Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Asuka”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cải cách Taika: viết hoa, replaced: Nhật bản → Nhật Bản using AWB
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 4:
Thời kỳ Asuka được biết đến với những thay đổi quan trọng về nghệ thuật, xã hội và chính trị. Những thay đổi này có nguồn gốc vào cuối thời Kofun, nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của sự xuất hiện của [[phật giáo|đạo Phật]] ở [[Nhật Bản]]. [[Phật giáo]] xuất hiện đánh dấu một thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản. Thời kỳ Asuka còn được phân biệt với các thời kỳ khác bởi sự thay đổi tên của quốc gia từ [[Oa quốc]] (倭) thành [[Nhật Bản]] (日本).
 
Dựa trên những thay đổi về mặt nghệ thuật, thời kỳ này có thể được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn [[Asuka]] (cho tới [[cải cách Taika]]), khi những nhân tố Phật giáo đầu tiên xuất hiện với ảnh hưởng từ [[Bắc Ngụy]] và [[Bách Tế]], và giai đoạn [[Hakuho]] (từ sau cải cách Taika) khi những ảnh hưởng của [[nhà Tùy]] và [[nhà Đường]] bắt đầu xuất hiện.
 
== Tên gọi ==
Dòng 62:
 
== Quan hệ đối ngoại ==
Từ năm [[600]] đến năm [[659]], Nhật Bản gửi 7 sứ thần đến [[nhà Đường]] ở Trung Quốc. Nhưng trong vòng 32 năm tiếp theo, trong giai đoạn Nhật Bản đang hoàn thành hệ thống luật pháp dựa trên thư tịch Trung Hoa ủa mình, họ không gửi ai đi. Mặc dù Nhật Bản cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, họ đã gửi 11 sứ thần đến [[Tân La|Silla]], và theo [[Nihon Shoki]] thì Silla đã gửi 17 sứ bộ đến Nhật Bản dưới triều [[Thiên Hoàng Temmu]] và [[Thiên Hoàng Jito|Nữ Thiên Hoàng Jito]]. Gia tộc thống trị Yamato và [[Bách Tế|Baekje]] có quan hệ thân tình với nhau, và Yamato đã gửi hải quân của mình đến cứu viện Baekje, năm [[660]]-[[663]], chống lại cuộc xâm lăng của [[Tân La|Silla]] và [[nhà Đường]] (xem [[trận Baekgang]]).
 
Thay vì chu du đến Trung Quốc, rất nhiều pháp sư từ [[Tam Quốc (Triều Tiên)|Tam Quốc Triều Tiên]] được gửi đến Nhật Bản. Kết quả là, điều này cũng tình cờ thúc đẩy việc Nhật gửi quân cứu viện [[Bách Tế|Baekje]].<ref name="Sansom">Sansom, George (1958). 'A History of Japan to 1334'. Stanford, California: Stanford University Press. 47-49.</ref> Một vài pháp sư nổi tiếng đến từ Triều Tiên như {{Nihongo|[[Eji]]|慧慈 (''Tuệ Từ'')}}, {{Nihongo|[[Ekan]]|慧灌 (''Tuệ Quán'')}}, {{Nihongo|[[Eso]]|慧聡(''Tuệ Thông'')}} and {{Nihongo|[[Kanroku]]|觀勒 (''Quan Lặc'')}}. Eji, đến từ [[Cao Câu Ly|Goguryeo]] là thầy giáo của [[Thánh Đức Thái tử|Thái tử Shotoku]], và cố vấn cho ông về chính trị.<ref>[http://www.bookrags.com/Prince_Sh%C5%8Dtoku Encyclopedia of World Biography on Shotoku Taishi]</ref>
Dòng 72:
 
=== Những người nhập cư ===
Một ví dụ về các gia tộc có tổ tiên ngoài Nhật Bản là gia tộc Yamatonoaya (''東漢氏'') (''Đông Hán thị’’), là hậu duệ của [[Hán Linh Đế]]. Người đứng đầu gia tộc này là Achi-no-Omi (''阿智使主'') (''A Trí Sứ Chủ''). Theo [[Nihon Shoki|Nihongi]], dưới triều Nhật hoàng Kimmei, [[gia tộc Hata]] (''秦氏'') (''Tần Thị’’), hậu duệ của [[Tần Thủy Hoàng]], đã mang đến nghề nuôi tằm dệt vải. Gia tộc Kawachino-Fumi clan (''西文氏'') (''Tây Văn Thị''), là hậu duệ của [[Hán Cao Tổ]], dạy cho triều đình Yamato văn tự Trung Hoa, theo ''Shinsen-shōjiroku''. Gia tộc Takamoku là hậu duệ của [[Tào Phi]].<ref>{{chú thích web| url=http://homepage1.nifty.com/k-kitagawa/data/shoji.html| title="Shinsen-shōjiroku" shizoku ichiran 『新撰姓氏録』氏族一覧|publisher=transcribed by Kazuhide Kitagawa|accessdate=2006-10-16}}</ref><ref>{{chú thích web| url=http://www.myj7000.jp-biz.net/clan/03/03008.htm| title=Nihon no myōji 7000 ketsu seishi ruibetsu taikan Takamuko uji 日本の苗字7000傑 姓氏類別大観 高向氏| accessdate=2006-10-16}}</ref> {{nihongo|[[Takamuko no Kuromaro]]|高向玄理 (''Cao Hướng Huyền Lý'')}} là một thành viên chủ chốt đã viết nên [[Cải cách Taika]]. {{nihongo|[[Tori Busshi]]|止利仏師 (''Chi Lợi Phật Sư'')}}, cũng đến từ Trung Quốc, là một trong những họa sỹ nổi tiếng nhất thời Asuka.
 
Năm [[660]], một trong Tam Quốc Triều Tiên, [[Bách Tế|Baekje]], mất về tay [[Tân La|Silla]] và [[nhà Đường]]. Sau đó, rất nhiều nạn dân Baekje đã chạy loạn đến Nhật Bản. Triều đình Yamato đã đón nhận hoàng tộc và nạn dân Baekje. Hoàng gia Baekje được [[Thiên hoàng|Nhật hoàng]] ban cho cái tên "[[Kudara no Konikishi]]" (百済王, ''Bách Tề Vương'').
Dòng 82:
 
== Ảnh hưởng của Đạo giáo ==
Đạo giáo cũng được truyền vào Nhật Bản trong thời Asuka. Vào giữa thế kỷ 7, [[Nhật hoàng Saimei|Nữ Hoàng Saimei]] xây dựng đền thờ đạo Lão ở núi [[Tōnomine Tanzan|Tōnomine]] (多武峯談山) (''Đa Võ Phong Đàm Sơn''). Hình dạng bát giác của lăng mộ triều đình trong thời kỳ này và những thiên đồ được vẽ ở Kitora và Takamatsuzuka cũng phản ánh vũ trụ quan Đạo giáo. ''Tennō'' (Thiên Hoàng), tước hiệu mới của triều đình Nhật Bản trong thời đại này, cũng được cho là có nguồn gốc từ vị thần tối cao của Đạo giáo, ''Tenko-Taitei''(天皇大帝) (''Thiên Hoàng Đại Đế''), vị thần của [[sao Bắc cực|sao Bắc Cực]] {{Fact|date=February 2007}}.
 
Niềm tin Đạo giáo cuối cùng được pha trộn với Shintō và Phật giáo tạo thành một thể thức nghi lễ mới. [[Onmyodo|Onmyōdō]], một loại bói đất và vũ trụ học Nhật Bản, là một trong những kết quả của việc kết hợp tôn giáo này. Trong khi thời kỳ Asuka bắt đầu với cuộc xung đột tôn giáo giữa các gia tộc thì sau đó, các tôn giáo từ bên ngoài này đã hòa nhập vào với niềm tin của dân bản địa.
Dòng 89:
[[Tập tin:Geishaboy500.jpg|nhỏ|phải|Mô hình Kudara Kannon ở [[Bảo tàng Anh]].]]
=== Nghệ thuật Asuka ===
Một số công trình kiến trúc xây dựng trong thời đại này vẫn còn đến ngày nay. Các công trình bằng gỗ ở [[Hōryū-ji]], xây dựng vào thế kỷ 7, đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa và các quốc gia Tây Á. Ví dụ như các cây cột ở [[Hōryū-ji]] khá giống với cột của điện [[Đền Parthenon|Parthenon]] của [[Hy Lạp cổ đại]], như ở các đường gờ dọc cột. ''Ngũ Trọng Tháp'' (''五重の塔'') là sự chuyển biến từ kiến trúc Ấn Độ giống gò đất, [[Phù đồ|Stupa]].
 
Những bức bích họa ở kofun Takamatsuzuka và Kitora, có từ thế kỷ thứ 5, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ bích họa [[nhà Đường]] và [[Cao Câu Ly|Goguryeo]].<ref>{{chú thích sách| url=http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN0824820304&id=dCNioYQ1HfsC&dq=kofun+tumuli+korea&lpg=PA95&pg=PA95&sig=pklpAbfrrspwFUtncGBqMy1dks0| title=Sacred Texts and Buried Treasures: Issues on the Historical Archaeology of Ancient Japan| pages=95}}</ref><ref>{{chú thích web| url=http://whc.unesco.org/en/list/1091| title=Complex of Koguryo Tombs| publisher=UNESCO World Heritage Centre}}</ref>