Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Đại kết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
*Một văn bản quan trọng đã được ký kết giữa hai [[Giáo hội Công giáo Rôma]] và [[Tin Lành]] có nội dung liên quan đến giáo lý chung về ơn công chính hóa bởi ân sủng, qua đức tin như phương tiện (vấn đề này đã gây nên nhiều tranh cãi và dẫn đến cuộc Cải cách ở [[thế kỷ 16]]). Liên đoàn quốc tế [[Giáo hội Luther]] (F.L.M) và Giáo Hội Công giáo đã cùng ký văn bản này tại [[Augsbourg]] ngày [[30 tháng 10]] năm [[1999]]. Trong khối [[Tiếng Pháp|Pháp ngữ]], với sự cộng tác của các chuyên viên các Giáo hội Kitô, bản dịch [[kinh Lạy Cha]] đã được thực hiện năm 1966 (được dùng trong Phụng vụ hiện nay tại các nước thuộc khối Pháp ngữ) và bản dịch [[Kinh Thánh Đại kết]] (TOB) đã thực hiện năm 1972.
 
Ngoài ra còn có những cuộc gặp gỡ lịch sử mở ra những bước tiến mới trong tinh thần Đại Kết: cuộc gặp gỡ giữa [[Giáo hoàng Phaolô VI]] và [[Thượng phụ]] [[Constantinopolis|Constantinopolis]] [[Athenagoras]] tại [[Jerusalem]] năm 1964; Cuộc viếng thăm của [[Giáo hoàng Phaolô VI]] tại [[Tòa Thượng Phụ Constantinopolis]] năm 1967, rồi tại Hội Đồng Đại kết các Giáo Hội tại [[Genève]] năm 1969. [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]] đã nối bước các Vị Tiền Nhiệm khi đến thăm Tòa Tổng Giám Mục Giáo Hội Anh Giáo [[Canterbury]] 1982 và nhiều cuộc gặp gỡ với các vị lãnh đạo cấp cao của các Giáo Hội Kitô khác.
 
Những cố gắng tiến tới Đại kết còn thể hiện qua những nghiên cứu chung về [[Thần học]] và [[Kinh Thánh|Thánh Kinh]], những buổi hội thảo và nhiều dịp gặp gỡ quan trọng khác trong các lãnh vực quốc tế, khu vực và quốc gia.
Dòng 75:
Khi suy niệm toàn bộ đoạn [[Sách Phúc Âm|Tin Mừng]] này, tất cả những ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô được mời gọi nhớ lại rằng họ cũng đã có đôi tai mở ra để đón nhận Tin Mừng, như người câm điếc được Đức Giêsu chữa lành. Họ cũng được nhắc nhớ rằng Giáo Hội phải lắng nghe tiếng kêu than của tất cả những ai đang đau khổ. Được thúc đẩy bởi sự cảm thương, Giáo Hội phải lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói, như chính Thiên Chúa đã lắng nghe những tiếng kêu than và Ngài đã thấy những đau khổ của Dân Ngài trong [[Ai Cập]] (x. Xh 3,7-9), và như Đức Giêsu đã thương xót đối với những ai kêu cầu Người.
 
Như vậy, đoạn Tin Mừng được đề nghị cho những suy niệm trong Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các [[Kitô hữu]] được hiểu trong cả chiều hướng [[Kinh Thánh|Thánh Kinh]] và [[Thần học]], nhấn mạnh đến việc lắng nghe, đến ngôn ngữ và đồng thời sự thinh lặng, trong đó vừa tìm kiếm sự hiệp nhất, vừa tìm ra một lời đáp trả cho những nỗi đau của nhân loại ngày nay. Có hai lời mời gọi gửi đến Giáo Hội và các tín hữu Kitô:
 
#Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô và cùng nhau xây dựng sự hiệp nhất đó.