Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 93:
 
=== Lĩnh vực hoạt động===
 
'''''Nghiên cứu khoa học'''''
 
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã chủ trì thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, tập trung vào những lĩnh vực chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của đất nước như: tài nguyên, môi trường; thị trường và sản phẩm; đầu tư phát triển; phát triển bền vững; biến đổi khí hậu; xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn phát triển ngành; v.v. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được sử dụng trong xây dựng các chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là Luật Du lịch và các nghị định; Chiến lược phát triển du lịch; trong công tác quy hoạch phát triển ngành..
 
'''''Thực hiện các đề án, dự án'''''
 
• Tham gia soạn thảo Luật Du lịch, Nghị định và các văn bản pháp quy khác;
Tham gia soạn thảo Luật Du lịch, Nghị định và các văn bản pháp quy khác;
Chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; thực hiện các đề án, dự án quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, vùng du lịch, trung tâm du lịch, các tỉnh, thành phố trong cả nước;
Thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường như điều tra xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường các khu du lịch; đánh giá tác động môi trường; đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường du lịch ; tăng cường năng lực kiểm soát ô nhiễm; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá hiện trạng môi trường…
 
'''''Hợp tác quốc tế'''''
 
Trong quá trình hoạt động, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã thiết lập được mạng lưới quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi và chặt chẽ với nhiều cơ quan, tổ chức du lịch quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Quỹ động vật hoang dã (WWF), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha (AECI),Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); với Dự án Phát triển nguồn nhân lực của EU, Dự án Phát triển du lịch tiểu vùng Mêkông của ADB… ; với các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học như Viện Nghiên cứu Chính sách Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, Viện Phát triển Kinh tế Trung Quốc; Đại học Chiang Mai (Thái Lan), Đại học Sorbonne (Pháp) ...trong các hoạt động nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch sinh thái, quản lý phát triển du lịch tại các khu vực có di sản thế giới ở Việt nam, v.v
 
'''''Đào tạo'''''
 
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã phối hợp và tham gia với nhiều trường đại học trong đào tạo, hướng dẫn tốt nghiệp đại học và sau đại học về lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan; tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ lao động ngành du lịch.
 
'''''Thông tin - tư liệu'''''
 
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch hiện có thư viện với trên 2.000 đầu sách chuyên ngành tiếng Việt và tiếng nước ngoài, được quản lý trực tiếp trên mạng máy tính, có thể phục vụ cán bộ chuyên môn trong và ngoài Viện. Hệ thống cơ sở dữ liệu với hàng chục ngàn bản ghi về tài nguyên du lịch, số liệu thống kê chuyên ngành du lịch và danh mục các đề tài khoa học, dự án quy hoạch du lịch, dự án đánh giá tác động môi trường…