Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mẹ Tổ quốc kêu gọi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bot: Di chuyển 22 liên kết ngôn ngữ đến d:q1601986 tại Wikidata
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{Italic title}} → {{tiêu đề nghiêng}}
Dòng 1:
{{tiêu đề nghiêng}}
{{Italic title}}
{{dablink|Xem thêm các mục từ khác có nội dung liên quan tại bài viết [[Mẹ Tổ quốc]].}}
{{Infobox Military Memorial
Dòng 27:
 
==Lược sử==
Ý tưởng của một tượng đài kỷ niệm những người dân và quân nhân hy sinh vì cho chiến thắng lẫy lừng ở [[Volgograd|Stalingrad]] được manh nha từ ngay sau khi cuộc [[Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại|chiến tranh vệ quốc vĩ đại]] kết thúc.<ref name = "vnexpress"/><ref name = "trud">http://www.trud.ru/article/13-10-2007/122162_kak_vajali_rodinu-mat.html</ref> Ngay từ năm 1945, nhà nước Xô Viết đã mở một cuộc thi thiết kế tượng đài về chủ đề này với quy mô trên toàn quốc. Đông đảo người dân Liên Xô thuộc mọi tầng lớp đã tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi này, từ những chuyên gia về xây dựng, những kiến trúc sư, kỹ sư công trình cho tới cả những người có ngành nghề không liên quan gì đến xây dựng hay điêu khắc. Một phần những bản vẽ được gởi cho [[Học viện Nghệ thuật tạo hình]], một phần gửi cho [[Ủy ban Quốc phòng Nhà nước]], một phần khác được gửi ngay cho lãnh tụ [[Iosif Vissarionovich Stalin|I. V. Stalin]]. Cuối cùng, sau một thập niên tổng kết và đánh giá các thiết kế, chính phủ Liên Xô đã quyết định chọn bản vẽ của nhà điêu khắc [[Yevgeniy Viktorovich Vuchetich|Ye. V. Vuchetich]] làm hình mẫu xây dựng tượng đài. Ye. V. Vuchetich là một trong những nhân vật danh tiếng trong ngành điêu khắc và xây dựng của Liên Xô, từng 5 lần đạt [[Giải thưởng Stalin]] (1946, 1947, 1948, 1949, 1950) và là tác giả của công trình tượng đài tại [[công viên Treptow]] ở [[Berlin]] vốn nhận được những đánh giá tích cực của giới phê bình.<ref name = "trud"/> Công tác chỉ đạo việc xây dựng và kết cấu của tượng đài là kỹ sư công trình [[Nikolay Vasiliyevich Nikitin|N. V. Nikitin]], người cũng từng đạt Giải thưởng Stalin vào năm 1951 cho việc thiết kế xây dựng lại các khu [[nhà máy]] bằng [[đá nguyên khối]]<ref>http://www.vtobolsk.ru/nikitin.shtml</ref><ref>http://tobolsk.info/istoriya-tobolska/lyudi/11734-arxitektor-nikolaj-vasilevich-nikitin</ref> và là tác giả của [[tháp Ostankino|tháp truyền hình Ostankino]] tại thủ đô Moskva<ref name = "vnexpress"/>, công trình cao nhất thế giới trong giai đoạn 1967-76 và là công trình cao nhất châu Âu hiện nay.
 
Ngày 23 tháng 1 năm 1958, [[Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô]] chính thức ra quyết định khởi công khu phức hợp tượng đài Mamayev và đến tháng 5 năm 1959 việc xây dựng được tiến hành. Quá trình xây dựng bức tượng tương đối kéo dài và gặp rất nhiều khó khăn về cấu trúc, độ bền vững, công nghệ, về chi phí công trình cũng như tham vọng quá lớn của một số cấp lãnh đạo tối cao<ref name = "rusfront">http://russian-front.com/2009/06/09/the-motherlandfalls/</ref>. Tuy nhiên, vượt qua tất cả những khó khăn đó, ngày 15 tháng 10 năm 1967 khu tượng đài chính thức được khánh thành sau 22 năm ấp ủ và thai nghén<ref name = "vnexpress"/>, và kết quả của tất cả những công sức đó thật sự là ấn tượng<ref name = "rusfront"/>. Tại thời điểm khánh thành, nó là tượng đài lớn nhất trên thế giới và kỷ lục này được giữ cho đến năm 1989 khi tượng Đại Quan Âm ở công viên [[Kita no Miyako]] được hoàn tất. Hiện nay tượng đài đứng thứ 11 trong danh sách này<ref>http://www.infozoom.ru/2008/07/09/samye-vysokie-statui-v-mire.html</ref>.