Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mustafa Kemal Atatürk”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (4) using AWB
Dòng 74:
Tại [[Đại hội quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ]] vào ngày 23 tháng 4 năm 1920, Mustafa Kemal được bầu làm tổng thống.
 
[[Hiệp ước Serves]] được ký kết giữa chính phủ Ottoman và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị những bước cuối cùng cho kế hoạch chiếm đóng [[Tiểu Á]]. Sự kiện này kích động mâu thuẫn giữa triều đình [[Istanbul]] và chính quyền [[Ankara]] do đối với Mustafa Kemal và các đồng sự của ông hành động này là không thể chấp nhận được và sẽ là sự chấm dứt của một quốc gia Thổ độc lập. Thái độ kiên quyết của những nhà ái quốc được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đại bộ phận nhân dân, và Hội đồng quốc gia nhanh chóng phê chuẩn sự thành lập của một đội quân quốc gia.
 
Chiến sự nổ ra ở cả ba mặt trận: [[chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ]], [[chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia]], [[chiến tranh Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ]] cùng với việc trấn áp các cuộc nổi loạn trong nước, kéo dài từ 1920 đến 1921.
Dòng 87:
[[Hiệp định Kars]] được ký kết ngày 23 tháng 11 năm [[1921]] đã giải quyết chiến sự ở vùng biên giới phía đông [[Thổ Nhĩ Kỳ]] và trả lại chủ quyền các thành phố [[Kars]] và [[Ardahan]] cho người Thổ, vốn bị cướp mất 3 thập kỷ trước bởi [[Đế quốc Nga]] trong cuộc [[Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878)]].
 
Tại [[Hội nghị Lausanne]] vào tháng 7 năm 1923, [[Ismet Inönün]] đòi hỏi chính phủ ở [[Ankara]] được đối xử như một nhà nước độc lập và có chủ quyền, ngang hàng với tất cả các nhà nước khác. Theo sự chỉ dẫn của Mustafa Kemal, trong khi tranh cãi các vấn đề liên quan đến tính pháp lý và tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ, [[Thỏa ước đầu hàng của Đế chế Ottoman]], eo biển Thỗ Nhĩ Kỳ..., đồng thời từ chối mọi thỏa thuận gây tổn thương đến chủ quyền của [[Thổ Nhĩ Kỳ]]. Cuối cùng, sau nhiều cuộc tranh luận, vào ngày 24 tháng 7 Hiệp ước Lausanne được ký kết, chấm dứt những năm dài chiến tranh đã hủy hoại quốc gia này. Lãnh thổ của quốc gia [[Thổ Nhĩ Kỳ]] vốn được công bố 3 năm trước cuối cùng cũng được công nhận, ngoại trừ toàn bộ chủ quyền đối với các thành phố [[Mosul]], [[Kirkuk]], [[Hatay]] (Antioch) và [[Iskenderun]], (Alexandretta).
 
== Nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và tư tưởng Kemal ==
Dòng 101:
 
=== Tang lễ ===
Mustafa Kemal Ataturk qua đời tại [[Istanbul]] vào lúc 09:05 tối ngày 10 tháng 11 năm [[1938]], hưởng thọ 57. Hơn 17 quốc gia viếng tang bằng người đại diện và đội nghi lễ. Hài cốt ông được đưa vào Bảo tàng Dân tộc học ở [[Ankara]] vào tháng 11 năm [[1953]], đám diễu hành gồm toàn bộ các thành viên nội các kéo dài hơn 2 dặm, cùng hơn 21 triệu dân khắp cả nước.
 
== Gia đình và đời sống cá nhân ==
Dòng 111:
 
== Di sản Atatürk ==
Khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Atatürk là “hòa bình tại gia, hòa bình trên toàn thế giới”,<!--TIẾNG THỔ NHĨ KỲ?--> thể hiện cho tư tưởng và quan điểm của ông về tính nhất quán giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Đây không chỉ là quyết định ngẫu nhiên, nó xuất phát từ nhu cầu cấp bách của một nhà nước non trẻ mà tính ổn định lâu dài của nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ quốc tế.<ref>Mango, ''Atatürk'' 526</ref>
 
Ông thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với kẻ thù cũ [[Hy Lạp]] bằng việc mời thủ tướng [[Hy Lạp]] là [[Eleftherios Venizelos]] đến thăm thủ đô [[Ankara]] năm 1923, và Venizelos thậm chí còn đề cử Ataturk cho [[giải Nobel Hòa bình]] năm [[1934]]. Tướng [[Douglas MacArthur|Douglas McArthur]] của Mỹ nhiều lần bày tỏ lòng ngưỡng mộ và “vinh dự là một người bạn trung thành của Ataturk”.