Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ingmar Bergman”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Jomey (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: → (12) using AWB
Dòng 26:
Tình yêu của Bergman với điện ảnh được hình thành từ rất sớm. Khi lên 9 tuổi ông đã bắt đầu trao đổi những chú lính chì của mình để đổi lấy một chiếc đèn chiếu bóng cũ. Với thứ đồ chơi này cậu bé Ingmar đã tạo riêng cho mình cả một thế giới của những con rối, hiệu ứng ánh sáng và những vở kịch của Strindberg mà cậu đã thuộc lòng<ref>Mervyn Rothstein, ''Ingmar Bergman, Master Filmmaker, Dies at 89'', New York Times, 31 tháng 7 năm 2007</ref>.
 
Năm [[1937]] Bergman vào học tại Cao đẳng Stockholm (sau đổi tên thành [[Đại học Stockholm]]) chuyên ngành nghệ thuật và văn học. Ông dành phần lớn thời gian để tham gia nhà hát kịch của sinh viên và trở thành một người nghiện điện ảnh "chính hiệu"<ref>Jerry Vermilye, ''Ingmar Bergman: His Life and Films''</ref>. Mặc dù không tốt nghiệp đại học, Bergman cũng thu được cho mình kinh nghiệm từ việc viết vài kịch bản, một vở [[opera|nhạc kịch]] và thời gian làm trợ lý đạo diễn tại nhà hát sinh viên.
 
Từ đầu thập niên 1960 Bergman sống và làm việc phần lớn thời gian trên đảo [[Fårö]], thuộc Thụy Điển.
 
=== Bê bối trốn thuế và sống lưu vong ===
Năm 1976 có lẽ là một trong những năm đau buồn nhất trong cuộc đời Ingmar Bergman. Ngày [[30 tháng 1]] năm [[1976]], trong khi đang duyệt vở kịch ''Dance of Death'' của [[August Strindberg]]' tại [[Nhà hát kịch Hoàng gia]] ở [[Stockholm]], ông bị hai cảnh sát mật bắt giữ và kết tội trốn thuế. Sự kiện này đã ảnh hưởng nặng nề tới đạo diễn, ông suy sụp tinh thần vì bị làm bẽ mặt ngay trong khi đang làm việc và cuối cùng Bergman phải nhập viện vì [[trầm cảm]].
 
Cuộc điều tra của cảnh sát tập trung vào khoản giao dịch 500.000 [[SEK]] (tiền Thụy Điển) giữa công ty ''Cinematograf'' của Bergman ở [[Thụy Điển]] và công ty con của nó ở [[Thụy Sĩ]] là ''Persona'' để trả lương cho các diễn viên nước ngoài. Năm [[1974]], ''Persona'' được Ingmar Bergman giải thể sau khi công ty này bị Ngân hàng trung ương Thụy Điển lưu ý và kiểm tra về các khoản thu nhập. Ngày [[23 tháng 3]] năm [[1976]], công tố viên Anders Nordenadler đã bác lời buộc tội chống lại Bergman khi cho rằng nó không có bằng chứng hợp pháp và chẳng khác gì việc "truy tố một người vì tội ăn cắp xe của chính anh ta"<ref>[http://svt.se/svt/play/video.jsp?a=445366 Åtal mot Bergman läggs ned (phim)], Sveriges Television, 23 tháng 3 năm 1976</ref>.
 
Mặc dù được tuyên bố vô tội, Bergman đã lâm vào trạng thái suy sụp một thời gian và lo sợ rằng ông không bao giờ có thể quay lại nghề đạo diễn. Cuối cùng sau khi hồi phục khỏi cơn chấn động tâm lý, mặc dù đích thân thủ tướng Thụy Điển [[Olof Palme]] và nhiều nhân vật quan trọng của chính giới và điện ảnh nước này kêu gọi, Ingmar Bergman vẫn thề sẽ không bao giờ làm việc ở quê nhà nữa. Ông đóng cửa xưởng phim trên đảo [[Fårö]], hoãn vô thời hạn hai dự án làm phim trong nước và tự đi lưu vong ở [[München]], [[Đức]]. [[Harry Schein]], giám đốc Viện phim Thụy Điển ước tính rằng việc này đã làm ngành điện ảnh Thụy Điển thiệt hại tức khắc 10 triệu SEK và hàng trăm người bị mất việc<ref>[http://svt.se/svt/play/video.jsp?a=445417 Harry Schein om Bergmans flyk (phim)] Sveriges Television, 22 tháng 4 năm 1976</ref>.
Dòng 48:
Đạo diễn nổi tiếng [[Woody Allen]] đã nhận xét rằng Bergman "có lẽ là nghệ sĩ điện ảnh vĩ đại nhất kể từ ngày khai sinh của nghệ thuật thứ bảy"<ref>[http://www.blastmagazine.com/2007/08/ingmar-bergman/ ''Ingmar Bergman, Master Filmmaker, 1918-2007'', Blast Magazine]</ref>
 
Sự nghiệp điện ảnh của Ingmar Bergman bắt đầu từ năm [[1941]] khi ông tham gia viết lại kịch bản cho các bộ phim. Năm [[1944]] ông chính thức viết kịch bản hoàn chỉnh đầu tiên cho bộ phim ''[[Hets]]'' của đạo diễn [[Alf Sjöberg]]. Trong bộ phim này, Bergman cũng được giao nhiệm vụ trợ lý đạo diễn và thành công của nó cũng đã đưa đến cho Ingmar cơ hội đạo diễn bộ phim đầu tay một năm sau đó. Trong 10 năm tiếp theo, Bergman viết và đạo diễn hơn 10 bộ phim trong đó phải kể tới các phim ''[[Fängelse]]'' ([[1949]]) và ''[[Gycklarnas afton]]'' ([[1953]]).
 
Tác phẩm thành công ở tầm quốc tế đầu tiên của Bergman là bộ phim ''[[Sommarnattens leende]]'' ([[1955]]) khi nó được đề cử cho giải [[Cành cọ vàng]] tại [[Liên hoan phim Cannes]]. Hai năm sau đó đạo diễn cho ra đời hai bộ phim thuộc loại xuất sắc nhất của ông là ''[[Det sjunde inseglet]]'' và ''[[Smultronstället]]''. ''Det sjunde inseglet'' đã giành giải thưởng của ban giám khảo và được đề cử giải Cành cọ vàng, còn ''Smultronstället'' đã mang lại cho đạo diễn của nó và diễn viên chính [[Victor Sjöström]] rất nhiều giải thưởng.
 
Đầu thập niên 1960 Bergman đạo diễn bộ ba phim có đề tài tôn giáo: ''[[i en Spegel]]'' ([[1961]]), ''[[Nattvardsgasterna]]'' ([[1962]]) và ''[[Tystnaden]]'' ([[1963]]). Năm [[1966]] Ingmar cho ra đời bộ phim '' [[Persona (phim)|Persona]]'', được chính đạo diễn coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông<ref>[http://www.sensesofcinema.com/2005/cteq/winter_light/ Sense of Cinema]</ref> và được coi là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới mặc dù nó không đoạt nhiều giải thưởng. Năm [[1972]] ông hoàn thành tác phẩm quan trọng thứ hai của sự nghiệp, bộ phim ''[[Viskningar och rop]]'', bộ phim duy nhất của Bergman được đề cử [[Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất|Giải Oscar Phim hay nhất]]. Các tác phẩm đáng chú ý khác trong giai đoạn này của đạo diễn là ''[[Jungfrukällan]]'' ([[1960]]), ''[[Vargtimmen]]'' ([[1968]]), ''[[Skammen]]'' ([[1968]]) và ''[[En Passion]]'' ([[1969]]). Bergman còn thường xuyên tham gia đạo diễn các bộ phim truyền hình, trong đó phải kể tới ''Scener ur ett äktenskap'' ([[1973]]) và ''[[Cây sáo thần (phim)|Cây sáo thần]]'' (''Trollflöjten'' - [[1975]]).
 
Sau vụ bê bối trốn thuế năm [[1976]], Ingmar Bergman thề rằng ông sẽ không bao giờ làm phim trên quê hương Thụy Điển nữa. Ông đóng cửa xưởng phim ở đảo Fårö và bắt đầu cuộc sống lưu vong. Tại [[Đức]] ông thực hiện bộ phim nói [[tiếng Anh]] duy nhất của mình, phim ''[[The Serpent's Egg (phim)|The Serpent's Egg]]'' ([[1977]]). Một năm sau đó ông làm đạo diễn cho sản phẩm hợp tác [[Anh]] - [[Na Uy]] với tựa đề ''[[Höstsonaten]]'', đây là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của Bergman.
 
Năm [[1982]], đạo diễn lần đầu quay lại quê nhà để đạo diễn bộ phim ''[[Fanny och Alexander]]'', một tác phẩm được đông đảo người hâm mộ đón nhận nhưng lại chịu sự chỉ trích của các nhà phê bình vì cho rằng bộ phim của Bergman nông cạn và chạy theo mục đích thương mại<ref>[http://www.dn.se/DNet/jsp/polopoly.jsp?d=2204&a=676451 ''Filmkonstnären med stort F'', Dagens Nyheter]</ref>. Tuy sau đó bộ phim đã giành [[Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất]], Bergman vẫn tuyên bố đây có thể sẽ là tác phẩm điện ảnh cuối cùng của mình. Ông tập trung vào đạo diễn sân khấu, viết kịch bản và đạo diễn một số loạt phim truyền hình. Tác phẩm cuối cùng của Ingmar Bergman là bộ phim truyền hình ''[[Saraband]]'' ([[2003]]), nó được hoàn thành khi đạo diễn Bergman đã 84 tuổi.
[[Tập tin:Filmstaden.jpg|nhỏ|trái|Rất nhiều cảnh quay nội cảnh trong các tác phẩm của Bergman đã được thực hiện tại trường quay ''[[Filmstaden]]'' ở phía Bắc Stockholm.]]
=== Phong cách sáng tác và đề tài ===
Bergman thường tự viết kịch bản cho các bộ phim của ông. Việc suy nghĩ cho kịch bản thường diễn ra hàng tháng, đôi khi là hàng năm trước khi công việc biên kịch thực sự bắt đầu. Các bộ phim giai đoạn đầu của đạo diễn được cấu trúc kịch bản rất cẩn thận, chúng thường được dựa trên những vở kịch của chính Ingmar hoặc được viết chung với các tác giả khác. Ở giai đoạn sau, Bergman thường dễ tính hơn và cho phép các diễn viên của ông sáng tạo thêm vào phần thoại. Còn trong những tác phẩm cuối đời, đạo diễn thường chỉ viết ý tưởng cho các cảnh quay và để diễn viên tự xác định đoạn thoại cuối cùng cho mỗi người.
 
Các bộ phim của Bergman thường mang những câu hỏi của [[chủ nghĩa hiện sinh|thuyết hiện sinh]] (''existentialism'') về cái chết, sự cô đơn và niềm tin. ''[[Persona (phim)|Persona]]'' ([[1966]]) là một trong số ít tác phẩm của đạo diễn vừa mang yếu tố của thuyết hiện sinh, vừa mang yếu tố của [[chủ nghĩa tiền phong]] (''avant-garde'').
Dòng 69:
 
== Sự nghiệp sân khấu ==
Mặc dù thường được biết tới như là một đạo diễn điện ảnh huyền thoại, Ingmar Bergman còn là một đạo diễn sân khấu giàu sức sáng tạo và là nhà quản lý có tài. Ông bắt đầu làm đạo diễn sân khấu trong thời gian còn học ở [[Đại học Stockholm]]. Năm 26 tuổi Ingmar Bergman đã trở thành phụ trách (''manager'') sân khấu trẻ nhất [[Châu Âu]] khi đảm nhận chức vụ này ở Nhà hát thành phố [[Helsingborg]]. Ông làm việc ở đây 3 năm trước khi trở thành đạo diễn (''director'') sân khấu tại Nhà hát thành phố [[Göteborg|Gothenburg]] cho đến năm [[1949]].
 
Năm [[1953]], Ingmar Bergman về làm đạo diễn sân khấu cho Nhà hát thành phố [[Malmö]]. Trong 7 năm làm việc ở vị trí này, ông đã phát hiện ra rất nhiều diễn viên sau này trở thành các ngôi sao trong phim của ông cũng như những trợ tá đắc lực cho nhóm thực hiện các tác phẩm điện ảnh của Bergman sau này. Từ năm [[1960]] đến năm [[1966]], Ingmar được mời về làm đạo diễn và sau đó là phụ trách sân khấu tại ''[[Nhà hát kịch Hoàng gia]]'' ở [[Stockholm]].
 
Sau khi phải rời Thụy Điển vì bị truy tố do trốn thuế, Bergman được mời làm đạo diễn tại ''[[Nhà hát Residenz]]'' ở [[München]], [[Đức]] từ năm [[1977]] đến năm [[1984]]. Trong thập niên 1990 đạo diễn vẫn tiếp tục hoạt động tích cực trong lĩnh vực sân khấu. Vở kịch cuối cùng do ông thực hiện là vở ''The Wild Duck'' của [[Henrik Ibsen]] được công diễn tại Nhà hát kịch Hoàng gia năm [[2002]].
 
== Đời tư ==
Bergman đã từng 5 lần lập gia đình. Ngày [[25 tháng 3]] năm [[1943]], ông cưới nữ biên đạo múa [[Else Fischer]], hai người ly dị năm [[1945]] sau khi đã có chung một người con gái là [[Lena Bergman]] (nữ diễn viên, sinh năm [[1943]]). Ngày [[22 tháng 7]] năm [[1945]], Ingmar Bergman cưới nữ đạo diễn [[Ellen Lundström]]. Ellen đã sinh cho đạo diễn nổi tiếng bốn đứa con, sau này cũng trở thành đạo diễn, đó là [[Eva Bergman]] (sinh năm [[1945]]), [[Jan Bergman]] ([[1946]]-[[2000]]) và hai anh em sinh đôi [[Mats Bergman|Mats]], [[Anna Bergman]] ([[1948]]). Sau khi ly dị bà Ellen năm [[1950]], một năm sau Ingmar Bergman lập gia đình với nhà báo [[Gun Grut]] và có thêm một đứa con, phi công Ingmar Bergman Jr ([[1951]]). Năm [[1959]], Ingmar Bergman lại ly dị và lấy vợ mới, lần này là nghệ sĩ piano [[Käbi Laretei]]. Năm [[1969]] hai người ly dị khi Käbi đã sinh cho đạo diễn một đứa con, sau này cũng trở thành đạo diễn, đó là [[Daniel Bergman]] (sinh năm [[1962]]. Ngày [[11 tháng 11]] năm [[1971]], Ingmar lập gia đình lần cuối cùng với một người phụ nữ góa chồng là [[Ingrid von Rosen]]. Cuộc hôn nhân cuối cùng cũng là cuộc hôn nhân lâu bền nhất của đạo diễn cho đến khi bà Ingrid qua đời ngày [[20 tháng 5]] năm [[1995]] vì bệnh [[ung thư dạ dày]]. Bà Ingrid đôi khi được gọi theo họ chồng thứ hai là ''Ingrid Bergman'', trùng tên với nữ diễn viên huyền thoại [[Ingrid Bergman]], người tuy là đồng hương [[Người Thụy Điển|Thụy Điển]] với Ingmar Bergman nhưng không hề có quan hệ họ hàng với nhau.
 
Đạo diễn còn có một đứa con với nữ diễn viên [[Liv Ullmann]] tên là [[Linn Ullmann]] (sinh năm [[1966]]), sau này trở thành nhà văn. Tính tổng cộng Bergman có 9 đứa con trong đó Maria von Rosen (sinh năm [[1959]]) là con riêng của bà Ingrid.
Dòng 121:
| ''[[Sommarlek]]''
| ''Summer Interlude''
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1952
| ''[[Kvinnors väntan]]''
Dòng 132:
| ''[[Sommaren med Monika]]''
| ''Summer with Monika''
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1954
| ''[[En lektion i kärlek]]''
Dòng 143:
| ''[[Sommarnattens leende]]''
| ''Smiles of a Summer Night''
|-
| rowspan=2 style=background:#efefef; | 1957
| ''[[Det sjunde inseglet]]''
Dòng 214:
| ''[[Trollflöjten]]''
| ''The Magic Flute''
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1976
| ''[[Ansikte mot ansikte]]''
Dòng 222:
| ''[[Das Schlangenei]]''
| ''The Serpent's Egg''
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1978
| ''[[Höstsonaten]]''
Dòng 230:
| ''[[Aus dem Leben der Marionetten]]''
| ''From the Life of the Marionettes''
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1982
| ''[[Fanny och Alexander]]''
Dòng 241:
| ''[[Efter repetitionen]]''
| ''After the Rehearsal''<br />(phim truyền hình)
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1997
| ''[[Larmar och gör sig till]]''
Dòng 279:
| ''[[Sista paret ut]]''
| [[Alf Sjöberg]]
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1961
| ''[[Lustgården]]''
Dòng 290:
| ''[[Söndagsbarn]]''
| [[Daniel Bergman]]
|-
| rowspan=1 style=background:#efefef; | 1996
| ''[[Enskilda samtal]]''
Dòng 304:
Năm [[1971]], Bergman được trao giải thưởng danh dự [[The Irving G. Thalberg Memorial Award]] tại lễ trao [[Giải Oscar]] cho những thành tựu trong nghệ thuật điện ảnh. Ông là một trong số các đạo diễn vĩ đại chưa từng được nhận [[Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất|Giải Oscar Đạo diễn xuất sắc nhất]] dù đã được đề cử ở hạng mục này tới 3 lần cho các phim ''[[Viskningar och rop]]'' ([[1974]]), ''[[Ansikte mot ansikte]]'' ([[1977]]) và ''[[Fanny och Alexander]]'' ([[1984]]).
 
Ingmar Bergman cũng từng được 5 lần đề cử cho hạng mục [[Giải Oscar Kịch bản gốc xuất sắc nhất|Kịch bản gốc xuất sắc nhất]] cho các kịch bản phim ''[[Smultronstället]]'' ([[1960]]), ''[[Såsom i en spegel]]'' ([[1963]]), ''[[Viskningar och rop]]'' ([[1974]]), ''[[Höstsonaten]]'' ([[1979]]) và ''[[Fanny och Alexander]]'' ([[1984]]). Nhưng cũng tương tự như ở hạng mục Đạo diễn, Bergman chưa từng một lần bước lên bục chiến thắng của giải Kịch bản gốc.
 
Bộ phim ''[[Viskningar och rop]]'' ([[1974]]) của Bergman từng được đề cử [[Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất|Giải Oscar Phim hay nhất]] và cũng không giành chiến thắng. Tuy vậy ba trong số các phim của ông cũng từng được trao [[Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất]] (cũng là ba lần chiến thắng duy nhất của phim [[Thụy Điển]]), đó là các phim ''[[Jungfrukällan]]'' ([[1961]]), ''[[Såsom i en spegel]]'' ([[1963]]) và ''[[Fanny och Alexander]]'' ([[1984]]).
 
=== Giải thưởng khác ===
Bộ phim ''[[Fanny och Alexander]]'' ([[1984]]) của Ingmar Bergman đã được trao [[Giải César cho phim nước ngoài hay nhất]]. Hai bộ phim khác của ông cũng được đề cử giải thưởng này là [[Trollflöjten]] ([[1976]]) và ''([[Höstsonaten]])'' ([[1979]]).
 
Phim của Ingmar Bergman đã từng nhiều lần được đề cử tại [[Liên hoan phim Cannes]] và riêng cá nhân đạo diễn đã được trao Giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho chỉ đạo trong phim ''[[Nära livet]]'' ([[1958]]). Năm [[1997]], Bergman là đạo diễn đầu tiên được trao giải thành tựu trọn đời của Liên hoan phim, giải ''Palme des Palmes'' (''Cành cọ của những cành cọ'').
Dòng 345:
 
{{Commonscat|Ingmar Bergman}}
 
 
{{Persondata