Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tải nhạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
== Tải nhạc xuống hợp pháp ==
=== Cửa hàng nhạc trực tuyến ===
Một số cửa hàng nhạc trực tuyến bán nhạc hợp pháp để tải xuống là [[iTunes Store]], [[Amazon MP3]], [[fairsharemusic]], [[eMusic]], [[Google Play]], [[CD Universe]], [[Nokia Music Store]], Tune App, [[TuneTribe]] và [[Xbox Music]]. Các tập tin tải xuống thỉnh thoảng bị gắn thêm [[Digital Rights Management|DRM]] để giới hạn việc sao chép nhạc hay phát nhạc trên một số thiết bị âm thanh nhất định. Thường thì tập tin tải xuống là các tệp nhạc [[nén dữ liệu|nén]] sử dụng [[codec]] [[Nén dữ liệu dạng Lossy|nén dữ liệu dạng lossy]] (như [[MP3]], [[Windows Media Audio|WMA]] hay [[Mã hóa âm thanh tiên tiến|AAC]]) làm giảm kích thước tập tin và giảm nhu cầu về băng thông. Các cửa hàng nhạc này đáp ứng nhu cầu truy cập dễ dàng và nhanh chóng âm nhạc của khách hàng.
 
== Tải nhạc xuống phi pháp ==
Tải nhạc xuống phi pháp là hành động tải tác phẩm âm nhạc có bản quyền nhưng không được sự cho phép của bên có lợi ích. Lịch sử tải nhạc xuống phi pháp bắt đầu từ năm 1998 khi phần mềm [[Napster]] - một dịch vụ chia sẻ tập tin MP3 [[mạng ngang hàng|ngang hàng]] - ra đời. Phần mềm do sinh viên [[Shawn Fanning]] ở [[Đại học North West]] ([[Boston]], Mỹ) viết ra, bắt nguồn từ niềm đam mê tìm nhạc rap của người bạn cùng phòng.<ref>[http://www.theguardian.com/theobserver/2000/may/21/features.review27 'Mom, I blew up the music industry'], The Guardian, 21 tháng 5 năm 2000</ref> Sau khoảng thời gian hoạt động từ tháng 6 năm 1999 đến tháng 7 năm 2011,<ref>[http://www.businessweek.com/2000/00_33/b3694003.htm Napster's High and Low Notes] – Businessweek, 14 tháng 8 năm 2000</ref> phần mềm bị tòa án ra lệnh chấm dứt hoạt động. Theo tòa, "người dùng Napster vi phạm ít nhất hai trong số các đặc quyền của người nắm giữ bản quyền...", đó là quyền phân phối khi người dùng tải lên tên tập tin để người khác sao chép và quyền tái tạo khi người dùng tải tập tin chứa nhạc có bản quyền.<ref name="RIAAlaw" /> Vụ kiện tụng kéo dài trong vòng bảy năm, đến 2007 mới kết thúc.<ref>[http://www.wired.com/threatlevel/2007/08/napster-trial-e/ Napster Trial Ends Seven Years Later, Defining Online Sharing Along the Way], wired.com, 31 tháng 8 năm 2007</ref>
 
Theo [[Liên đoàn Công nghiệp Đĩa hát Quốc tế]] (''International Federation of the Phonographic Industry''), có 40 tỷ bài hát được tải phi pháp trong năm 2008, chiếm 95% tổng lượng tải nhạc xuống.<ref>[http://drownedinsound.com/news/4136081-95-of-music-downloads-in-2008-were-illegal-dis-reacts-and-suggests-two-solutions 95% of music downloads in 2008 were illegal - DiS reacts and suggests two solutions], [[Drowned in Sound]], 16 tháng 1 năm 2009</ref> Một phân tích của Viện Cách tân Chính sách (''Institute for Policy Innovation'') ở Mỹ kết luận rằng việc tải nhạc xuống bất hợp pháp trên toàn cầu đã gây tổn thấy kinh tế là 12,5 tỉ USD/năm, riêng ở Mỹ làm mất 71.060 việc làm tại Mỹ.<ref name="RIAA" /> Tuy vậy, theo công ty cung cấp thông tin [[NPD Group]] thì hoạt động chia sẻ tập tin nhạc phi pháp đã giảm mạnh trong năm 2012. So với đỉnh điểm 33 triệu người từ 13 tuổi dùng dịch vụ mạng ngang hàng vào năm 2005 thì đến năm 2012 chỉ còn 21 triệu người. Lượng tải nhạc bất hợp pháp qua các dịch vụ [[mạng ngang hàng]] giảm 26% so với năm 2011.<ref>[https://www.npd.com/wps/portal/npd/us/news/press-releases/the-npd-group-music-file-sharing-declined-significantly-in-2012/ The NPD Group: Music File Sharing Declined Significantly in 2012], NPD Group, 26 tháng 2 năm 2012</ref>
 
=== Tại Mỹ ===
Dòng 26:
Hiện tượng vi phạm bản quyền nhạc số rất phổ biến tại [[Việt Nam]]; album của nghệ sĩ vừa vừa phát hành hôm trước thì hôm sau đã xuất hiện nhiều trên Internet.<ref name="vanghe">[http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=58310 Vi phạm bản quyền nhạc số: Chuyện chưa có hồi kết], Báo Công An Nhân Dân, 19 tháng 8 năm 2013</ref> Luật sư Giles Cooper từ công ty luật [[Duane Morris]] Việt Nam cho biết 99% lượng tải nhạc tại nước này là vi phạm bản quyền.<ref>[http://laodong.com.vn/am-nhac/99-luong-tai-nhac-tai-viet-nam-vi-pham-ban-quyen/115440.bld 99% lượng tải nhạc tại Việt Nam vi phạm bản quyền], Báo Lao Động điện tử, 13 tháng 5 năm 2013</ref> Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam [đơn vị đại diện cho tất cả các hãng băng đĩa trong cả nước] cho hay sản lượng băng đĩa đã giảm hơn 80% trong vòng năm năm [tính đến 2013].<ref name="vanghe" />
 
Theo thống kê của Hiệp hội Ghi âm Việt Nam (2012), nước này có khoảng 150 website kinh doanh nhạc trực tuyến.<ref name="pcworld" /> 90% thị phần nằm trong tay năm website nhạc số lớn nhất. Trong đó, trang Zing.vn chiếm ưu thế với 65% thị phần (2013).<ref name="vtv" /> Khác với các trang website nước ngoài thu tiền nhờ bán lượt nghe và lượt tải nhạc thì website nhạc của Việt Nam thu lợi dựa vào số lượt xem và tiền quảng cáo.<ref>[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/561741/website-nhac-noi-song-tam-gui.html Website nhạc nội sống “tầm gửi”], Tuổi Trẻ Online, 3 tháng 8 năm 2013</ref>
 
Một số nghệ sĩ Việt Nam từng viện đến sự can thiệp của pháp luật hoặc dư luận về việc các trang web nhạc vi phạm bản quyền sản phẩm của họ. Tháng 6 năm 2011, ca sĩ Thái Thùy Linh ủy quyền Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam đòi tám trang web bồi thường cho cô vì hành vi tải album ''Bộ đội'' lên mạng, thu hút hàng trăm nghìn lượt nghe, vượt rất xa số album bán được của cô.<ref>[http://www.tienphong.vn/van-nghe/554896/Thai-Thuy-Linh-quyet-tam-kien-cac-trang-web-tpp.html Thái Thùy Linh quyết tâm kiện các trang web], Tiền Phong Online, 13 tháng 10 năm 2011</ref> Tháng 8 năm 2012, ca sĩ [[Lệ Quyên (ca sĩ)|Lệ Quyên]] thông qua công ty luật gửi văn bản yêu cầu chín trang web nhạc trực tuyến ở Việt Nam phải trả cho cô 8 tỉ đồng thù lao vì dùng trái phép các bài hát trong hai album ''Khúc tình xưa 2'' và ''Tình khúc yêu thương'' của cô.<ref>[http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120920/ca-si-le-quyen-doi-8-ti-dong-thu-lao.aspx Ca sĩ Lệ Quyên đòi 8 tỉ đồng thù lao], Thanh Niên Online, 21 tháng 9 năm 2012</ref> Tháng 7 năm 2013, nhạc sĩ [[Huy Tuấn (nhạc sĩ)|Huy Tuấn]] soạn thư tỏ rõ sự bức xúc khi album ''Mười tám+'' chưa phát hành của [[Văn Mai Hương]] do anh sản xuất đã bị phát tán trên Internet chỉ sau một ngày được họp báo công bố. Anh cho biết ê-kíp "đang làm việc với luật sư để chuẩn bị các tài liệu pháp lý để tiến hành những công việc liên quan đến vấn đề 'Mười tám +' bị vi phạm bản quyền online".<ref>[http://ngoisao.net/tin-tuc/goc-doc-gia/choi-blog/nhac-si-huy-tuan-va-van-mai-huong-keu-cuu-2855204.html Nhạc sĩ Huy Tuấn và Văn Mai Hương 'kêu cứu' ], Ngoisao.net, 25 tháng 7 năm 2013</ref>