Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gấu trắng Bắc Cực”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: phía Bắc → phía bắc
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 30:
}}
 
'''Gấu trắng Bắc Cực''' ([[danh pháp hai phần]]: '''''Ursus maritimus''''') là một loài động vật có vú lớn của bộ Ăn thịt (Carnivora), họ Gấu (Ursidae). Chúng là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh [[Bắc Băng Dương]] và chúng là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền.
 
Gấu Bắc Cực sinh sống trên lãnh thổ của năm quốc gia khác nhau. Chúng có mặt ở ngoài khơi bờ biển phía bắc và tây bắc [[Alaska]], [[Canada]], [[Greenland]], Svalbard ([[Na Uy]]) và Liên bang Nga.Quần thể gấu Bắc Cực ước tính khoảng 16.000 đến 35.000, với khoảng 60% ở Canada.
Dòng 39:
[[Tập tin:Two polar bears sparring.jpg|nhỏ|trái|Hai con gấu Bắc Cực đang đánh nhau, gần Churchill, Manitoba, Canada. Vùng Churchill có tỉ lệ gấu sinh ba cao hơn các nơi khác và gấu con sinh ở đây cũng sống độc lập sớm hơn bình thường]]
 
Con gấu Bắc Cực đực trưởng thành nặng từ 400 đến 600 kg và đôi khi nặng hơn 800 kg. Con cái có kích thước bằng khoảng một nửa con đực và thông thường cân nặng 200–300 kg. Con đực trưởng thành dài khoảng 2,4 đến 2,6 m; con cái là 1,9 đến 2,1 m. Con gấu Bắc Cực to nhất từng được ghi nhận cân nặng 1002 kg và đứng cao 3,39 m.
 
Gấu Bắc Cực là một ví dụ tiêu biểu của một động vật hoàn toàn thích nghi với môi trường. Chúng được nhận ra rất nhanh bởi màu lông trắng của chúng. Không giống như các loài động vật có vú khác sống gần vùng cực, chúng không bao giờ rụng lông để trở thành sẫm hơn trong mùa hè. Lông của chúng không phải là màu trắng, nó là không màu và rỗng, giống như tóc trắng ở người. Một đặc thù thú vị của lớp lông gấu Bắc Cực là chúng xuất hiện với màu đen khi chụp ảnh bằng ánh sáng tím. Một số người cho rằng điều này là do lông của chúng truyền ánh sáng tới lớp da màu đen của gấu để giữ cho nó đủ ấm trong mùa đông lạnh lẽo không có mặt trời. Tuy nhiên, các phép đo chứng tỏ rằng lông của chúng hấp thụ rất mạnh các tia tím và cực tím. Điều này giải thích tại sao da chúng thông thường có màu vàng. Đôi khi có những con gấu Bắc Cực có màu khác. Tháng 2 năm 2004, hai con gấu Bắc Cực ở vườn thú Singapore có màu lục do kết quả của tảo mọc trên các ống lông rỗng của chúng. Người phát ngôn của vườn thú nói rằng tảo được sinh ra do điều kiện thời tiết nóng và ẩm của Singapore. Chúng đã được tẩy bằng dung dịch peroxid để phục hồi màu lông cũ của chúng. Loại tảo tương tự cũng đã mọc trên lông của ba con gấu Bắc Cực ở vườn thú San Diego mùa hè năm 1979. Chúng được điều trị bằng dung dịch nước muối.
Dòng 59:
Gấu Bắc Cực là động vật hoàn thiện nhất trong họ Gấu khi xét theo tiêu chuẩn của bộ ăn thịt. Chúng bơi rất tốt và thường xuyên bơi ra biển cách xa đất liền hàng dặm cây số. Điều này có lẽ là dấu hiệu cho thấy chúng quen với cuộc sống dưới nước để săn mồi tốt hơn. Chúng cũng săn mồi rất tốt trên đất liền do có tốc độ lớn; chúng có thể chạy nhanh hơn con người.
 
Khi săn mồi, gấu di chuyển im lặng trên băng tuyết, cúi đầu thấp. Dùng hai chân sau đẩy mình, chúng di chuyển về phía trước và khi cách con mồi chừng 1 m, chúng tấn công chớp nhoáng và giết chết con mồi.
 
Khi săn hải cẩu, gấu Bắc Cực nhẹ nhàng trượt xuống nước với hai chân sau xuống trước. Khi tiến gần con mồi, chúng lặn xuống rồi phóng vọt lên làm cho con mồi bị bất ngờ và không thể trốn thoát. Có khi chúng kiên nhẫn chờ đợi trên các lỗ băng và đợi cho đến khi hải cẩu trồi lên để thở thì chúng chộp ngay.
Dòng 79:
Sự đặt chân của con người đã làm cho số lượng gấu Bắc Cực bị giảm sút rất nhanh. Năm 1965, các quốc gia có ranh giới giáp Bắc Cực đã tổ chức cuộc họp và nhất trí công bố tầm quan trọng của gấu Bắc Cực đồng thời nghiêm cấm việc săn bắn gấu cái đang nuôi con.
 
Ngày nay, gấu Bắc Cực được cho là đang bị đe dọa, không phải chủ yếu là do việc săn bắn, mà do mất nơi cư trú sinh ra bởi sự ấm toàn cầu; ví dụ, khu vực có băng che phủ của ở miền bắc Canada trong mùa đông là bị thu hẹp lại, giới hạn khả năng của gấu Bắc Cực trong việc săn hải cẩu. Độ nhạy của tỷ lệ sống của gấu Bắc Cực với nhiệt độ toàn cầu đã được chứng minh bằng tư liệu về sự gia tăng quần thể trong nhóm gấu sinh ra trong giai đoạn lạnh ngắn ngủi sau sự phun trào của núi lửa Pinatubo năm 1991. Tuy nhiên, quần thể gấu này đã gia tăng với một tỷ lệ chưa từng thấy, khoảng 15–25% trong khoảng từ năm 1995 đến năm 2005. Sự suy giảm trong một vài khu vực có lẽ là hậu quả của việc săn bắt hơn là do sự thay đổi khí hậu.
 
Việc khai thác, phát triển công nghiệp khai thác dầu ngoài khơi đã được xây dựng kiên cố gần Bắc Cực. Các sự cố tràn dầu đã giết chết nhiều hải cầu, do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến gấu Bắc Cực vì hải cẩu là thức ăn chính của chúng.