết, bản mẫu {{[[Bản mẫu:Mâu thuẫn|mâu thuẫn]]}} sẽ được tháo bỏ và phần nội dung được đưa vào theo kết quả biểu quyết sẽ được bảo lưu trong ít nhất '''30 (ba mươi) ngày'''. Sau thời hạn này, các thành viên có thể tái lập các quy trình trên để giải quyết các mâu thuẫn còn tồn đọng.''
 
Xin xem [[:en:Wikipedia:Arbitration_Committee|Hội đồng Trọng tài]], [[:en:Wikipedia:Arbitration_policy|Luật lệ về Phân xử]], [[:en:Wikipedia:Requests_for_arbitration|yêu cầu Trọng tài phân xử]]