Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho lâm ngoại sử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 9 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1218689 Addbot
n →‎Nội dung tư tưởng: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 25:
* Loại trong sạch, không màng phú quý công danh, cự tuyệt con đường làm quan, làm giàu mà tiêu biểu là [[Vương Miện]], [[Đỗ Thiếu Khanh]], [[Kinh Nguyên]], [[Thẩm Quỳnh Chi]]...
 
Từ bức tranh phong phú và sinh động về làng nho nói trên, Ngô Kính Tử đã miêu tả, châm biếm, lên án và đả kích sâu cay chế độ khoa cử phong kiến [[Trung Quốc]], đặc biệt là thời kỳ [[nhà Thanh]] dưới các triều đại [[Khang Hi|Khang Hy]], [[Càn Long]], đả kích việc sử dụng văn bát cổ để tuyển chọn nhân tài. Chế độ khoa cử dưới thời kỳ này đã mất hết ý nghĩa tích cực, bị biến thành giáo điều, hình thức, chủ yếu đào tạo ra những ''"con vẹt"'', làm tha hoá nhân cách thanh cao, trong sạch của các nhà Nho chứ không hề giúp ích gì cho việc mở mang phong hoá.
 
Giáo sư [[Trương Trọng Thuần]] đã nói:
Dòng 33:
{{quote|''Đến Chuyện làng nho của Ngô Kính Tử ra đời, mới lấy công tâm chỉ trích những cái tệ lậu của thời đại, mũi nhọn nhằm thẳng vào làng nho, văn vừa buồn, vừa vui, nhẹ nhàng nhưng hay châm biếm. Thế là trong tiểu thuyết bắt đầu có một bộ xứng đáng gọi là tác phẩm châm biếm<ref>Borev Iu.B, ''Những phạm trù mỹ học cơ bản'', Đại học tổng hợp xuất bản 1974, tr. 492-550</ref>.''}}
 
Tư tưởng châm biếm, đả kích của Nho lâm ngoại sử có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm sau này như ''Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng'', ''Quan trường hiện hình ký'', ''Lão tàn du ký'', ''Nghiệt hải hoa'' và ''Hải Thượng Hoa liệt truyện''<ref>Hồ Thích, ''Văn học Trung Quốc trong 50 qua''</ref>.
==Chú thích==
{{Tham khảo}}