Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Boeing”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}
n ct using AWB
Dòng 19:
Công ty được thành lập tại thành phố [[Seattle|Seattle, Washington]] bởi [[William E. Boeing]] vào ngày [[15 tháng 7]] năm [[1916]], cùng với [[George Conrad Westervelt]], một kỹ sư của Hải quân Hoa Kỳ, và được đặt tên là "B&W" theo chữ viết tắt của tên người sáng lập. Sau đó công ty được đổi tên thành "Pacific Aero Products" và vào năm 1917, công ty trở thành "Boeing Airplane Company". William Boeing học ở [[Đại học Yale]] và ban đầu làm trong công nghiệp khai thác gỗ, nơi ông ta đã trở nên giàu có. Nơi đó ông cũng thu thập được những kiến thức về các cấu trúc bằng gỗ mà sau này trở nên có giá trị trong việc thiết kế và lắp đặt [[máy bay]].
 
Vào năm 1927, Boeing thiết lập một hãng hàng không, đặt tên là Boeing Air Transport (BAT). Một năm sau đó, BAT cùng với [[Pacific Air Transport]] và Boeing Airplane Company sátsáp nhập lại thành một công ty lớn. Công ty đổi tên thành ''United Aircraft and Transport Corporation'' vào năm 1929 và mua [[Pratt & Whitney]], [[Hamilton Standard|Hamilton Standard Propeller Company]] và [[Chance Vought]]. United Aircraft sau đó mua [[National Air Transport]] vào năm 1930. Đạo luật ''Air Mail'' năm 1934 cấm các hãng hàng không và các nhà sản xuất dưới cùng một tổng công ty, do đó công ty lại tách ra thành 3 công ty nhỏ hơn - Boeing Airplane Company, [[United Airlines]] và [[United Aircraft Corporation]] (tiền thân của [[United Technologies]]). Kết quả là William Boeing bán hết các cổ phiểu của ông ta.
 
Không lâu sau đó, một thỏa thuận với [[Pan American World Airways]] (Pan Am) đạt được để phát triển và đóng các máy bay chở khách cất cánh từ mặt nước và có khả năng chuyên chở khách vượt đại dương. Chuyến bay đầu tiên của [[Boeing 314|Boeing 314 Clipper]] là vào tháng 6 năm 1938. Đó là máy bay dân dụng lớn nhất vào lúc đó, với sức chứa 90 hành khách trong các chuyến bay ban ngày, và 40 hành khách trong các chuyến bay đêm. Một năm sau đó, dịch vụ máy bay hành khách đầu tiên từ [[Hoa Kỳ]] đến [[Anh]] được khai trương. Sau đó các tuyến bay khác được mở ra, và không lâu sau đó Pan Am bay với Boeing 314 đến khắp nơi trên thế giới.
Dòng 59:
Vào tháng 4 năm 1994, Boeing giới thiệu loại máy bay phản lực dân dụng hiện đại nhất, máy bay hai động cơ [[Boeing 777|B777]], với sức chứa từ 300 đến 400 hành khách trong một cấu hình chuẩn có 3 cấp hành khách, và ở giữa B767 và B747. Là máy bay hai động cơ có tầm bay xa nhất trên thế giới, kiểu B777 là máy bay hành khách Boeing đầu tiên thiết lập hệ thống điều khiển "[[Aircraft flight control systems|fly-by-wire]]" và được xem như là đối lại với những thâm nhập bởi Airbus vào thị trường truyền thống của Boeing. Chiếc máy bay này, thường được gọi thông thường là "Triple Seven" (Ba số Bảy), đạt một bước tiến quan trọng vì là máy bay đầu tiên được thiết kế hoàn toàn bằng kỹ thuật đồ họa trên máy tính ([[CAD]]). Cũng trong giữa [[thập niên 1990]], công ty phát triển kiểu cải tiến của B737, được biết đến như là "Next-Generation 737" (737 Đời mới), hay là 737NG. Nó đã trở thành kiểu bán chạy nhất của B737 trong lịch sử và vào ngày [[20 tháng 4]] năm [[2006]] số lượng bán đã vượt qua "737 Cổ điển", với một đơn đặt hàng 79 máy bay từ [[Southwest Airlines]]. "Next-Generation 737" bao gồm B737-600, B737-700, B737-800 và B737-900.
 
Vào năm 1996, Boeing mua bộ phận sản xuất máy bay và quốc phòng của công ty [[Rockwell International|Rockwell]]. Sản phẩm của Rockwell trở thành chi nhánh của Boeing, được đặt tên là Boeing North American, Inc. Một năm sau, Boeing sátsáp nhập với [[McDonnell Douglas]]. Sau sự sátsáp nhập giữa Boeing và McDonnell Douglas, kiểu MD-95 của McDonnell Douglas được đặt tên lại là [[Boeing 717|B717-200]], và việc sản xuất MD-11 bị dừng lại. Boeing giới thiệu một tổng công ty mới với sự hoàn thành của việc sátsáp nhập đó với huy hiệu công ty mới mang dòng chữ đậm Boeing và biểu trưng đơn giản của McDonnell Douglas.
 
=== Những năm 2000 ===