Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Nguyễn Huệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 30:
 
===Kế hoạch tác chiến===
'''''Hướng thứ yếu: ''''' Đường 22 (Tây Ninh). Lực lượng QLVNCH có 10 E bộ binh, 4 E thiết giáp. Hướng này được chọn là do sai lầm của QLVNCH cho rằng thị xã Tây Ninh mới đúng là nơi QGP muốn chiếm để đóng thủ đô của Chính phủ cách mạng lâm thời CHMHVN.
 
'''''Hướng tiến công chủ yếu: ''''' Đường 13 (Lộc Ninh - Bình Long), nơi VNCH chỉ bố trí binh lực hạn chế (e5+ e9 / F bộ binh 5, ba D biệt động quân(53, 65, 74) và thiết đoàn 1 tăng - thiết giáp). Hướng này giáp với chặng cuối [[đường Trường Sơn]], tạo thành hậu phương vững chắc của chiến dịch. Ở đây còn tiếp giáp với khu vực Móc Câu vốn là căn cứ cũ, khu vực Snoul vừa tiếp thu là bàn đạp để QGP tiến xuống phía nam theo đường 13, gây tác động dây chuyền. Một khi tuyến phòng ngự của VNCH trên hướng này bị phá vỡ, F5 QLVNCH bị đánh quỵ thì Sài Gòn lập tức bị uy hiếp, bố trí chiến lược của địch ở Đông Nam Bộ bị đảo lộn, phong trào nổi dậy chống phá bình định ở Bắc tỉnh Bình Dương sẽ có điều kiện phát triển mạnh.
Dòng 39:
*F9 (thiếu E3) làm lực lượng dự bị chiến dịch, sẵn sàng tiến công thị xã (TX) Bình Long (tức An Lộc).
*F7 luồn sâu bao vây, lập các chốt chặn dọc đường 13 từ [[cầu Cần Lê]] xuống bắc [[Chơn Thành]], có nhiệm vụ chặn viện và diệt quân rút lui.
*Đoàn C30B (tổ chức lâm thời gồm 2 E bộ binh 24 và 71 của Bộ tăng cường, 2 D đặc công, 1 C thiết giáp 33 (6 chiếc chiến lợi phẩm: M.41, M.24, M.113), một D (thiếu) pháo cối, một D (thiếu) súng máy phòng không 12,7 ly.) vừa tiến công ở hướng thứ yếu (đường 22), vừa nghi binh thu hút và kiềm chế địch tạo điều kiện cho hướng chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời phát triển xuống phía nam khi có thời cơ.
 
==Diễn biến==
Dòng 52:
8 giờ sáng [[4 tháng 4]], Trung đoàn 2 bộ đội địa phương Phước Long tấn công Chi khu quân sự (CKQS) Phước Bình. Sau 6 giờ chống cự, Chi khu quân sự Phước Bình bị QGP tràn ngập. Việc mất CKQS Phước Bình tạo thêm một mối lo từ phía Đông cho QLVNCH. Tuy nhiên họ quyết định bỏ Phước Bình vì đó là tiền đồn quá xa, không ảnh hưởng nhiều đến mặt trận chính.
 
Sau bốn ngày đêm, ngày 4 tháng 4, đoàn C30B đã tiêu diệt cụm cứ điểm tiền tiêu Xa Mát, đánh thiệt hại nặng chiến đoàn 49, làm chủ từ bắc Thiện Ngôn đến biên giới. Cùng lúc, các lực lượng lớn cho hướng chủ yếu đã được triển khai trót lọt, tạo thuận lợi cho bước phát triển chiến dịch.
 
5 giờ 50 phút ngày 5 tháng 4, trận mở đầu trên hướng chủ yếu nổ ra. Các đơn vị QGP bỏ qua các căn cứ vòng ngoài, thọc thẳng vào trung tâm cụm cứ điểm Lộc Ninh. Ngay ngày đầu, cụm cứ điểm Lộc Ninh đã bị vây lấn tiêu diệt, toàn bộ lực lượng VNCH (hai tiểu đoàn bộ binh, một [[trung đoàn]] thiết giáp) đóng chốt ở căn cứ Hoa Lư - một căn cứ quan trọng của tuyến phòng thủ phía bắc được lệnh rút bỏ về phía sau để ứng cứu cho Lộc Ninh. Sang ngày thứ hai (6 tháng 4), toàn bộ lực lượng này lọt vào trận địa phục kích bày sẵn và bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngày thứ ba, hai trung đoàn của Sư đoàn 5 QGP được tăng cường một trung đoàn pháo - cối hoả tiễn, hai đại đội xe tăng từ hai hướng tây - bắc và đông tiếp tục tiến công. Đến chiều ngày 7 tháng 4, QGP hoàn toàn làm chủ cụm cứ điểm Lộc Ninh, đại tá Nguyễn Công Vĩnh, chỉ huy chiến đoàn 9 ra hàng.
Dòng 62:
Tuy nhiên, do không có kế hoạch chi tiết từ trước nên công tác chuẩn bị của QGP đã bị chậm trễ và gặp nhiều khó khăn. Đến ngày 13 tháng 4, [[trận An Lộc|cuộc tiến công vào An Lộc]] mới bắt đầu, nhưng thời cơ đã mất. Cho đến ngày hôm đó, QLVNCH đã kịp củng cố và tăng cường lực lượng phòng thủ tại An Lộc. Tướng [[Nguyễn Văn Minh]], chỉ huy quân đoàn 3 Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã phái sư đoàn 5 tới giữ thị xã. Lực lượng này được tăng cường bởi 2 tiểu đoàn Biệt động quân (ngày 7 tháng 4) và 2 tiểu đoàn bộ binh (ngày 10 và 11 tháng 4).<ref>Ngô Quang Trưởng, ''The Easter offensive of 1972.'' Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1980. tr. 116.</ref> Sư đoàn 21 Bộ binh QLVNCH, trước đóng tại [[đồng bằng sông Cửu Long]], được gấp rút chuyển đến Chơn Thành để cùng với 1 trung đoàn của Sư đoàn 9 Bộ binh QLVNCH làm lực lượng giải cứu. Toàn bộ lực lượng trong vùng lên đến ba lữ đoàn tăng cường, tất cả đặt dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng [[Lê Văn Hưng]], sư đoàn trưởng sư đoàn 5. Ngày 9 tháng 4, cầu Cần Lê bị phá. Đồng thời, bắt đầu từ ngày 9 tháng 4, QLVNCH mở cuộc hành quân "Toàn thắng - 72B" nhằm giải toả sức ép của lực lượng QPG tại vòng vây quanh khu vực thị xã.
 
Ngày [[13 tháng 4]], An Lộc bị bao vây và chịu một cuộc tấn công hiệp đồng giữa pháo binh, thiết giáp và bộ binh của Sư đoàn 9 QGP. Bảo vệ quân phòng thủ là những trận mưa [[rốc két|rốc-két]], [[bom]], và [[napan|napalm]] từ các máy bay của Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thị xã, các cố vấn Mỹ trở nên đóng vai trò cốt tử cho việc chỉ huy lực lượng phòng thủ<ref>Andrade, Dale. ''Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle''. New York: Hippocrene Books, 1995. tr. 439.</ref>, họ tổ chức hỏa lực và hỗ trợ từ không lực, hậu cần, và thông tin tình báo. Trong khi đó, sự do dự trong phản công và sự phụ thuộc vào hỏa lực không quân của tướng Hưng, chỉ huy của lực lượng phòng thủ đã làm cho thiếu tá William Miller, cố vấn cao cấp người Mỹ, nhận xét rằng: "Ông ấy mệt mỏi - không kiên định - phi lý - dễ cáu - không nghe lời khuyên - và không tiếp cận được<ref>"He is tired - unstable - irrational - irritable - inadvisable - and unapproachable." Andrade, Dale. ''Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle''. New York: Hippocrene Books, 1995. tr. 439.</ref>
 
Các cuộc tấn công của QGP vẫn tiếp diễn và cuối cùng họ cũng vào được thị xã, chiến sân bay và thu hẹp vùng kiểm soát của QLVNCH xuống còn khoảng 1&nbsp;km<sup>2</sup>. Trong cuộc tấn công ngày 21, xe tăng QGP vượt qua được tuyến phòng thủ nhưng lại bị diệt bởi các súng bắn tăng và trực thăng trang bị súng. Cú sốc ban đầu mà xe tăng QGP gây ra cho lực lượng phòng thủ nhanh chóng trôi qua khi xe tăng không có bộ binh đi theo yểm trợ đã trở thành mục tiêu dễ dàng cho các loại súng chống tăng<ref>Ngô Quang Trưởng, tr. 119.</ref> Những đợt khác lại là lực lượng tấn công lớn bằng bộ binh mà không có tăng thiết giáp hỗ trợ. Sự thất bại trong hiệp đồng tác chiến này là một trong những điểm yếu của lực lượng tấn công, cái mà lực lượng phòng thủ nhanh chóng tận dụng. Tuy nhiên, bộ binh QGP cũng chiếm được gần hết khu vực phía Bắc của thị xã.
 
Bên cạnh hiệp đồng yếu, khó khăn chính cho QGP là mưa bom đạn liên tục đổ xuống từ các cuộc không kích, gây ra thương vong lớn và gây khó khăn cho hậu cần. Sau thất bại của cuộc tấn công ngày 21 tháng 4, trận chiến chuyển thành một cuộc bao vây mà trong đó QGP bắn phá An Lộc từ 1200 đến 2000 loạt súng cối, rốc-két, và pháo mỗi ngày.<ref>Maj A.J.C. Lavalle, ''Air Power and the 1972 Spring Invasion''. Washington DC: Office of Air force History, 1985, tr. 86.</ref> An Lộc bị bao vây hoàn toàn và chỉ có thể được tiếp viện qua đường không, một tình thế càng khó khăn hơn do việc mất sân bay. Tuy nhiên, việc tiếp viện đã được thực hiện với 448 phi vụ, chuyển 2693 tấn lương thực, thuốc men, và vũ khí đạn dược.<ref>Gen [[William W. Momyer]], ''The Vietnamese Air Force''. Washington DC: Office of Air Force History, 1975, tr. 50.</ref>
 
Thời cơ đã mất, tương quan lực lượng đã thay đổi. Phía phòng ngự quân đông<ref name="NQT-phòng thủ">Cho đến ngày cuộc tiếp công bắt đầu, QLVNCH đã kịp củng cố và tăng cường lực lượng phòng thủ tại An Lộc. Tướng [[Nguyễn Văn Minh]], chỉ huy quân đoàn 3 Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã phái sư đoàn 5 tới giữ thị xã. Lực lượng này được tăng cường bởi 2 tiểu đoàn Biệt động quân (ngày 7 tháng 4) và 2 tiểu đoàn bộ binh (ngày 10 và 11 tháng 4).<br>Nguồn: Ngô Quang Trưởng, ''The Easter offensive of 1972.'' Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1980. tr. 116.</ref>, hoả lực mạnh, trong khi bên tiến công không có ưu thế nổi trội. Cuộc tiến công thứ nhất của QGP vào An Lộc đã thất bại. Từ 15 tháng 4, QLVNCH tiếp tục cho đổ toàn bộ Lữ 1 Dù và Liên đoàn 81 Biệt cách dù xuống khu vực Núi Gió, lấy đó làm bàn đạp, đánh tập hậu lực lượng tấn công để mở đường vào thị xã; ngoài ra, Lữ 3 Dù từ Tây Nguyên cũng được đưa về Đông Nam Bộ. Theo đánh giá của tướng Hoàng Cầm thì lực lượng tập trung để cố thủ thị xã An Lộc đã lên tới năm chiến đoàn tăng cường (tương đương hai sư đoàn QĐNDVN).
Dòng 72:
Trong nửa cuối tháng 4, QGP đã tiến công chiếm lại Núi Gió và điểm cao 169, diệt phần lớn Tiểu đoàn 6 dù cùng ban chỉ huy Lữ 1 Dù. Lực lượng QLVNCH ở thị xã An Lộc vẫn quyết tâm cố thủ, quân tiếp viện trên đường 13 vẫn dồn lên nhằm giải toả An Lộc. Tại đường 13, các đơn vị sư đoàn 7 QGP đã bao vây tiến công Chiến đoàn 7 ở Phù Lổ, diệt Chiến đoàn 52 ở cầu Cần Lê khi chiến đoàn này từ ngã ba Đồng Tâm rút chạy về hướng thị xã An Lộc, đẩy lùi cuộc tiến quân của Lữ 1 Dù từ Chơn Thành lên Ngọc Bầu, đánh bại cuộc hành quân mở đường của sư đoàn 21 ở bắc Chơn Thành, đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn 3 dù khi lực lượng này đổ quân xuống Tàu Ô. Tuy Sư đoàn 7 QGP vẫn chặn được quân tiếp viện của VNCH trên đường 13, nhưng lực lượng phòng không của QGP không đủ sức chặn viện binh đối phương cho An Lộc qua đường không.
 
Trước tình hình này, đầu tháng 5, Bộ chỉ huy Miền đánh giá tương quan lực lượng đã nghiêng về phía đối phương; QGP chưa tạo thế đủ mạnh để áp đảo; và không còn yếu tố bất ngờ nào nữa. Từ nhận định này, Bộ chỉ huy Miền chủ trương không tiếp tục tiến công An Lộc nữa mà chuyển sang bao vây cô lập, và đưa sư đoàn 5 xuống đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện phần chống phá bình định theo kế hoạch chiến dịch. Tuy nhiên Bộ tư lệnh chiến dịch vẫn giữ quyết tâm tiến công thị xã An Lộc với lập luận rằng thất bại của đợt tiến công đầu "không phải vì địch mạnh mà do ta đánh chưa tốt".
 
Từ [[22 tháng 4]] đến [[10 tháng 5]], chiến sự ổn định ở thế trận mà báo ''[[Paris Match]]'' ví với "một [[trận Verdun|Verdun]] hay một [[trận Stalingrad|Stalingrad]]".<ref>''Paris Match'', 5 tháng 7 năm 1972.</ref>
 
Sáng ngày 11 tháng 5, cuộc tiến công đợt hai vào thị xã An Lộc bắt đầu với một kế hoạch đã rút kinh nghiệm các đợt tiến công lần trước. Đến cuối ngày, địa bàn phòng thủ của QLVNCH rút xuống còn mỗi chiều khoảng 1&nbsp;km.<ref>Andrade, Dale. ''Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle''. New York: Hippocrene Books, 1995, tr. 472.</ref> Nhưng nỗ lực của họ lại thất bại trước hỏa lực dữ dội từ trên không, Hoa Kỳ ước tính Quân Giải phóng bị thương vong hơn 800 người.<ref>Momyer, General William W. ''The Vietnamese Air Force, 1951-1975, An Analysis of its Role in Combat''. Washington DC: Office of Air Force History, 1975, tr. 47.</ref> Trong suốt 25 tiếng đồng hồ bắt đầu từ 5:50 sáng, cứ 55 phút lại có một đợt máy bay [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] rải thảm để hỗ trợ quân phòng thủ.<ref>Fulgham, David, Terrence Maitland, et al. ''South Vietnam on Trial: Mid-1970-1972''. Boston: Boston Publishing Company, 1984, tr. 153.</ref> Trong 3 ngày sau, mỗi khi Quân Giải phóng tập trung lực lượng để tiếp tục tấn công, họ lại bị ném bom vào khu vực tập trung quân. Đỉnh cao của đợt tấn công là vào ngày 14 tháng 5, khi Quân Giải phóng đánh thẳng vào trung tâm phòng thủ của QLVNCH. Thiếu tá [[Walt Ulmer]], cố vấn của Sư đoàn 5 QLVNCH, miêu tả: "Họ cứ cố chất đống lên và chất đống lên. Họ đã lãng phí khủng khiếp là nhiều binh lực.<ref>"''they were simply trying to pile on and pile on and pile on. They frittered away an awful lot of manpower.''" Fulgham & Maitland, tr. 154.</ref> Ngày 15 tháng 5, đợt tấn công An Lộc lần thứ hai kết thúc thất bại.
Dòng 83:
{{bài chính|Trận An Lộc}}
Ngày 16 tháng 5, chiến dịch chuyển sang đợt hai.
Việc không đánh chiếm được thị xã An Lộc đã ảnh hưởng không tốt đến việc QGP phát triển chiến dịch theo kế hoạch ban đầu. Qua hai tháng chiến đấu quyết liệt, quân số, vũ khí đạn dược trở nên thiếu. Trung đoàn pháo chỉ còn 1/2 tổng số đầu khẩu, xe tăng còn ít lại thiếu xăng nên không dùng được.
 
Đến đây, thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị, tướng [[Hoàng Văn Thái]] cùng Sư đoàn 5 và 1/3 lực lượng binh chủng chuyển xuống đồng bằng sông Cửu Long tham gia chiến dịch tổng hợp trên chiến trường Khu 8. Sư đoàn 9 QGP không tiếp tục tiến công An Lộc mà chỉ vây lỏng. Sư đoàn 7 tiếp tục kìm chân và thu hút đối phương trên đường 13. Tất cả nhằm bảo vệ các vùng Lộc Ninh và [[Bù Dốp]] đã chiếm được và tạo thuận lợi cho địa phương Miền Đông phá bình định và phối hợp với chiến dịch tổng hợp ở đồng bằng sông Cửu Long. Đại tá [[Hoàng Cầm]] được giao vị trí tư lệnh kiêm chính ủy của Bộ tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ.
 
Tại An Lộc, đến ngày 12 tháng 6, QGP đã rút hẳn ra ngoài thị xã và bị đẩy lui khỏi các khu vực lân cận, hơn 1000 thương binh QLVNCH được sơ tán.<ref>Lavalle, tr. 104.</ref> Các đơn vị QGP rút dần về phía bắc và phía tây. Ngày [[18 tháng 6]], chỉ huy Quân đoàn 3 QLVNCH tuyên bố An Lộc đã được giải tỏa. Chính phủ Sài Gòn tuyên bố 8.000 lính VNCH đã chết hoặc bị thương, khoảng 1000 dân thường cũng bị thưong vong. Các nguồn của Mỹ tuyên bố rằng 25.000 QGP đã bị thương vong trong chiến trận tại An Lộc, nhưng con số này chưa bao giờ được chứng thực.<ref>Andrade, tr. 499, 500.</ref> Còn theo tài liệu của Quân Giải phóng thì họ chịu thương vong khoảng 2.000 tử trận và 5.000 bị thương
Dòng 106:
Cuối tháng 7, khi thế trận giằng co kéo dài khó phát triển mà có thể dẫn đến bất lợi, Bộ tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ quyết định rút hai Trung đoàn 165 và 141 của [[Sư đoàn 7]] hợp cùng Trung đoàn 205 độc lập của Miền thành một sư đoàn đầy đủ, củng cố ngắn ngày, rồi bí mật rời Tân Khai - Đức Vinh xuống khu trung tuyến, tiến công vào cụm căn cứ QLVNCH ở phía sau như Chơn Thành, Lai Khê là những nơi đóng sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 25, quân đoàn 3 QLVNCH nhằm thu hút địch về hướng này, giảm sức ép của đối phương ở khu vực Tàu Ô, đồng thời hạn chế khả năng QLVNCH đưa lực lượng đánh ra vùng QGP vừa chiếm được. Đánh vào hậu cứ của cuộc hành quân giải toả này còn nhằm cài thế chiến dịch và có tác động cả về mặt tâm lý; khi có điều kiện, QGP còn có thể tiến sát vùng ven đô, vô hiệu hoá vùng trung tuyến, uy hiếp Sài Gòn. Trong thời gian chuyển quân, củng cố và chuẩn bị nổ súng đó, Trung đoàn 209 vẫn phải giữ vững trận địa tại Tàu Ô để nghi binh, giả như sau Trung đoàn 209 vẫn là các Trung đoàn 12, 14 của Sư đoàn 7 QGP, cho đến khi mặt trận trung tuyến nổ súng.
 
Đêm 10 rạng 11 tháng 8, tiểu đoàn 28 đặc công QGP phối hợp với một bộ phận của lữ đoàn 429 đặc công Miền, được trang bị [[súng cối]] và hoả tiễn 122 ly, tiến công sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 3 QLVNCH đặt tại Lai Khê mở màn trận chiến đấu ở vùng trung tuyến. Các đơn vị cơ động vào vị trí trên đoạn đường [[Bầu Bàng]] - [[Lai Khê]]. Hậu phương của cuộc hành quân giải tỏa bị đối phương đánh phá, QLVNCH điều Liên đoàn 6 Biệt động quân từ [[Biên Hòa|Biên Hoà]] lên ứng cứu Lai Khê và điều Liên đoàn 3 Biệt động quân Đường 2 sang Đường 13 bố trí ở [[Bến Cát]] làm dự bị phía sau. Trong khi đó, lực lượng cơ động của Sư đoàn 7 (Trung đoàn 12, 14) và Trung đoàn 205 do sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 [[Đàm Văn Ngụy]] chỉ huy, triển khai vận động phục kích trên đường Chơn Thành đi Lai Khê, kết hợp với chốt cứng đoạn nam Bầu Lồng - bắc Bầu Bàng để đánh chặn lực lương QLVNCH từ phía bắc có thể quay về giải toả Lai Khê.
 
Tuy nhiên, QLVNCH vẫn đưa lực lượng phía sau lên ứng cứu, mà không rút lực lượng từ Tàu Ô về và tiếp tục duy trì áp lực tại đây. Bộ chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ quyết định đánh mạnh hơn nữa. Tiểu đoàn 35 (Liên đoàn 6 Biệt động quân) bị chặn đánh ở Bắc Lai Khê; Tiểu đoàn 51 bị diệt ở Tây-Nam Bầu Bàng (21 đến 22-8). Ngày 27 tháng 8, lực lượng còn lại của liên đoàn này phải luồn rừng rút về phía nam. Đến đây, sức ép của QGP vào Bình Dương và cùng ven đô Sài Gòn đang tới gần. Ngày 28 tháng 8, Nguyễn Văn Minh tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH điện cho Lê Văn Tư, tư lệnh Sư đoàn 25 rằng "công trường 7" (chỉ sư đoàn 7 QGP) đang tiến mạnh, tiến sâu, lệnh cho sư đoàn 25 bỏ Tàu Ô lui về Chơn Thành, Lai Khê, bảo vệ vùng trung tuyến.
 
Ngày 1 tháng 9, sư đoàn 25 QLVNCH trên đường rút về sau đã bị tấn công ở bắc Bầu Bàng. Thương vong của QLVNCH theo tướng [[Hoàng Cầm]] là 600 chết và bị thương, 84 bị bắt, thu 170 súng. Đây là trận đánh cuối cùng của 135 ngày đêm Sư đoàn 7 QGP chốt chặn trên đường 13, làm thất bại cố gắng của QLVNCH nhằm giải tỏa con đường này.
 
===Giai đoạn 3 - lập thế "da báo"===
Từ thế trận tạo lập từ giai đoạn 2, cụ thể là thành công chốt chặn Tàu Ô, Sư đoàn 7 QGP tiến sâu xuống vùng trung tuyến, tiến công QLVNCH ở Bắc [[Bình Dương]] và [[Phú Hoà Đông]], [[Củ Chi]]; đánh bại cuộc hành quân của QLVNCH nhằm lấy lại vùng đất đã mất, tiêu diệt chiến đoàn 8 QLVNCH.
 
Ngày 19 tháng 1 năm 1973, mười tháng ròng của chiến dịch Nguyễn Huệ kết thúc, lập nên thế trận "da báo" ở [[đông Nam Bộ (Việt Nam)|miền Đông Nam Bộ]] trước khi [[Hiệp định Paris 1973|Hiệp định Paris]] được ký kết.