Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gdańsk”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n deadlink fix: fixed hostname of google cache
n ct using AWB
Dòng 51:
== Các tên ==
[[Tập tin:Zwantepolc.png|trái|nhỏ|''Zwantepolc de Danceke'', 1228]]
Tên của thành phố được cho là bắt nguồn từ sông [[Motława]],<ref>[http://google.com/search?q=cache:CricehQx6TwJ:www.directferries.co.uk/gdansk_guide.htm+Gdania+river&hl=en&ct=clnk&cd=3&gl=ca From the history of Gdańsk city name, as explained at Gdansk Guide]</ref> tên gốc của nhánh sông Motława trên đó thành phố được dựng lên. Gdańsk và Gdania được coi như các từ phái sinh từ tên Gothic của khu vực ([[Gothiscandza|Gutiskandja]]),<ref>Adrian Room, ''Placenames of the World, 2nd Ed.'' [http://books.google.se/books?id=M1JIPAN-eJ4C&pg=PA142&lpg=PA142&dq=gda%C5%84sk+%22gothic+name%22&source=web&ots=idosJ5LU_M&sig=s2TpjJe3SgAaHy7E4M086LOheVY&hl=sv] Quote: "The city has a Gothic name, from Gutisk-andja, "end of the Goths," as these people's territory extended to here. The city's former German name, Danzig, misleadingly suggests an association with the Danes."</ref> tuy nhiên đây cũng là vấn đề chưa chắc chắn.<ref>Dennis H. Green, ''The Visigoths from the Migration Period to the Seventh Century'' [http://books.google.se/books?id=0QLwfButJokC&pg=PA17&lpg=PA17&dq=%22gutisk+andja%22+gdansk&source=web&ots=2Dd4piTYAz&sig=s44y04whCmgcM0_hUFtqCUaYgEg&hl=sv ] Quote: "...the difficulty with Gdańsk, Gdynia and ''gudas''... in the Polish coastal area centuries before the Goths are known to have occupied this region... casts doubt on the theory of Gothic origin."</ref> Cũng giống như nhiều thành phố vùng [[Trung Âu]] khác, Gdańsk cũng có nhiều tên suốt chiều dài lịch sử của nó.
 
Tên của một nơi định cư được ghi sau cái chết của St. Adalbert năm 997 [[công Nguyên|sau Công Nguyên]] là ''urbs Gyddanyzc''<ref name=Tighe>Carl Tighe, "Gdańsk: national identity in the Polish-German borderlands", Pluto Press, 1990, [http://books.google.com/books?id=MkBpAAAAMAAJ&q=Gyddanyzc&dq=Gyddanyzc]</ref> và sau đó được viết là ''Kdanzk'' (1148), ''Gdanzc'' (1188), ''Danceke''<ref>[http://books.google.com/books?id=VfEeAAAAMAAJ&dq=%22Zwantepolc+de%22&q=Zwantepolc&pgis=1#search Marian Gumowski: Handbuch der polnischen Siegelkunde, 1966]</ref> (1228), ''Gdansk'' (1236, 1454, 1468, 1484, 1590), ''Danzc'' (1263), ''Danczk'' (1311, 1399, 1410, 1414–1438), ''Danczik'' (1399, 1410, 1414),<ref name=Tighe/> ''Danczig ''(1414), ''Gdąnsk'' (1636).
 
Trong [[tiếng Ba Lan]] tên hiện đại của thành phố này được phát âm là {{IPAc-pl|AUD|Pl-Gdańsk.ogg|'|g|d|a|ń|s|k}}. Trong [[tiếng Anh]] (dấu phụ trên chữ "n" của tiếng Ba Lan bị bỏ đi) thì đọc là {{IPA-en|ɡəˈdænsk|}} hoặc {{IPA-en|ɡəˈdɑːnsk|}}.
Dòng 70:
=== Việc thành lập và thời Trung cổ ===
 
Các nơi định cư ban đầu được kết hợp với [[văn hóa Wielbark]]<ref>nửa đầu thế kỷ thứ nhất sau CN ở vùng thung lũng sông Wisła</ref>; sau [[thời kỳ đại di trú]]<ref>khoảng từ năm 300-700 CN ở châu Âu</ref>, họ được thay thế bởi việc định cư của bộ lạc [[Pomeranians]] dường như từ thế kỷ thứ 7.<ref name=Hess40>{{chú thích sách|title=Danziger Wohnkultur in der frühen Neuzeit|first=Corina|last=Hess|publisher=LIT Verlag|location=Berlin-Hamburg-Münster|year=2007|isbn=3825887111|page=40}}</ref> Trong thập niên 980, một thành lũy được xây dựng rất có thể là bởi [[Mieszko I của Ba Lan]] người mà bằng cách đó đã nối kết vương quốc [[Piast]] với các tuyến đường buôn bán của [[biển Baltic]].<ref name=Hess39>{{chú thích sách|title=Danziger Wohnkultur in der frühen Neuzeit|first=Corina|last=Hess|publisher=LIT Verlag|location=Berlin-Hamburg-Münster|year=2007|isbn=3825887111|page=39}}</ref> Bản chữ viết đầu tiên về thành lũy này là ''vita of [[Adalbert (Archbishop of Magdeburg)|Saint Adalbert]]'', được viết năm 999 và mô tả các biến cố năm 997.<ref name=Hess39/> Niên đại này thường được coi như năm thành lập Gdańsk ở Ba Lan. Năm 1997 thành phố đã làm lễ kỷ niệm một ngàn năm khi thánh [[Adalbert của Praha]] rửa tội cho các cư dân của nơi định cư này nhân danh vua [[Bolesław I Chrobry]] của Ba Lan. Trong thế kỷ 12, nơi định cư này trở thành một phần của đất công tước [[Samborides]] bao gồm một nơi định cư ở Long Market hiện đại, các nơi định cư của thợ thủ công cùng với ''Altstädter Graben'' ditch, các nơi định cư của người Đức buôn bán chung quanh nhà thờ ''thánh Nicolas'' và thành lũy Piast cũ.<ref name=Hess40/> Năm 1186, một tu viện [[dòng Xitô]] được dựng lên ở gần [[Oliwa]], mà nay nằm trong ranh giới thành phố. Năm 1215, thành luỹ của công tước trở thành trung tâm của [[đất công tước Pomorskie]]. Các năm 1224, 1225, những người Đức trong tiến trình chiếm thuộc địa ở phía đông (''Ostsiedlung'') thiết lập một nơi định cư trong khu vực của pháo đài trước kia.{{cần chú thích|date=tháng 10 năm 2009}}
 
Khoảng năm 1235, nơi định cư này được công tước Pomorskie cấp các đặc quyền của thành phố theo [[luật Lübeck]]<ref>tiếng Đức: Lübisches Recht</ref>, một luật đặc quyền của thành phố tự trị của Đức, tương tự như của [[Lübeck]] nơi cũng là nguồn gốc sơ khai của nhiều người tới định cư.<ref name=Hess40/> Năm 1300, thành phố có số dân ước tính là 2.000.<ref name=Hess4041>{{chú thích sách|title=Danziger Wohnkultur in der frühen Neuzeit|first=Corina|last=Hess|publisher=LIT Verlag|location=Berlin-Hamburg-Münster|year=2007|isbn=3825887111|pages=40–41}}</ref> Khi thành phố còn chưa là một trung tâm thương mại quan trọng vào thời đó, nó đã có một sự liên quan thương mại nào đó với vùng [[Đông Âu]].<ref name=Hess4041/> Năm 1308, thành phố nổi loạn và [[Hiệp sĩ Teuton]] được gửi tới để tái lập trật tự. Sau đó họ nắm quyền kiểm soát thành phố.<ref name=Hess41>{{chú thích sách|title=Danziger Wohnkultur in der frühen Neuzeit|first=Corina|last=Hess|publisher=LIT Verlag|location=Berlin-Hamburg-Münster|year=2007|isbn=3825887111|page=41}}</ref> Vụ thảm sát 10.000 cư dân thời Trung cổ đã được nhận thức cách khác nhau trong văn học hiện đại:<ref name=Boockmann158>[[Hartmut Boockmann]], ''Ostpreussen und Westpreussen'', Siedler, 2002, p.158, ISBN 3-88680-212-4</ref> trong khi một số nguồn ghi rằng đó là sự kiện có thật,<ref name="p.376">James Minahan, One Europe, Many Nations: A Historical Dictionary of European National Groups, Greenwood Publishing Group, 2000, ISBN 0-313-30984-1, [http://books.google.com/books?id=NwvoM-ZFoAgC&pg=PA376&dq=1308+Gdansk+massacre&as_brr=3&ei=cilQSPHSMom2iwGE8JU0&sig=OR_a7-g10jIZsYOJGkmBe5ZwfSY p.376]</ref> thì các nguồn khác bác bỏ, coi như một sự mô tả thổi phồng quá đáng ở thời Trung cổ.<ref name=Boockmann158/> Vụ được cho là thảm sát này được vua Ba Lan sử dụng như chứng cứ trong một vụ kiện tụng tới giáo hoàng sau này.<ref name=Boockmann158/><ref name="Thomas Urban">Thomas Urban: "[http://www.thomas-urban.pl/gdansk.php Rezydencja książąt Pomorskich]". {{pl icon}}</ref> Các hiệp sĩ Teuton chiếm khu vực làm thuộc địa, thay thế những người Kashubians địa phương bằng những người Đức tới định cư.<ref name="p.376"/> Năm 1308, họ lập ''Hakelwerk'' gần thành phố, ban đầu như một nơi cư ngụ của các ngư phủ người [[Người Slav|Slav]].<ref name=Hess41/> Năm 1340, dòng Hiệp sĩ Teuton xây một pháo đài lớn, trở thành trụ sở của [[Komtur]] của dòng hiệp sĩ.<ref name=Hess4142>{{chú thích sách|title=Danziger Wohnkultur in der frühen Neuzeit|first=Corina|last=Hess|publisher=LIT Verlag|location=Berlin-Hamburg-Münster|year=2007|isbn=3825887111|pages=41–42}}</ref> Năm 1343, họ thiết lập ''Rechtstadt'', cái tương phản với thành phố tồn tại trước kia (từ đó ''Altstadt'', "Old Town" hoặc ''Stare Miasto'') được ban đặc quyền bằng [[luật Kulm]].<ref name=Hess41/> Năm 1358, Danzig gia nhập liên minh [[Hanse]], và trở thành một hội viên hoạt động năm 1361.<ref name=Hess42>{{chú thích sách|title=Danziger Wohnkultur in der frühen Neuzeit|first=Corina|last=Hess|publisher=LIT Verlag|location=Berlin-Hamburg-Münster|year=2007|isbn=3825887111|page=42}}</ref> Thành phố duy trì quan hệ với các trung tâm thương mại [[Brügge]], [[Veliky Novgorod|Novgorod]], [[Lisboa]] và [[Seville|Sevilla]].<ref name=Hess42/> Năm 1377, ranh giới của thành phố cổ được mở rộng.<ref name=Hess41/> Năm 1380, ''Neustadt'' (''thành phố mới'') được thành lập như nơi định cư độc lập thứ tư.<ref name=Hess41/>
Dòng 85:
[[Tập tin:Entry of Queen Marie Louise into Gdańsk.JPG|nhỏ|phải|Hoàng hậi [[Ludwika Maria Gonzaga|Marie Louise của Poland]] đi vào Gdańsk, ngày 11.2.1646.]]
 
Lần đầu tiên có quyền ưu tiên và tự do vào các thị trường Ba Lan, hải cảng đã phát đạt nhanh trong khi vẫn buôn bán với các thành phố khác của Liên minh [[Hanse]]. Sau [[Hòa ước Thorn II (1466)]] với nước Phổ dưới quyền cai trị của Hiệp sĩ Teuton, thì chiến tranh giữa Phổ và vương quốc Ba Lan đã chấm dứt hẳn. Sau khi sátsáp nhập Phổ vào [[vương quốc Ba Lan]] năm 1569, thành phố tiếp tục được hưởng quyền tự trị lớn lao (cf. [[luật Danzig]]).
 
Mưu toan của vua [[Stephen Báthory of Poland|Stephen Báthory]] nhằm khuất phục thành phố, vốn ủng hộ [[hoàng đế Maximilian II]] trong cuộc bầu cử trước của nhà vua, đã thất bại. Thành phố - được kích thích bởi tình trạng giàu có lớn lao và các pháo đài hầu như không thể bị đánh chiếm, cũng như sự ủng hộ bí mật của [[Đan Mạch]] và hoàng đế [[Maximilian I]] – đã đóng các cổng thành chống lại vua Stephen. Sau cuộc [[vây hãm Danzig (1577)]] kéo dài 6 tháng, đội quân 5.000 lính đánh thuê của thành phố đã bị hoàn toàn đánh bại trên bãi chiến trường ngày 16.12.1577. Tuy nhiên, vì các đội quân của Stephen không thể chíếm thành phố bằng sức mạnh, nên 2 bên đã đi tới một thỏa hiệp : [[Stephen Báthory of Poland|Stephen Báthory]] công nhận cương vị đặc biệt của thành phố và [[luật Danzig]] cùng các đặc quyền được các vua Ba Lan cấp trước kia. Đổi lại, thành phố công nhận ông là người cai trị Ba Lan và trả khoản tiền khổng lồ là 200.000 đồng [[Guilder|gulden]] bằng vàng như khoản tiền phạt ("tạ tội").
Dòng 93:
[[Tập tin:Gdańsk - Ratusz Głównego Miasta (by Sfu).jpg|nhỏ|phải|Tháp nhọn của nóc Tòa thị chính, với tượng vua [[Sigismund II Augustus]] mạ vàng trên đỉnh (đặt năm 1561), vượt lên hình bóng Long Market nổi trên bầu trời.<ref>{{pl icon}} {{chú thích web |author = |url = http://www.mhmg.gda.pl/international/?lang=eng&oddzial=1 |title = The Main Town Hall |work = www.mhmg.gda.pl |publisher = |pages = |page = |date = |accessdate = 2008-12-29}}</ref>]]
 
Thế kỷ 18 thành phố bị suy giảm kinh tế do các cuộc chiến tranh. Sau cuộc [[vây hãm Danzig (1734)]] nó bị người [[Nga]] chiếm năm 1734. Danzig bị [[vương quốc Phổ]] sátsáp nhập năm 1793, chỉ được [[Napoléon Bonaparte|Napoléon]] cho tách ra như thành phố độc lập giả hiệu từ năm 1807 tới 1814. Trở lại trực thuộc Phổ sau khi Pháp bị đánh bại trong [[Các cuộc chiến tranh của Napoléon]], thành phố trở thành thủ phủ của vùng Danzig (''Regierungsbezirk Danzig'') thuộc tỉnh [[Tây Phổ]] từ năm 1815. Năm 1871, thành phố trở thành một phần của [[đế quốc Đức]].
 
Trải qua lịch sử lâu dài, Gdańsk/Danzig ở dưới các thời kỳ cai trị của các nước khác nhau trước năm 1945 (trong ngoặc đơn là ngôn ngữ của đa số cư dân trong các thời kỳ đó):
Dòng 114:
 
[[Tập tin:Nazi World War II poster Danzig is German.jpg|trái|nhỏ|Áp phích tuyên truyền của Đức quốc xã : "[[Thành phố tự do Danzig|Danzig]] là của Đức".]]
Dân số Đức của [[thành phố tự do Danzig]] thích được tái sátsáp nhập vào nước Đức. Trong đầu thập niên 1930, đảng [[Quốc xã]] địa phương đã lợi dụng các tình cảm thân Đức này và năm 1933 thu được 50% phiếu bầu vào nghị viện. Sau đó, những người Quốc xã dưới quyền [[Gauleiter]]<ref>người lãnh đạo đảng Quốc xã địa phương</ref>[[Albert Forster]] đã giành được sự thống trị trong cơ quan cai trị thành phố, cơ quan mà trên danh nghĩa do [[Cao ủy]] của [[Hội Quốc Liên]] giám sát. Những người Quốc xã yêu cầu trả lại Danzig cho Đức cùng với quốc lộ xuyên qua khu vực [[hành lang Ba Lan]] đặt dưới quyền lãnh ngoại (''extraterritorial'') (nghĩa là dưới quyền tài phán của Đức) làm đường bộ đi lại giữa các khu vực Đức đã bị phân chia cách tự nhiên sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]].<ref>See ''Documents Concerning the German Polish Relations and the Outbreak of Hostilities between Great Britain and Germany on 3 tháng 9 năm 1939.'' See also the Soviet archived, ''Documents Relating to the Eve of the Second World War'' Volume II: 1938-1939 (New York: International Publishers), 1948.</ref> Chính phủ Ba Lan đồng ý trên nguyên tắc đề nghị này, cho tới tháng 3 năm 1939 khi [[Liên minh quân sự Anh-Ba Lan]] hủy bỏ [[Hiệp ước bất tương xâm Đức-Ba Lan]] năm 1934, và chấm dứt thiện ý của Ba Lan về thương thuyết nhượng địa. Sau đó các quan hệ Ba Lan-Đức đã nhanh chóng xấu đi, thậm chí còn leo thang dẫn tới các cuộc đụng độ biên giới. Chính phủ Quốc xã Đức hiểu rằng [[sức mạnh quân sự]] của mình kém các lực lượng phối hợp [[Anh]], [[Pháp]], [[Ba Lan]] và [[Xô viết|Xô Viết]], nên cuộc [[xâm chiếm Ba Lan]] ngày 1 tháng 9 chỉ thực hiện sau khi đã đạt được [[Hiệp ước Xô-Đức|Hiệp ước Molotov–Ribbentrop]] vào cuối tháng 8, hy vọng sẽ thương thuyết giải pháp hòa bình với Anh và Pháp sau khi kết thúc các sự thù địch.<ref>See ''Documents Concerning the German Polish Relations and the Outbreak of Hostilities between Great Britain and Germany on 3 tháng 9 năm 1939''. Hitler's change of position is well reflected in Goebbel's personal diary. See also the Soviet archived, ''Documents Relating to the Eve of the Second World War'' Volume II: 1938-1939 (New York: International Publishers), 1948.</ref> Cuộc xâm lược Ba Lan này được coi như khởi đầu [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]].
 
Thế chiến thứ hai khởi đầu ở Danzig, bằng việc chiến hạm ''[[SMS Schleswig-Holstein]]'' của Đức oanh tạc các vị trí Ba Lan ở [[Westerplatte]], và cuộc đổ bộ của bộ binh Đức lên bán đảo. Quân phòng thủ của Ba Lan ở Westerplatte đông hơn, đã kháng cự 7 ngày trước khi hết đạn dược. Trong lúc đó – sau một cuộc chiến đấu dữ dội suốt ngày (1.9.1939) – quân Ba Lan phòng thủ nhà [[Bưu Điện]] đã bị giết và chôn ở một nơi trong khu [[Zaspa]] ở Danzig trong tháng 10 năm 1939. Để ăn mừng việc Westerplatte đầu hàng, đảng Quốc xã đã tổ chức một đêm diễu binh ngày 7 tháng 9 cùng với Adolf-Hitlerstrasse bị một thủy phi cơ Ba Lan cất cánh từ [[bán đảo Hel]] tình cờ tấn công. Thành phố bị [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]] chính thức sátsáp nhập vào [[Reichsgau Danzig-West Prussia]] (tỉnh Danzig-Tây Phổ).
 
[[Tập tin:Sonderstempel2.jpg|nhỏ|trái|"Danzig là của Đức". Tem thư do Đức quốc xã phát hành để kỷ niệm việc sátsáp nhập Danzig vào [[Đức]] sau cuộc [[xâm chiếm Ba Lan]].<ref>Translation: The postage seal reads: "''Danzig greets joyously her leader and liberator, Adolf Hitler.''"</ref>]]
 
Phần lớn [[cộng đồng Do Thái Kehilla]] ở Danzig đã có thể chạy trốn Quốc xã ngay trước khi nổ ra chiến tranh. Cơ quan [[Gestapo]] đã theo dõi các cộng đồng người Ba Lan từ năm 1936, thu thập thông tin, mà năm 1939 được sử dụng để lập danh sách những người Ba Lan sẽ bị bắt trong [[cuộc hành quân Tannenberg]]. Trong ngày đầu tiên của chiến tranh có xấp xỉ 1.500 người Ba Lan đã bị bắt, một số vì tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; số khác vì họ là những người hoạt động tích cực và thành viên của các tổ chức Ba Lan khác nhau. Ngày 2.9.1939, có 150 người trong số họ đã bị đày tới [[Trại tập trung Stutthof]] cách Danzig khoảng 30 dặm và bị giết.<ref>[http://www.kki.net.pl/~museum/museums.htm Museums Stutthof in Sztutowo]. Truy cập 31 tháng 1 năm 2007.</ref> Nhiều người Ba Lan cư ngụ ở Danzig đã bị đày tới trai tập trung Stutthof hoặc bị xử tử trong rừng [[Piaśnica]].
Dòng 124:
Năm 1941, chế độ Quốc xã mở [[chiến dịch Barbarossa|cuộc xâm lăng Liên Xô]], cuối cùng gây ra tai họa chiến tranh chống lại mình. Năm 1944 khi [[Hồng Quân|Quân đội Xô viết]] tiến tới, dân Đức ở [[Trung Âu]] và [[Đông Âu]] đã chạy trốn, đưa đến kết quả là bắt đầu một việc thay đổi dân số lớn. Sau cuộc tấn công cuối cùng của quân đội Xô viết khởi sự từ tháng Giêng năm 1945, hàng trăm ngàn người Đức đã di cư, nhiều người từ [[Đông Phổ]] đã đi bộ tới Danzig (xem [[cuộc di tản của Đông Phổ]]). Rất nhiều người tìm cách chạy trốn qua cổng thành tới các tàu thủy và tàu chở hàng. Một số tàu đã bị quân đội Xô viết đánh chìm, trong đó có tàu ''[[MV Wilhelm Gustloff]]''. Trong quá trình này, hàng chục ngàn người di cư đã bị giết.
 
Thành phố cũng đã bị Đồng Minh và Liên Xô ném bom nhiều. Những người sống sót và không thể chạy trốn đã chạm trán quân đội Xô viết khi họ chiếm thành phố ngày 30.3.1945. Thành phố bị hư hại nặng.<ref>[http://www.gdansk.pl/en/article.php?category=453&article=926&history=453: Gdansk, history. Official website. {{en icon}}]</ref> Phù hợp với các quyết định của Đồng Minh trong [[Hội nghị Yalta]] và [[Hội nghị Potsdam]], thành phố trở thành trực thuộc Ba Lan. Các cư dân Đức trong thành phố còn sống sót sau chiến tranh thì chạy trốn hoặc bị trục xuất cưỡng bách về Đức, và thành phố được người Ba Lan tới cư ngụ, nhiều người trong số họ bị Liên Xô trục xuất từ vùng [[Kresy]]<ref>vùng biên giới phía đông Ba Lan rộng 201.015 km<sup>2</sup> bị Liên Xô sátsáp nhập vào các nước [[Ukraina]], [[Belarus]] và [[Litva]]</ref>.
 
=== Thời nay ===
Dòng 131:
Thành cổ lịch sử của Gdańsk, bị quân đội Xô viết phá phần lớn, đã được xây dựng lại trong thập niên 1950 và 1960. Được thúc đẩy bằng việc đầu tư lớn vào việc phát triển cảng cùng 3 xưởng đóng tàu chính cho tham vọng của Liên Xô trong vùng [[biển Baltic]], Gdańsk trở thành trung tâm đóng tàu và công nghiệp của nước [[Cộng hòa nhân dân Ba Lan]].
 
Là một phần của chính sách hòa giải Đức-Ba Lan do thủ tướng [[Willy Brandt]] của [[Tây Đức]] chủ trương, Đức đã từ bỏ việc đòi lãnh thổ Gdańsk, và thành phố hoàn toàn sátsáp nhập vào Ba Lan được công nhận trong [[Hiệp ước Warszawa (1970)|Hiệp ước Warszawa]] năm 1970. Việc này cũng được nước Đức thống nhất năm 1990 và 1991 xác nhận.
 
Tháng 12 năm 1970, Gdańsk là nơi diễn ra các cuộc biểu tình chống chế độ, dẫn tới sự xuống dốc của lãnh tụ Cộng sản Ba Lan [[Władysław Gomułka]]. Trong các cuộc biểu tình ở Gdansk và Gdynia, quân đội cũng như cảnh sát đã bắn các người biểu tinh khiến nhiều chục người bị chết. Mười năm sau, ngày [[31 tháng 8]] năm [[1980]] [[xưởng đóng tàu Gdańsk]] là nơi phát sinh phong trào [[Công đoàn Đoàn kết]] chống đối chế độ Cộng sản, dẫn tới việc chấm dứt sự cai trị của đảng Cộng sản vào năm 1989, và khởi động một loạt phản đối khiến cho các chế độ Cộng sản ở các nước [[Đông Âu]] và [[Trung Âu]] cũ sụp đổ. Nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết, [[Lech Wałęsa]] trở thành tổng thống Ba Lan năm 1990. [[Donald Tusk]], người sinh tại Gdańsk trở thành thủ tướng Ba Lan năm 2007.
Dòng 370:
 
{{Commonscat|Gdańsk}}
 
 
{{DEFAULTSORT:Gdansk}}