Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiến sĩ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (15) using AWB
Dòng 5:
== Lịch sử ==
=== Ở Châu Âu ===
Từ Ph.D có gốc [[Latinh|Latin]] là ''Doctor Philosophiæ''. ''Doctor'' nghĩa là "thầy", "chuyên gia", "chức trách". ''Philosophy'' (triết học) có nguồn gốc từ thời [[Trung Cổ|Trung cổ]] ở [[châu Âu]], khi mà các trường đại học có bốn chuyên khoa (faculty) chính: thần học, luật, y học và triết học. Tuy có danh chính thức là chuyên gia triết học ("Doctor of Philosophy" hay PhD) nhưng tiến sĩ không hẳn là người học về triết.
 
PhD là một học vị cho tất cả các ngành khoa học, kể cả khoa học cơ bản và nhân văn. Hệ thống bằng cấp đại học ngày nay được bắt nguồn và mô phỏng từ hệ thống văn bằng của hai trường đại học cổ kính ở Âu châu vào thế kỷ 12: Trường Đại học Paris ở [[Pháp]] (thành lập vào năm 1170) và Trường Đại học Bologna ở Ý (thành lập vào khoảng 1158).
 
Theo bộ luật [[Đế quốc La Mã|La Mã]], vào thời Trung cổ, mỗi ngành nghề có quyền thành lập một hiệp hội gọi là Collegium, và hiệp hội này bầu ra những người có danh hiệu là Magistrates. Vào thời này, người được nhận vào phụ giảng được gọi là Bachalari.
 
Vào cuối thế kỉ 12, Trường Đại học Paris thay đổi học vị này thành Baccalaureaet. Lúc bấy giờ, văn bằng Baccalauréate hay Bachelor là học vị duy nhất được cấp cho những thí sinh đã thi đỗ khóa thi do các các Magistrates đặt ra đã học xong một chương trình giáo khoa 4 năm về ngữ pháp, tu từ học và logic. Sau khi xong văn bằng Bachelor, thí sinh có thể theo học tiếp chương trình Master hay Doctor. Và sau khi đã xong chương trình học Master hay Doctor (khoảng 8 năm học), một hội đồng giám khảo sẽ duyệt xét thí sinh để kết nạp vào tổ chức được gọi là Universitas of Doctors. Sự kếp nạp này cũng là một chứng chỉ để được hành nghề dạy đại học. Lúc bấy giờ, những danh xưng như Master, Doctor và Professor có cùng nghĩa và tương đương về giai cấp: họ hành nghề dạy học.
 
Vào thế kỉ 13, những người dạy học tại Trường Đại học Bologna, lúc đó là trung tâm huấn luyện về luật pháp ở [[Châu Âu|Âu châu]], được gọi là Doctor. Trong khi đó ở Trường Đại học Paris, là trung tâm về văn học nghệ thuật, những người dạy học được gọi là Master. Sự bình đẳng giữa Master và Doctor bị chấm dứt ở Anh và Mĩ, nơi mà văn bằng Doctor sau này được đánh giá cao hơn văn bằng Master. Ở [[Anh]], hai trường đại học Oxford (thành lập vào khoảng 1249) và Cambridge (thành lập vào khoảng 1209) được mô phỏng theo hệ thống tổ chức của Trường Đại học Paris; do đó, các nhà khoa bảng các môn văn hóa nghệ thuật thường được gọi là "Master", trong khi các đồng nghiệp của họ trong các môn học như triết, thần học, y học, và luật được gọi là "Doctor".
 
Ngày nay, các tên bằng cấp như "Master of Arts" và "Doctor of Philosophy" có nguồn gốc từ sự phân chia này.
Dòng 25:
Danh xưng "'''Tiến sĩ'''" tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ truyền thống Nho học phong kiến, bắt nguồn từ gốc Hán 進士.
 
Trong giai đoạn [[phong kiến]], tại các cuộc thi [[Nho giáo|Nho học]] của Việt Nam, học vị tiến sĩ được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: [[thi Hương]], [[thi Hội]] và [[thi Đình]], được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời [[nhà Nguyễn]], có thêm học vị [[Phó bảng]] không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời [[nhà Trần]] những người đỗ tiến sĩ được gọi là [[Thái học sinh]].
 
Thời [[Nhà Lê sơ|Hậu Lê]], [[nhà Mạc]] và [[nhà Nguyễn]], tiến sĩ được dùng để phong cho những người thi đậu trong các kỳ [[thi Đình]] và [[thi Hội]] tùy theo từng thời. Danh sách các tiến sĩ thời hậu Lê và Mạc được khắc trên các [[bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long]]. Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] - [[Huế]], Văn Miếu Thăng Long không còn là văn miếu quốc gia nữa nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại đây. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại [[Văn miếu Huế|Văn Miếu Huế]] từ khoa thi năm 1822. Tổng số các tiến sĩ, [[phó bảng]] và tương đương (trúng tuyển thi Hội) kể từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 là 2.848 người.<ref>{{chú thích web | url=http://webdayhoc.net/index.php?option=com_content&view=article&id=15:giao-dc-vit-nam-trong-thi-phong-kin&catid=9:giao-dc-vit-nam&Itemid=22 |title=Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến |date=17/3/2010}}</ref>
Dòng 31:
Bắt đầu từ thế kỷ 20, học vị Tiến sĩ của Việt Nam bắt đầu áp dụng chính thức theo hệ thống giáo dục hiện đại của châu Âu. Thời Pháp thuộc, mặc dù nền giáo dục bị giới hạn nhiều bởi tình trạng thuộc địa, lịch sử vẫn ghi nhận một số người bản xứ lấy được học vị Tiến sĩ như [[Phan Văn Trường]], Tiến sĩ Luật đầu tiên của Việt Nam...
 
Một khoảng thời gian từ 1954-1975 tại [[miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc Việt Nam]] và từ 1975-1998 trên cả nước Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục của [[Liên Xô]], tồn tại 2 bậc học vị là [[Phó tiến sĩ]] (''Кандидат наук'') và Tiến sĩ (''Доктор наук'').
 
Kể từ thời điểm có hiệu lực của Luật Giáo dục năm 1998, học vị Phó tiến sĩ được đổi thành học vị Tiến sĩ, và các bậc học vị Tiến sĩ cũ theo hệ thống giáo dục Đông Âu và Liên Xô được đổi thành học vị [[Tiến sĩ khoa học]]. Ở Việt Nam, học vị Tiến sĩ do trường đại học hoặc [[viện nghiên cứu]] thuộc nhà nước có thẩm quyền cấp cho các nghiên cứu sinh chuyên ngành sau khi công nhận luận án của họ. Dù hệ thống Đông Âu và Liên Xô đã tan rã, hiện nay Việt Nam vẫn cấp học vị Tiến sĩ khoa học cho những Tiến sĩ chuyên về nghiên cứu [[khoa học]].