Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, replaced: → (28), → (18) using AWB
Dòng 1:
{{Infobox Political post
|post = Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
|insignia = Seal of the Speaker of the US House of Representatives.svg
|insigniasize = 100px
|insigniacaption = Con dấu chính thức
|image = John Boehner official portrait.jpg
|imagesize = 165px
|incumbent = [[John Boehner]]
|incumbentsince = 5 tháng 1, 2011 - nay
|style = The Honorable<br><small>(ngoại giao)</small><br>Ông/Bà Chủ tịch<br><small>(trong hạ viện)
|appointer = Được [[Hạ viện Hoa Kỳ]] bầu
|formation = [[Hiến pháp Hoa Kỳ]]<br />4 tháng 3, 1789
|succession = [[Thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ|thứ hai kế vị tổng thống]]
|inaugural = [[Frederick Muhlenberg]]<br />1 tháng 4, 1789
|website = [http://speaker.house.gov speaker.house.gov]
}}
'''Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ''' ([[tiếng Anh]]: ''Speaker of the United States House of Representatives'', hay ''Speaker of the House'') là viên chức chủ tọa của [[Hạ viện Hoa Kỳ]]. Chức vụ này được thành lập vào năm 1789 theo Điều khoản I, Đoạn 2, [[Hiến pháp Hoa Kỳ]] mà trong đó một phần có nói "Hạ viện sẽ chọn chủ tịch và các viên chức khác của mình". Đương kim chủ tịch là [[John Boehner]] (trước đó từng là [[Các lãnh tụ đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ#Lãnh tụ Thiểu số|Lãnh tụ thiểu số tại Hạ viện Hoa Kỳ]]) được bầu khi [[Quốc hội Hoa Kỳ]] lần thứ 112 khai mạc vào ngày 5 tháng 1 năm 2011.<ref>http://www.cbc.ca/world/story/2010/11/02/us-midterm-elections.html</ref>
Dòng 22:
[[Hạ viện Hoa Kỳ]] sẽ bầu chủ tịch hạ viện vào ngày đầu tiên của mỗi tân Quốc hội Hoa Kỳ. Mỗi đảng đề cử 1 ứng cử viên và bất cứ ai nhận được một đa số phiếu đơn giản thì sẽ trở thành chủ tịch hạ viện. Tân chủ tịch hạ viện sẽ được một thành viên phục vụ thâm niên nhất (dân biểu này được tái đắc cử nhiều nhiệm kỳ nên làm việc liên tục và lâu nhất trong Hạ viện) của hạ viện làm lễ tuyên thệ. Hiến pháp Hoa Kỳ không có bắt buộc chủ tịch hạ viện phải là thành viên hiện tại của Hạ viện Hoa Kỳ; tuy nhiên, mọi vị chủ tịch được bầu từ xưa đến nay đều cũng là một dân biểu đắc cử.<ref>Remini (2006)</ref>
 
Thường thường có một mức độ đồng thuận nào đó bên trong giới lãnh đạo đảng trong vấn đề ai đáng là ứng cử viên cho chức vụ chủ tịch hạ viện. Người nào sẽ được bầu làm Chủ tịch đã trở thành điều hiển nhiên trong vòng từ hai đến ba tuần trước khi có cuộc bầu cử tại Hạ viện để chọn chủ tịch. Trong thực tế hiện nay, Chủ tịch sẽ được chọn bởi đảng đa số và từ nhóm các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng đa số (nhưng chỉ khi nào chức vụ này sắp bị bỏ trống hay khi đảng đa số bị đổi sang 1 đảng khác). Các chủ tịch hạ viện trước đây, có người từng là [[các lãnh tụ đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ#Lãnh tụ Thiểu số|lãnh đạo thiểu số]] (khi đảng đa số đổi sang 1 đảng khác và người này lúc đó đang là lãnh tụ đảng của mình tại Hạ viện thì vị lãnh tụ thiểu số như thế thường thường sẽ được đảng của mình đề cử ra tranh chức chủ tịch hạ viện), có người từng là [[các lãnh tụ đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ#Lãnh tụ Đa số|lãnh tụ đa số]] (ngay khi chủ tịch hạ viện hiện tại của đảng đa số ra đi), có người là viên chức đặc trách kỷ luật của đảng (tiếng Anh gọi là '''whip''', thí dụ trường hợp của ông [[Newt Gingrich]] là một whip của Đảng Cộng hòa khi trở thành chủ tịch hạ viện vào năm 1995).
 
Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ vượt ra khỏi hệ thống phân cấp thông thường. Năm 1997, một số lãnh tụ quốc hội của đảng Cộng hòa tìm cách buộc Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich từ chức; tuy nhiên Newt Gingrich từ chối vì điều này bắt buộc một cuộc bầu cử chủ tịch hạ viện mới phải được tiến hành, dẫn đến khả dĩ là các đảng viên Dân chủ cùng với 1 số đảng viên Cộng hòa bất mãn sẽ bầu cho đảng viên Dân chủ là [[Dick Gephardt]] làm chủ tịch hạ viện (khi đó ông là Lãnh tụ Thiểu số tại Hạ viện Hoa Kỳ). Sau bầu cử giữa kỳ năm 1998, khi Newt Gingrich (Cộng hòa) thôi chức chủ tịch vì đảng Cộng hòa mất đi vị thế đảng đa số thì lãnh tụ đa số [[Richard Armey]] (Dân chủ) và viên chức đặc trách kỷ luật của đảng đa số là [[Tom DeLay]] (Dân chủ) đã chọn không ra ứng cử cho chức vụ chủ tịch. Điều này cho phép chủ tịch ủy ban hạ viện đặc trách chi tiêu của chính phủ là [[Bob Livingston]] (Dân chủ) trở thành chủ tịch hạ viện tân cử, nhưng chẳng bao lâu sau đó lại rút lui. Sau cùng thì viên chức phó đặc trách kỷ luật đảng là [[Dennis Hastert]] (Dân chủ) được bầu làm chủ tịch hạ viện.
 
Thông thường các thành viên Hạ viện Hoa Kỳ sẽ bầu cho ứng viên thuộc đảng của mình. Nếu họ không làm thế thì họ sẽ bầu cho một người khác cũng trong đảng của mình. Những ai bầu cho ứng viên thuộc đảng chính trị khác, thường thường phải đối mặt những hậu quả trầm trọng, tùy theo và có thể bao gồm việc mất tình trạng thâm niên hay vị thế cao cấp của mình trong đảng. Trường hợp lớn gần đây nhất mà trong đó có một dân biểu đã bỏ phiếu cho ứng viên đảng khác là vào năm 2000 khi dân biểu Dân chủ [[Jim Traficant]] từ tiểu bang [[Ohio]] đã bỏ phiếu cho ứng viên Cộng hòa [[Dennis Hastert]]. Để phản ứng lại việc này, các đảng viên Dân chủ đã hủy bỏ tình trạng thâm niên và vị thế cao cấp của ông trong đảng. Kết cục là ông mất hết các chức vụ trong các ủy ban hạ viện.
Dòng 42:
Một trong số những chủ tịch hạ viện có ảnh hưởng nhất là đảng viên Dân chủ [[Sam Rayburn]].<ref>{{chú thích web | url=http://www.thc.state.tx.us/samrayhouse/srhdefault.html | title=Sam Rayburn House Museum | publisher= Texas Historical Commission | accessdate= July 5, 2007 |archiveurl = http://web.archive.org/web/20070701112906/http://www.thc.state.tx.us/samrayhouse/srhdefault.html <!-- Bot retrieved archive --> |archivedate = July 1, 2007}}</ref> Rayburn là chủ tịch hạ viện phục vụ lâu nhất trong lịch sử, giữ chức vụ này từ năm 1940 đến 1947, 1949 đến 1953, và từ 1955 đến 1961. Ông giúp tạo hình cho nhiều đạo luật, làm việc thầm lặng trong hậu trường cùng với các ủy ban hạ viện. Ông cũng giúp thông qua một số luật nội địa và các chương trình viện trợ ngoại quốc mà các tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] và [[Harry S. Truman|Harry Truman]] chủ trương. Người kế nhiệm Rayburn, đảng viên Dân chủ [[John William McCormack]] (phục vụ từ 1962–1971), là một chủ tịch hạ viện ít có ảnh hưởng hơn, đặc biệt là vì có sự không hài lòng của các thành viên trẻ hơn trong đảng Dân chủ. Trong giữa thập niên 1970, quyền lực của chủ tịch hạ viện một lần nữa lại phát triển dưới thời của đảng viên Dân chủ [[Carl Albert]] làm chủ tịch. Ủy ban Luật pháp Hạ viện Hoa Kỳ không còn là một ủy ban bán độc lập như đã từng như vậy trước đó kể từ cuộc cải tổ năm 1910; thay vào đó, một lần nữa chức vụ này lại trở thành một thứ vũ khí của giới lãnh đạo đảng. Hơn nữa, vào năm 1975, chủ tịch hạ viện được phép bổ nhiệm đa số thành viên cho Ủy ban Pháp luật Hạ viện Hoa Kỳ. Trong khi đó quyền lực của các vị chủ tịch ủy ban bị tước bỏ làm tăng thêm sức ảnh hưởng to lớn của chủ tịch hạ viện.
 
Người kế nhiệm Albert là đảng viên Dân chủ [[Tip O'Neill]], một chủ tịch hạ viện nổi tiếng vì sự chống đối công khai của ông đối với các chính sách của Tổng thống [[Ronald Reagan]]. O'Neill là vị chủ tịch hạ viện phục vụ lâu dài và liên tục nhất (từ năm 1977 đến 1987). Ông thách thức Tổng thống Reagan về các chương trình đối nội và về những chi tiêu quốc phòng. Các đảng viên Cộng hòa đã nhắm mục tiêu vào O'Neill trong các cuộc vận động tranh cử của họ vào năm 1980 và 1982; tuy nhiên, đảng Dân chủ vẫn duy trì được thế đa số trong cả hai năm đó.
 
Vai trò của các đảng phái bị đảo ngược vào năm 1994 khi đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ sau khi mất đến 40 năm trong vai trò đảng thiểu số. Chủ tịch Hạ viện [[Newt Gingrich]] thường xuyên đụng độ với tổng thống Dân chủ [[Bill Clinton]]; đặc biệt, chương trình có tên gọi "Contract with America" (tạm dịch: Hợp đồng với nước Mỹ) của Gingrich là một nguồn gây tranh chấp. Gingrich từ chức năm 1998 khi đảng Cộng hòa thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử quốc hội mặc dù vẫn giữ được đa số ít ỏi tại hạ viện. Người kế nhiệm, [[Dennis Hastert]], đóng một vai trò ít nổi bật hơn nhiều. Trong các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006, đảng Dân chủ giành được đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ. [[Nancy Pelosi]] trở thành chủ tịch hạ viện khi Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 110 nhóm họp vào ngày 4 tháng 1 năm 2007 đã đưa bà lên thành người phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch hạ viện. Với việc Barack Obama đắc cử tổng thống và đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cả hai viện quốc hội, Pelosi trở thành chủ tịch hạ viện đầu tiên kể từ khi [[Tom Foley]] nắm giữ chức vụ này trong lúc đảng Dân chủ nắm quyền lãnh đạo cả hai viện quốc hội tại Washington.<ref>See [[Party Divisions of United States Congresses]]</ref> Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ trong các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010, và vì thế [[John Boehner]] trở thành chủ tịch hạ viện vào đầu tháng 1 năm 2011.<ref name="abcnews.go.com">[http://abcnews.go.com/story?id=12047865&page=1]</ref>
 
Nếu đảng của chủ tịch hạ viện mất quyền kiểm soát hạ viện trong một cuộc bầu cử, và nếu cả chủ tịch hạ viện và [[các lãnh tụ đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ#Lãnh tụ Đa số|lãnh tụ đa số]] vẫn còn nằm trong ban lãnh đạo cao cấp của đảng thì điều này có nghĩa rằng họ sẽ trở thành [[các lãnh tụ đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ#Lãnh tụ Thiểu số|lãnh tụ thiểu số]] và người đặc trách tổ chức và kỷ luật của đảng thiểu số (''minority whip'') theo thứ tự vừa nói. Khi đảng thiểu số chỉ còn có một vị trí lãnh đạo sau khi mất chiếc ghế chủ tịch hạ viện thì có thể xãy ra một cuộc chạy đua để giành lấy các vị trí lãnh đạo còn lại. [[Joseph William Martin, Jr.]] và [[Sam Rayburn]] là hai thí dụ gần nhất về các chủ tịch sắp ra đi nhưng họ vẫn tìm cách trở thành lãnh tụ thiểu số để giữ quyền lãnh đạo đảng tại hạ viện khi đảng của họ bị thay quyền kiểm soát hạ viện trong cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950. Các chủ tịch hạ viện sau này đều không trở về vị trí lãnh đạo đảng khi đảng của họ bị mất quyền kiểm soát hạ viện ([[Tom Foley]] mất ghế của mình, [[Dennis Hastert]] trở về vị trí hậu trường của đảng); tuy nhiên, [[Nancy Pelosi]] thông báo rằng bà sẽ chạy đua vào chức lãnh tụ thiểu số khi Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 112 khai mạc cũng là lúc chức chủ tịch hạ viện của bà kết thúc.<ref>[http://www.miamiherald.com/2010/11/05/1910953/pelosi-wants-to-remain-leader.html]</ref>
Dòng 80:
* Remini, Robert V. ''The House: the history of the House of Representatives'' (Smithsonian Books, 2006), the standard scholarly history
* Rohde, David W. ''Parties and Leaders in the Postreform House'' (1991)
* Smock, Raymond W., and Susan W. Hammond, eds. ''Masters of the House: Congressional Leadership Over Two Centuries'' (1998) short biographies of key leaders
* Zelizer. Julian E. ed. ''The American Congress: The Building of Democracy'' (2004) comprehensive history by 40 scholars