Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Messerschmitt Bf 109”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → (6) using AWB
Dòng 10:
|được nghỉ hưu=[[Hàng không năm 1945|1945]], Không quân Đức<br /> [[Hàng không năm 1965|1965]], Tây Ban Nha
|tình trạng= Nghỉ hưu
|hãng sử dụng chính=[[Không quân Đức]] <br />[[Không quân Hungary]]<br />[[Không quân Italy]]</br />[[Không quân Romania]]
|được chế tạo=
|số lượng được sản xuất=hơn 33.000
Dòng 27:
== Thiết kế và phát triển ==
=== Tên gọi của kiểu Bf 109 ===
'''Bf 109''' là tên gọi chính thức mà ''[[Bộ Hàng không Đức]]'' (RLM: Reichsluftfahrtministerium) dành cho kiểu máy bay này, vì kiểu thiết kế được đề nghị bởi hãng ''[[Bayerische Flugzeugwerke]]'', và được sử dụng trong tất cả các văn bản Đức chính thức có liên quan đến họ máy bay này. Sau khi công ty được đổi tên thành [[Messerschmitt AG]] vào [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[Hàng không năm 1938|1938]] khi [[Erhard Milch]] cuối cùng đã cho phép [[Willy Messerschmitt]] sở hữu công ty; từ thời điểm đó trở đi, mọi máy bay Messerschmitt đều được mang ký hiệu "Me" ngoại trừ những chiếc đã có ký hiệu Bf trước đó. Các tài liệu thời chiến tranh của Messerschmitt AG, RLM và các bên liên quan tiếp tục sử dụng cả hai ký hiệu, đôi khi trên cùng một trang, nhưng đã có nhiều chỉ thị của RLM không chấp nhận ký hiệu Me cho kiểu Bf 109. '''Me 109''' được biết đến như là cái tên mà các tài liệu tuyên truyền của [[Không quân Đức]] thường sử dụng cũng như là trong nội bộ hãng Messerschmitt kể từ sau [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[Hàng không năm 1938|1938]], và trong số nhân viên của Không quân Đức vốn phát âm chúng là ''may hundert-neun''. Tên gọi '''Me 109''' cũng thông dụng trong các nước nói [[tiếng Anh]]. Tuy nhiên, trong cả thời kỳ chiến tranh cho đến hiện nay, cả hai tên "Bf" và "Me" đều được dùng; còn trên biển khung máy bay của những chiếc còn giữ lại cho đến ngày nay đều mang tên "Bf 109", kể cả phiên bản cuối cùng K-14.
 
=== Lịch sử cạnh tranh ===
Dòng 36:
* ''Rüstungsflugzeug IV'' về một kiểu máy bay tiêm kích một chỗ ngồi
[[Tập tin:Me109 clip.ogg|nhỏ|phải|150px|Chiếc Messerschmitt Bf 109 đang bay]]
''Rüstungsflugzeug IV'' được dự định là một kiểu [[máy bay tiêm kích đánh chặn]] thay thế cho những kiểu [[máy bay cánh kép]] [[Arado Ar 64]] và [[Heinkel He 60]] đang phục vụ. Trong khi R-IV được dự trù như là kiểu máy bay tiêm kích tốt nhất trong số những máy bay đang hoạt động, các yêu cầu đặt ra lại không quá khó để có thể đạt được.
 
Chiếc máy bay tiêm kích cần đạt được tốc độ tối đa 400&nbsp;km/h (250 dặm mỗi giờ) ở độ cao 6.000&nbsp;m (19.500&nbsp;ft) và có thể duy trì được như vậy trong vòng 20 phút, trong khi tổng thời gian ở trên không cần thiết là 90 phút. Nó sẽ được trang bị kiểu động cơ mới [[Junkers Jumo 210]] có công suất tối đa khoảng 700 mã lực (522&nbsp;kW). Nó cũng cần phải được trang bị ít nhất ba [[súng máy]] 7,9&nbsp;mm với 1.000 viên đạn cho mỗi khẩu, hoặc một pháo 20&nbsp;mm với 200 quả đạn. Một đặc tínhkhá thú vị khác là yêu cầu [[áp lực cánh]] của chiếc máy bay phải dưới 100&nbsp;kg/m², một cách để khẳng định khả năng lộn vòng và lên cao của chiếc máy bay. Ưu tiên thiết kế của chiếc máy bay tiêm kích là tốc độ bay ngang, tốc độ lên cao và khả năng cơ động (theo thứ tự trên).
Dòng 105:
Phiên bản chiếc Bf 109 được sản xuất hàng loạt đầu tiên, kiểu Bf '''109B''' "Bruno", được trang bị động cơ Jumo 210D công suất 660 mã lực (493&nbsp;kW) dẫn động một bộ cánh quạt hai cánh có bước góc cánh cố định. Trong quá trình sản xuất kiểu B-1 một loại cánh quạt có bước góc cánh thay đổi được đưa vào sử dụng và thường được tái trang bị cho những chiếc máy bay sản xuất trước đó, chúng được gọi một cách không chính thức là kiểu B-2. Cả hai phiên bản đều tham gia chiến đấu cùng [[Binh đoàn Condor]] trong cuộc [[Nội chiến Tây Ban Nha]], trong quá trình mà thực tế chiến đấu cho thấy vũ khí trang bị vẫn chưa đủ mạnh. Nhiều máy bay được sản xuất với một súng máy gắn trên động cơ nhưng chúng tại tỏ ra rất không tin cậy, hầu như là do sự rung động của động cơ và quá nóng. Vì vậy chiếc Bf 109 V8 được cấu tạo để thử nghiệm gắn thêm hai súng máy trên cánh. Trên kiểu nguyên mẫu V9 tiếp nối cả hai khẩu súng máy trên cánh được thay bằng các khẩu pháo [[MG FF]] 20&nbsp;mm.
 
Có tổng cộng 341 chiếc Bf 109B thuộc mọi biến thể được chế tạo bởi Messerschmitt, [[Fieseler]] và Erla.<ref name="RLM Nr.10">RLM Flugzeugbeschaffungs-Programm Nr. 10 von 01.01.1939 (Giao hàng cho đến 31 tháng 12 năm 1938)</ref>
 
Phiên bản ngắn hạn Bf '''109C''' "Caesar" được trang bị động cơ Jumo 210G công suất 690 mã lực với hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp. Một thay đổi quan trọng khác là cánh được gia cố giờ đây có thể mang thêm hai khẩu súng máy lên tổng cộng là bốn khẩu MG 17. Kiểu '''C-1''' là phiên bản sản xuất hàng loạt, trong khi kiểu '''C-2''' là một phiên bản thử nghiệm với súng máy gắn trên động cơ. Kiểu '''C-3''' được dự định trang bị khẩu pháo [[MG FF]] 20&nbsp;mm thay cho hai khẩu súng máy MG 17 trên cánh, nhưng người ta không rõ đã có bao nhiêu chiếc C-3 (nếu có) được chế tạo. Kiểu '''C-4''' được dự định trang bị khẩu pháo MG FF trên động cơ.
Dòng 200:
Bản thân kiểu động cơ "mới" [[Daimler-Benz DB 605]] là một phát triển từ kiểu động cơ DB 601E được sử dụng trên phiên bản Bf 109 F-4 trước đó bằng cách nâng cao và cải tiến các chi tiết. Kiểu động cơ DB605 gặp phải những vấn đề về độ tin cậy trong năm đầu tiên hoạt động. Điều này đã buộc các đơn vị Không quân Đức phải giới hạn công suất hoạt động ở mức 1.310 PS (1.292 mã lực, 975&nbsp;kW) ở mức vòng quay động cơ 2.600 rpm và áp lực ống góp 1,3 ata, cho đến [[tháng mười|tháng 10]] năm [[Hàng không năm 1943|1943]], khi công suất tối đa 1.475 PS (1.454 mã lực, 1.085&nbsp;kW) ở mức vòng quay động cơ 2.800 rpm và áp lực ống góp 1,42 ata được chấp thuận cho sử dụng.
 
Những chiếc '''Bf 109G''' đời đầu trông gần giống kiểu Bf 109 F-4 và cũng được trang bị cùng loại vũ khí căn bản, tuy nhiên trên mọi chiếc ''Gustav'', vũ khí có thể được tăng cường sử dụng các bộ nâng cấp ngoài mặt trận ''Rüstsatz'' VI, như là hai pháo MG 151/20 20&nbsp;mm bố trí trong những cụm dạng xuồng khí động học dưới cánh. Từ mùa Xuân năm [[Hàng không năm 1943|1943]], phiên bản G bắt đầu thấy có các bầu trên nắp động cơ khi các khẩu súng máy MG 17 7,92&nbsp;mm được thay thế bằng súng máy hạng nặng [[MG 131]] 13&nbsp;mm (từ kiểu '''G-5''' trở đi) do loại này có [[khóa nòng]] lớn hơn, và trên cánh (do có bánh đáp lớn hơn), khiến cho kiểu Bf 109G-6 có được tên lóng là "Cái Bầu" ([[tiếng Đức]]: "Die Beule"). Kiểu Gustav còn được liên tục cải tiến: tầm nhìn của buồng lái, hỏa lực dưới dạng các khẩu pháo MK 108 30&nbsp;mm được thêm vào thiết kế căn bản vào năm [[Hàng không năm 1943|1943]]; một bộ siêu tăng áp mới mở rộng dành cho loại động cơ DB605, cánh ổn định đuôi lớn hơn (từ kiểu G-5 trở đi), bộ tăng lực MW-50 vào năm [[Hàng không năm 1944|1944]]. Đã có ý kiến cho là trọng lượng thêm vào của kiểu động cơ mới và các vũ khí nặng hơn đã ảnh hưởng ngược đến đặc tính điều khiển của chiếc Bf 109, đặc biệt là khi chúng đã có sẵn một áp lực cánh cao. Trong khi về mặt kỹ thuật ý kiến trên là đúng, có một phần không công bằng vì các phân tích cho thấy rằng chỉ có một sự gia tăng trọng lượng nhỏ do việc phát triển, tương đương với xu hướng phát triển của những chiếc máy bay tiêm kích tại Tây Âu.
 
Kiểu Bf 109G-5 cũng có một phần đuôi bằng gỗ được mở rộng. Cho dù đó là một ưu thế, nó lại nặng hơn đuôi kim loại chuẩn và đòi hỏi phải có một đối trọng gắn trong phần mũi khiến làm tăng thêm trọng lượng chung của biến thể này.<ref>Feist 1993, p. 37.</ref>
Dòng 402:
* Craig, James F. ''The Messerschmitt Bf.109''. New York: Arco Publishing Company, 1968.
* Cross, Roy and Scarborough, Gerald. ''Messerschmitt Bf 109 Versions B-E''. London: Patrick Stevens, 1972. ISBN 0-85059-106-6.
* Feist, Uwe. ''The Fighting Me 109''. London: Arms and Armour Press, 1993, ISBN 1-85409-209-X.
* Fernández-Sommerau, Marco. ''Messerschmitt Bf 109 Recognition Manual''. Hersham, Surrey, UK: Classic Publications, 2004. ISBN 1-903223-27-X.
* Hooton, Edward R. ''Blitzkrieg in the West, 1939 -1940 (Luftwaffe at War: 2)''. Hersham, Surrey, UK: Midland Publishing, 2007. ISBN 978-1-85780-272-6.