Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ratko Mladić”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa liên kết bài
Dòng 32:
''"Trên 500 nạn nhân của vụ diệt chủng Srebrenica là những đứa trẻ dưới 18 tuổi"'', Hasan Nuhanovic, một người trốn thoát khỏi Srebrenica có cha, mẹ và một người em trai bị [[hành hình]], kể lại. "Chúng đều chỉ mới 16, 17 tuổi khi bị hành quyết". Tại Sarajevo, Mladic đã ra lệnh sử dụng trọng pháo và các tay súng [[xạ thủ bắn tỉa|bắn tỉa]] nhắm vào [[dân thường]]. Lực lượng của Mladic cũng bị tố cáo sử dụng việc [[hiếp dâm|hãm hiếp]] có hệ thống như một vũ khí chiến tranh.<ref name="tuanvietnam.net"/>
 
Sống tự do tại Belgrade một thời gian, Tướng Mladic biệt tăm khi cựu tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic bị bắt vào năm 2001.<ref>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/05/110527_mladic_profile.shtml]</ref> Cùng với tướng [[Radovan KaradzicKaradžić]], ông tượng trưng cho chiến dịch thanh trừng sắc tộc của Serbia chống lại người Croatia và người Hồi giáo.
 
Giáo sư Zoran Dragisic nghiên cứu về [[khủng bố]] tại Đại học Belgrade cho rằng vị tướng này đã có thể trốn tránh [[công lý]] lâu như vậy là vì các cơ quan [[chính phủ]] [[Serbia]] trong quân đội và lực lượng an ninh đã bảo vệ cho ông ta. Danh tiếng của Mladic là một nhà [[ái quốc]] Serbia đã mang lại cho ông lòng trung thành của nhiều người. Tuy nhiên, đối với hàng ngàn phụ nữ bị giam cầm trong "trại hiếp dâm" tại miền đông Bosnia, với những gia đình của vô số những người vô tội bị giết hại, đối với các nhà [[điều tra]] [[tội phạm chiến tranh]], và đối với những người từng phải bất lực chứng kiến ​​sự tàn phá Sarajevo, Mladic không thể không bị bắt. Những tội ác của ông ta gây ra chấn thương không chỉ đối với người dân của Bosnia, người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo, mà còn đối với toàn thể người dân [[châu Âu]].