Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biến cố Bắc Kỳ (1873)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
Ngoài số thuộc hạ của Jean Dupuis, số binh sỹ theo Garnier ra Bắc Kỳ bao gồm:
* Đoàn tàu rời cảng Sài Gòn ngày 11 tháng 10 năm 1873 gồm: Pháo hạm l'Arc, lực lượng hộ tống thứ nhất đi Hà Nội với F.Garnier gồm có 78 người, trong đó có 30 lính hải quân đánh bộ biệt phái, đoàn tham mưu gồm có phó hạm trưởng Esmez, y sĩ hải quân Chédan, chỉ huy hải quân đánh bộ biệt phái thiếu úy de Trentinian, phụ tá văn thư hạ sĩ Lassere. Tàu Fleurus chở 51 người, trong số nầy có khoảng 10 người bản xứ Nam Kỳ. Tất cả thành phần nhân sự và vũ khí ở trên do tuần thám hạm D'Estrées chuyên chở.
* Lực lượng hộ tống thứ nhì gồm có 61 xạ thủ và pháo thủ được chở trên tàu Decrès dưới quyền chỉ huy của phó hạm trưởng Bain de Coquerie, cùng với hai phụ tá là chuẩn úy Hautefeuille và Perrin, y sĩ tàu là Dubut. Thủy thủ đoàn tàu hạm l'Espignole bao gồm 7 người An Nam do phó hạm trưởng [[Adrien-Paul Balny d'Avricourt]] chỉ huy, một kỹ sư máy hơi nước là Bouillet và y sỹ Hardmand <ref>P. Vial, trang 52,53</ref><ref>Gautier, trang152.153</ref>. Tổng cộng cả binh lính và thủy binh, đợt một quân Pháp có 83 lính, đợt hai có 88 lính ra Hà Nội.
 
==Hoạt động của quân Pháp==
Dòng 38:
Garnier chiếm lấy điện Kính Thiên trong thành Hà Nội làm tổng hành dinh để bắt đầu ngay việc sắp xếp giữ thành và cai trị, dán cáo thị trấn an dân chúng. Các cổng vào thành Hà Nội đều đóng kín và có đặt chướng ngại vật, ngoại trừ cửa phía Đông giao cho binh sĩ người Pháp coi giữ và kiểm soát. Quân Pháp cũng cắt cử binh sĩ luân phiên và liên tục tuần phòng trên khắp mặt bờ thành lũy.
 
Để phòng ngừa các cuộc phản công của quan binh triều đình khởi phát từ các vùng và tỉnh phụ cận Hà Nội, Garnier cử phó thuyền trưởng [[Adrien-Paul Balny d'Avricourt]] đưa thuyền chiến l'Espigngole cùng với 15 lính hải quân đánh bộ do chuẩn úy Trentinian chỉ huy và y sỹ Harmand đi tuần thám các cửa sông.
Toán quân này khởi hành từ 23 tháng 11 năm 1873 (tức ngày 4 tháng 10 âm lịch)<ref>P.Vial, trang 63</ref><ref>Gautier, trang 217</ref> để bắt các quan binh triều đình ở các tỉnh thành Bắc Kỳ phải quy hàng và phá bỏ mọi chướng ngại vật trên các lòng sông. Mục tiêu trước tiên của họ là uy hiếp thành Hưng Yên, rồi tiếp đến là đánh chiếm Phủ Lý ngày 26 tháng 11, rồi đặt một người tên Lê Văn Bá cầm quyền cai trị cùng với đội dân vệ người An Nam do quân Pháp tuyển mộ. Trong khi đó thì Garnier đưa quân đi chiếm đóng vùng phụ cận Gia Lâm ở phía tả ngạn sông Hồng, lo bảo đảm an ninh tuyến đường Hà Nội-Phủ Lý.
 
===Hạ thành Hải Dương===
Để duy trì đường thông thương ra biển và kiểm soát đường cái quan Hà Nội - Huế, Garnier lại cử thuyền trưởng [[Adrien-Paul Balny d'Avricourt]] đi Hải Dương và Ninh Bình. Tổng đốc Hải Dương từ chối không chịu xuống thuyền chiến Espignole để gặp Balny. Quân Pháp đổ bộ lên bờ, quan binh trong thành kháng cự mạnh nhưng không gây được thiệt hại nào cho đối phương. Quân Pháp tiếp tục công thành, cửa thành bị vỡ, quân trong thành rút chạy, thành Hải Dương bị mất vào tay quân Pháp chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ giao tranh giữa hai bên.
Đổng suất quân vụ Lê Hữu Thương, Tổng đốc Hải Dương Đặng Xuân Bảng, Bố chánh Nguyễn Hữu Chánh bỏ thành chạy ra huyện Gia Lộc và Cẩm Giàng. Quân Pháp phá hủy, đốt hết binh trại trong thành, chiếm đoạt kho lương và tiền bạc rồi đặt chuẩn úy Tritinian và 15 lính thủy bộ ở lại giữ thành, tổ chức việc cai trị, mộ thêm lính bản xứ địa phương để phòng giữ an ninh.<ref>Paulin Vial, trang 63, 64</ref><ref>Phan Khoang, trang 220</ref>