Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Cá vây tay”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: mầu → màu using AWB
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 23:
Cá vây tay là [[lớp Cá vây thùy|cá vây thùy]] với các vây ức và vây hậu môn mọc trên các cuống nhiều thịt được các xương hỗ trợ và vây đuôi chia thành ba thùy, thùy giữa là sự kéo dài của [[dây sống]]. Cá vây tay có vây dạng cosmoid đã biến đổi, nó mỏng hơn vảy dạng cosmoid thực sự, là dạng vảy chỉ tìm thấy ở một số loài cá đã tuyệt chủng. Cá vây tay cũng có một cơ quan cảm nhận điện từ đặc biệt gọi là ''cơ quan ở mõm'' ở phía trước của hộp sọ, có lẽ để giúp chúng phát hiện con mồi.
 
Những con cá vây tay đầu tiên xuất hiện trong các mẫu hóa thạch thuộc giai đoạn giữa [[kỷ Devon]], vào khoảng 410 triệu năm trước.<ref>Hóa thạch của quai hàm cá vây tay được tìm thấy trong địa tầng có thể xác định niên đại khoảng 410 triệu năm trước (Ma) đã được thu thập gần Buchan ở East Gippsland, [[Victoria (Úc)|Victoria, Australia]], hiện tại giữ kỷ lục về cá vây tay cổ nhất; được đặt tên khoa học là ''Eoactinistia foreyi'' khi được [http://www.int.iol.co.za/index.php?set_id=1&click_id=31&art_id=qw1156833901231B223 công bố vào tháng 9 năm 2006]</ref>. Các loài cá vây tay tiền sử sống trong nhiều môi trường nước vào cuối [[Đại Cổ sinh|Đại Cổ Sinh]] và thời kỳ [[Đại Trung sinh|Đại Trung Sinh]].
 
Khối lượng trung bình của cá vây tay khoảng 80&nbsp;kg (176 pao) và chúng có thể dài tới 2 m (6,5&nbsp;ft). Các nhà khoa học tin rằng cá vây tay có thể sống tới 60 năm. Cá vây tay thường sống ở độ sâu khoảng 700m (2.296,5&nbsp;ft) dưới mực nước biển.
Dòng 60:
 
===Loài thứ hai tại Indonesia===
Năm 1997, Arnaz và Mark Erdmann đi hưởng tuần trăng mật tại [[Indonesia]] và nhìn thấy một con cá lạ khi đi chợ tại [[Manado Tua]], trên đảo [[Sulawesi]]. Arnaz nhận ra nó là ''gombessa'', mặc dù nó có màu nâu chứ không phải màu xanh lam. Vợ chồng Erdmann đã không nhận ra đây là một loài mới cho đến tận khi một chuyên gia để ý đến các hình ảnh họ đã chụp và đưa lên [[Internet]]. Thử nghiệm [[ADN]] phát hiện ra rằng loài này, được người dân Indonesia gọi là ''rajah laut'' ("Vua biển cả"), không có quan hệ họ hàng gì với quần thể ở Comoros. Nó được đặt tên khoa học là ''Latimeria menadoensis''. Nghiên cứu phân tử gần đây ước tính thời gian rẽ ra giữa hai loài cá vây tay này là khoảng 40–30 Ma.
===Khu vực bảo hộ biển St. Lucia tại Nam Phi===
Tại Nam Phi, công việc nghiên cứu tìm kiếm vẫn duy trì trong nhiều năm. Một thợ lặn 46 tuổi là Riaan Bouwer, đã thiệt mạng khi thám hiểm cá vây tay tháng 6 năm 1998.
 
Ngày 28 tháng 10 năm 2000, gần biên giới phía nam của [[Mozambique]], tại [[vịnh Sodwana]] trong khu vực bảo hộ biển St. Lucia, ba thợ lặn nước sâu — Pieter Venter, Peter Timm và Etienne le Roux — đã lặn tới độ sâu 104 m và bất ngờ nhận ra một con cá vây tay.