Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng thống lĩnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Sketch of miranda.jpg|nhỏ|200px|phải|Tổng thống lĩnh [[Francisco de Miranda]]]]
'''Tổng thống lĩnh''' (''Generalissimus'' hoặc {{lang-it|Generalissimo}}) là một danh xưng cấp bậc dùng để tôn xưng một cá nhân là ''Vị thống soái tối cao của các tướng soái''. Đây là cấp bậc danh dự dành cho giới quân sự ở một số quốc gia, dù trong hầu hết trường hợp đều không nằm trong hệ thống quân hàm chính thức. Do đó, những trường hợp được tôn xưng hoặc tự xưng là Tổng thống lĩnh, nhưng không thuộc giới quân nhân, hoặc không nắm giữ quyền lực quân sự tối cao nên không được xếp vào phạm vi này.
 
== Lịch sử ==
Trong lịch sử quân sự thế giới, từ thời cổ đại đã có nhiều trường hợp một số cá nhân được tôn lên vị trí tổng chỉ huy tối cao chỉ huy các tướng soái tư lệnh của các đội quân trong liên minh quân đội đa quốc gia hoặc lãnh thổ. Tuy nhiên, toàn bộ đều là những chức vụ theo thời vụ chứ chưa hình thành những cấp bậc quân hàm thực sự.
 
Nguyên nghĩa của từ ''Generalissimo'' bắt nguồn từ một thuật ngữ trong [[tiếng Ý]], gồm ''Generale'' (tướng lĩnh), cộng với hậu tố ''-issimo'', bắt nguồn từ tiếng Latin ''issimus'' (tối cao). Thuật ngữ ghép này nhằm mục đích để xưng danh hiệu cho một cá nhân quân sự là ''Vị thống soái tối cao của các tướng soái'' ({{lang-de|General der Generäle}}).
 
Cấp bậc Tổng thống lĩnh chỉ thực sự bắt nguồn từ cuộc [[Chiến tranh Ba mươi năm|Chiến tranh 30 năm]] (1618-1648), khi nảy sinh như cầu cần có một quân nhân nắm giữ vị trí tối cao, chỉ huy các tướng soái tư lệnh của các đội quân trong liên minh quân đội đa quốc gia hoặc lãnh thổ. Về sau, danh hiệu này dần được một số quốc gia sử dụng như một cấp bậc quân sự tối cao dùng để tôn vinh những cá nhân có vai trò ảnh hưởng đặc biệt đến quân đội của quốc gia đó.