Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giấc mơ”

n
clean up, replaced: → (4) using AWB
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, replaced: → (4) using AWB
Dòng 15:
Cũng theo Herodotos, khi Hoàng đế Cyrus Đại Đế thân chinh đốc suất binh mã tinh nhuệ phạt [[người Massagetae]] bên [[sông Jarxates]], một đêm ông nằm ngủ trên vùng đất của địch thù thì mộng thấy con của thống soái Hystaspes là Darius sẽ lên ngôi Hoàng đế của Đế quốc Ba Tư cường thịnh. Tưởng nhầm là thông điệp của thần linh báo rằng Darius đang soán ngôi ở quê nhà, ông truyền Hystaspes vào gặp và kể lại chiêm bao ấy, với niềm lo lắng đáng kể. Hystaspes phải an ủi ông, và cuối cùng, theo lệnh của Hoàng đế Cyrus Đại Đế, Hystaspes về nước để bảo vệ ngai vàng cho nhà vua. Thế rồi trong một trận đánh kịch liệt, [[Nữ hoàng]] [[Tomyris]] triệu tập binh tướng hùng hậu Massagetae và thân chinh đánh tan nát đại quân Ba Tư, không những thế bà còn giết chết luôn cả Cyrus Đại Đế. Sau này, [[Darius I của Ba Tư|Darius I]] lên ngôi Hoàng đế Ba Tư - đây mới thật sự là điều mà chư thần muốn thông báo cho Cyrus Đại Đế trong giấc chiêm bao kia.<ref>Herodotus, Samuel Shirley, James S. Romm, ''On the war for Greek freedom: selections from the Histories'', các trang 48-50.</ref> Hoặc một ví dụ khác về chiêm bao trong bộ sử "Historiai" là khi Hoàng đế [[Xerxes I của Ba Tư|Xerxes I]] nước Ba Tư từ bỏ kế hoạch đánh [[Hy Lạp]] vì vấp phải sự đối kháng quyết liệt của Hoàng thúc Artabanus, nhà vua nằm mộng thấy một hồn ma cao lớn lạ thường hiện ra, khuyên ông hãy điều động binh mã đánh Hy Lạp trở lại. Trong ngày hôm sau, Xerxes I vẫn do dự và thế là ông lại nằm mơ thấy con [[ma]] này, nó nói gay gắt hơn và cảnh báo nhà vua sẽ hứng chịu số phận bi thảm nếu không thân chinh đánh Hy Lạp. Hôm sau, Xerxes I đành phải trao Hoàng bào cho Artabanus và lệnh cho ông nằm ngủ ở long sàn. Quả nhiên, đêm hôm đó Artabanus đã gặp con ma ấy, nó bắt ông phải đổi ý và cũng nói cả Hoàng đế Xerxes I sẽ phải thảm khốc nếu không nghe. Thế rồi, trong buổi thiết triều sáng hôm sau, dù vẫn có thái độ phản đối thường thấy nhưng Hoàng thúc Artabanus phải tán thành với Hoàng đế Xerxes I về việc điều động binh mã tinh nhuệ đánh Hy Lạp để rồi cuộc [[Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ hai]] bùng nổ.<ref>Herodotus, Samuel Shirley, James S. Romm, ''On the war for Greek freedom: selections from the Histories'', trang 17</ref><ref>Herodotus, Samuel Shirley, James S. Romm, ''On the war for Greek freedom: selections from the Histories'', trang 140</ref>
Trong bộ "[[Tiểu sử sóng đôi]]", nhà [[tiểu sử]] học [[Plutarchus]] (người La Mã gốc Hy Lạp) - từng là một thầy tu - cũng đề cập đến nhiều chiêm bao. Tỷ như giấc mộng của Quốc vương [[Philippos II của Macedonia|Philippos II]] nước [[Vương quốc Macedonia|Macedonia]] khi Hoàng hậu [[Olympias]] có mang, trong đó ông đắp lên tử cung của Hoàng hậu một tấm vải có in hình một con [[sư tử]]. Theo một tăng lữ có tên tuổi, đây là thông điệp mà thần linh gửi gắm cho nhà vua, rằng Hoàng nam sắp sinh sẽ có tính cách của loài mãnh sư.<ref>[[Plutarchus|Plutarch]], Judith Mossman, ''Lives of the noble Grecians and Romans'', các trang 385-387.</ref> Quả nhiên, nàng đã hạ sinh Hoàng [[thái tử]] Alexandros - tức Quốc vương [[Alexandros Đại đế|Alexandros Đại Đế]] lỗi lạc trong [[Thời kỳ cổ đại|lịch sử thế giới cổ đại]]. Plutarchus cũng kể về chiêm bao của em họ Alexandros Đại Đế là Quốc vương [[Pyrros của Ipiros|Pyrros]] nước [[Ipiros (quốc gia cổ đại)|Ipiros]] khi thân chinh xuất binh đánh Quốc vương [[Demetrios I của Macedonia|Demetrios I]] nước Macedonia (lúc này Quốc vương Alexandros Đại Đế đã mất từ lâu và Đế quốc Macedonia bị phân chia); trong đó Pyrros thấy cố vương Alexandros Đại Đế đang nằm liệt trên giường bệnh gọi ông vào tán thưởng, và hứa sẽ hỗ trợ nhà vua chiến đấu bằng cái tên "Alexandros", rồi đột ngột lên ngựa dẫn đường cho ông. Sau lần đó Pyrros cùng ba quân đại thắng.<ref>Plutarch, Judith Mossman, ''Lives of the noble Grecians and Romans'', trang 198</ref> Hoặc lần khác, khi Quốc vương Pyrros thân chinh đốc suất binh mã phạt nước [[Sparta]], trên giường ngủ ông nằm mộng thấy những tia sấm trút vào kinh thành Sparta. Một tăng lữ là Lysimachos khuyên ông không nên tiếp tục tác chiến vì thông điệp này cho thấy những chỗ sấm trút là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nhưng do quá hiếu chiến và thiển cận nên nhà vua không nghe nên cuối cùng phải nếm mùi thất bại và lui binh khỏi nước Sparta.<ref>Plutarch, Judith Mossman, ''Lives of the noble Grecians and Romans'', các trang 226-228.</ref>
Thời [[Ai Cập cổ đại]] những người có thể giải đoán các giấc mơ được tin là có khả năng đặc biệt. Trong [[Kinh Thánh|Kinh thánh]] có hơn bảy trăm chú giải và các câu truyện về các giấc mơ. Vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên, các câu truyện về sự ra đời của nhà tiên tri [[Hồi giáo]] [[Muhammad]] gồm các sự kiện quan trọng.
 
Xưa kia [[Phật giáo]] không có ở nước [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]]. Và, việc truyền Phật giáo vào Trung Quốc có được ''Cao Tăng truyện'' kể qua câu chuyện “Hán Minh cảm mộng, sơ truyền kỳ đạo”. Không những thế, các bộ Quốc sử và lịch sử Phật giáo Trung Hoa cũng đều viết rằng khi Hoàng đế [[Hán Minh Đế]] chiêm bao thấy một nhân vật toàn thân bằng vàng ròng, thân hình tỏa sáng rực rỡ và bay khắc Hoàng cung. Sau khi tỉnh giấc, ông cho người đi cầu Pháp và thế là Phật giáo lần đầu tiên trong lịch sử được truyền vào nước Trung Quốc cổ. Có sách kể khác về câu chuyện này, rằng khi tỉnh giấc nhà vua triệu các quan đại thần vào hỏi cho ra lẽ, thì quan Thông nhân là Phó Nghị tấu rằng đó là Đức Phật thần thông quảng đại ở [[Ấn Độ|nước Thiên Trúc]], nhà vua nghe theo liền sai sứ bộ sang Thiên Trúc để lấy tượng Phật về, mở rộng giai đoạn đầu của Phật giáo ở Trung Hoa.<ref name="MinhDe">[http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/minhde&kinh.htm Vua Minh Đế nhà Hán và ''Kinh Tứ Thập Nhị Chương'', Ấn Thuận Đại sư, ''Diệu Vân tập'', hạ biên chi cửu: ''Phật giáo sử địa khảo luận'', tr. 343-356, Thích Phước Năng dịch]</ref> Không những thế người Trung Quốc cũng tin rằng, các giấc mơ là cách thức để đến thăm các thành viên trong [[gia đình]], những người đã [[chết]]. Một vài [[bộ tộc]] bản địa ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và những người [[México|Mexico]] tin rằng giấc mơ là một thế giới khác chúng ta viếng thăm khi ngủ{{fact|date=7-01-2013}}.
 
Trong đêm trước trận quyết định tại [[trận Cầu Milvian|cầu Milvian]] giữa hai Hoàng đế [[Đế quốc La Mã|La Mã]] là [[Constantinus Đại đế|Constantinus I Đại Đế]] và [[Maxentius]], Constantinus I Đại Đế nằm mộng thấy [[Giê-su|Chúa Giêsu]] hiện lên với cây Thánh giá và Chúa khuyên ông nên cho các chiến binh vẽ hình Thánh giá lên khiên của họ. Trên đường hành quân, ông cho vời vài giáo sĩ [[Kitô giáo]] ra hỏi và họ lý giải rằng nhà vua đã tận mắt chứng kiến Đức Ki-tô và đó là biểu hiện của sự bất hủ và chiến thắng trước cái [[chết]]. Thế rồi, trong trận đánh ở cầu Milvian, Hoàng đế Constantinus I Đại Đế thân chinh kéo binh mã tinh nhuệ xông lên đại phá tan nát quân địch và bản thân Hoàng đế Maxentius bại vong, nhờ đó cuộc nội chiến La Mã kết thúc. Người ta kể rằng nhờ có đại thắng này mà ông ban hành [[tự do tín ngưỡng|tự do tôn giáo]] cho Ki-tô giáo ở nước La Mã cổ. Dù có người cho rằng dường như ông đã theo Ki-tô giáo từ trước trận thắng hiển hách này vì nhà vua đã có thể hỏi chuyện với các tăng lữ Ki-tô giáo; nhưng dẫu sao đây nữa thì chiến thắng vẻ vang tại cầu Milvian đã làm cho ông hoàn toàn công nhận Ki-tô giáo được truyền bá trên khắp Đế quốc La Mã.<ref>Timothy David Barnes, ''Constantine and Eusebius'', trang 43</ref>
 
=== Thời kỳ trung đại ===
Dòng 55:
=== Nói mơ ===
=== [[Mộng du]] ===
Mộng du phát sinh từ các sóng chậm giai đoạn giấc ngủ trong một trạng thái của ý thức thấp và thực hiện các hoạt động thường được thực hiện trong một trạng thái của ý thức đầy đủ. Những hoạt động này có thể là lành tính như ngồi trên giường, đi bộ vào phòng tắm, và làm sạch, hoặc là nguy hiểm như nấu ăn, lái xe, có quan hệ tình dục, bạo lực cử chỉ, lấy đối tượng ảo tưởng, hoặc thậm chí giết người.
 
=== Âm thanh trong giấc mơ ===