Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội nghị Fontainebleau 1946”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bolocom (thảo luận | đóng góp)
Bolocom (thảo luận | đóng góp)
Dòng 15:
#Thống nhất đất nước.
 
Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập mà chỉ xét tự trị hay độc lập trong khuôn khổ [[Liên hiệp Pháp]]. Hơn nữa họ đòi là phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc [[trưng cầu dân ý]] ở [[Nam Kỳ]] về vấn đề sáp nhập Nam Kỳ vào [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] (thống nhất với [[Trung Kỳ|Trung]] và [[Bắc Kỳ]]). Điểm gây nhiều khó khăn nhất là việc chính phủ Pháp đã đơn phương tán thành việc thành lập [[Cộng hòa tự trị Nam Kỳ|Nam Kỳ quốc]], tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày [[27 tháng 5]] [[Toàn quyền Đông Dương|Cao ủy Đông Dương]] [[Georges Thierry d'Argenlieu|Georges D'Argenlieu]] lại còn thông qua việc thành lập [[Xứ Thượng Nam Đông Dương]], chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh.<ref name="Chương3">Lê Đình Chi. ''Người Thượng Miền Nam Việt Nam''. Gardena, CA: Văn Mới, 2006. tr 569-612</ref><ref name="Anarchy">Duncanson, Dennis. ''Government and Revolution in Vietnam''. New York: Oxford University Press, 1968. tr 165</ref>
 
Việt Nam nhượng bộ về mọi mặt: [[kinh tế]], [[tài chính]] và [[quân sự]] nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc [[trưng cầu dân ý]] ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn [[Việt Nam]] bỏ bàn hội nghị ra về ngày [[13 tháng 9]]. Tuy nhiên ngay ngày hôm sau, [[Hồ Chí Minh]] ký với Bộ trưởng Bộ Pháp quốc Hải ngoại ([[tiếng Pháp]]: ministère de la France d’Outre-mer) là [[Marius Moutet]] [[Tạm ước Việt - Pháp]] 14 tháng 9, 1946 với những điểm chính sau đây:<ref>[http://www.vietnamgear.com/Indochina1946.aspx Indochina War Timeline: 1946], VietnamGear.com</ref>