Khác biệt giữa bản sửa đổi của “William III của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Năm thảm họa: 1672: chính tả, replaced: mầu → màu using AWB
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 4:
| ghi chú hình = Chân dung William III của Sir Godfrey Kneller
| chức vị = [[Hoàng thân xứ Orange]]
| tại vị = [[14 tháng 11]], [[1650]] – [[8 tháng 3]], [[1702]]
| tiền nhiệm = [[William II, Hoàng thân xứ Orange|William II]] {{Vương miện}}
| kế nhiệm = [[John William Friso, Hoàng thân xứ Orange|John William Friso]] {{Vương miện}}
Dòng 71:
Vào ngày [[7 tháng 7]], các cơn lũ đã kịp phong tỏa quân đội Pháp. Ngày [[16 tháng 7]], tỉnh Zealand bổ nhiệm William làm thống đốc.<ref name=troost76/> Vào ngày [[15 tháng 8]], William phổ biến một bức thư của Charles, trong đó vua nước Anh cho biết ông khởi binh là do sự lộng quyền của phe de Witt, khiến dân chúng càng thêm bất bình. Ngày [[20 tháng 8]], Johan de Witt và em trai, Cornelis, bị một dân quân trung thành với nhà Orange ám sát tại [[Den Haag|The Hague]].<ref name=troost85>Troost, 85–86</ref> Kế đó, William thay thế nhiều quan nhiếp chính người Hà Lan bằng những người ủng hộ ông.<ref>Troost, 89–90</ref>
 
William tiếp tục chiến đấu chống lực lượng ngoại xâm đến từ Anh và Pháp, ông tìm cách liên minh với Tây Ban Nha và lãnh địa Brandenburg. Tháng 11 năm 1672, ông đem quân đến [[Maastricht]] đe dọa cắt đường tiếp tế của quân Pháp.<ref>Troost, 122</ref> Đến năm [[1673]], tình hình dần sáng sủa. Mặc dù Louis chiếm Maastricht và William thất bại khi tập kích [[Charleroi]], Phó Đô đốc [[Michiel de Ruyter]] ba lần đánh bại hạm đội Anh–Pháp, buộc Charles phải rút khỏi Hiệp ước Westminster; kể từ năm 1673, quân Pháp dần dà triệt thoái khỏi lãnh thổ Hà Lan, ngoại trừ Maastricht.<ref>Troost, 128–129</ref>
 
Fagel đề nghị trừng phạt các tỉnh vừa được giải phóng như Utrecht, Gelderland và Overijssel bằng cách xem họ là lãnh thổ bị chiếm đóng, bởi vì trước đó họ đã sớm hàng phục quân thù.<ref name=troost106>Troost, 106–110</ref> William bác bỏ ý kiến của Fagel, và nhận được sự ủy nhiệm đặc biệt Quốc hội để bổ nhiệm toàn bộ thành viên Quốc hội đại diện những tỉnh này.<ref name=troost106/> Ngày [[26 tháng 4]] năm [[1674]], phe ủng hộ William trong nghị viện Tỉnh Utretcht bổ nhiệm ông làm thống đốc.<ref>Troost, 109</ref> Ngày [[30 tháng 1]] năm [[1675]], Nghị viện Gelderland ban ông tước vị Công tước Guelder và Bá tước Zutphen.<ref name=troost109>Troost, 109–112</ref> Nhưng những phản ứng tiêu cực từ Zealand và thành phố Amsterdam khiến William từ chối các tước vị này, thay vì vậy, ông được chỉ định làm thống đốc Gelderland và Overijssel.<ref name=troost109/>
Dòng 82:
Trong năm [[1678]], Louis muốn có hòa bình với Cộng hòa Hà Lan.<ref>Troost, 141–145</ref> Dù vậy, vẫn còn căng thẳng giữa hai nước: William vẫn nghi ngờ [[danh sách vua và hoàng đế Pháp|vua Pháp]] còn nuôi tham vọng về một vương quyền cho toàn thể châu Âu. Louis từng gọi William là “kẻ thâm thù”, xem ông là kẻ hiếu chiến đáng tởm. Thêm vào đó là quyết định của Louis thu hồi [[Chiếu chỉ Nantes]] dấy lên làn sóng tị nạn của người [[Huguenot]] tràn vào Hà Lan.<ref>Troost, 153–156</ref> Đó là những lý do thúc đẩy William gia nhập các liên minh chống Pháp như ''Association League'', rồi Liên minh Ausburg (gồm có [[Đế quốc La Mã Thần thánh]], [[Thụy Điển]], [[Tây Ban Nha]], và một số lãnh địa [[Đức]]).<ref>Troost, 156–163</ref>
 
Sau khi kết hôn với Mary nhà Stuart, tên William được đưa vào danh sách kế vị trong trường hợp James, nhạc phụ và cũng là cậu của William, bị tước quyền kế vị vì là người Công giáo. Suốt trong lúc xảy ra cuộc khủng hoảng ''Exclusion Bill'' năm [[1680]], lúc đầu Charles mời William đến Anh nhằm củng cố vị thế của vương quyền, nhưng về sau đổi ý.<ref>Troost, 150–151</ref> William ngầm thuyết phục [[Quốc hội Hà Lan]] thỉnh nguyện [[danh sách vua và nữ hoàng Anh|vua Anh]] đừng trao quyền kế vị cho người [[Công giáo]], dù không nhắc đến tên James.<ref name=troost152>Troost, 152–153</ref> Sau những phản ứng giận dữ của Charles và James, William cắt đứt quan hệ với họ.<ref name=troost152/>
 
Năm [[1685]], [[James II của Anh|James II]] lên kế vị Charles, William tìm cách hòa giải với James trong khi cố xoa dịu những người Kháng Cách ở Anh.<ref name=troost173>Troost, 173–175</ref> William hi vọng James gia nhập Liên minh Ausburg, nhưng đến năm [[1687]] đã rõ ràng là James không muốn gia nhập liên minh chống Pháp.<ref name=troost173/> Mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi.<ref>Troost, 180–183</ref> Tháng 11, vợ của James tuyên bố có thai.<ref>Troost, 189</ref> Trong tháng đó, William gởi dân chúng Anh một bức thư mở chỉ trích chính sách tôn giáo của James. Vốn đã có mối quan hệ thân tình với William từ nhiều năm, đông đảo chính trị gia người Anh bắt đầu đàm phán với William để sắp xếp một cuộc chính biến.<ref>Troost, 186</ref>
Dòng 107:
 
=== Ổn định chính sự ===
Năm 1689, với sự thúc giục của William III, Đạo luật Khoan dung được thông qua, bảo đảm quyền tự do cho các tín hữu Kháng Cách ngoài quốc giáo,<ref name=davies614/> nhưng trái với sự mong đợi của William, vẫn còn hạn chế đối với tín hữu Công giáo Rôma và các tôn giáo khác.<ref name=troost219/>
 
Tháng 12 năm [[1689]] chứng kiến sự ra đời của một trong những văn kiện hiến pháp quan trọng nhất trong lịch sử Anh, Đạo luật ''Declaration of Rights'', thường gọi là ''Bill of Rights''.<ref name=vdk114>Van der Kiste, 114–115</ref> Đạo luật thiết lập những giới hạn đối với quyền lực hoàng gia như không được trì hoãn ban hành các đạo luật đã được Quốc hội thông qua, chỉ đánh thuế khi có sự đồng thuận của Quốc hội, không được vi phạm quyền kiến nghị, không được triệu tập quân đội trong thời bình nếu không có sự đồng thuận của Quốc hội, không được bác bỏ quyền trang bị vũ khí của các công dân Kháng Cách, không được can thiệp vào các cuộc bầu cử Quốc hội, không được trừng phạt các thành viên Quốc hội vì những điều họ phát biểu trong các cuộc tranh luận, không được đòi hỏi tiền bảo lãnh tại ngoại quá cao, không được áp dụng các biện pháp trừng phạt bất thường hoặc tàn bạo.<ref name=davies614/> William chống đối những điều khoản này, nhưng vì không muốn đối đầu với Quốc hội, cuối cùng nhà vua đã đồng ý chấp hành.<ref>Troost, 212–214</ref> Cùng ''[[Đại Hiến chương|Magna Carta]]'' ([[1215]]), và ''[[Parliament Acts]]'' ([[1911]]-[[1949]]), ''Bill of Rights'' được xem là một trong ba văn kiện chủ chốt cấu thành Hiến pháp bất thành văn của nước Anh.<ref>[http://www.attorneygeneral.ie/slru/retention.pdf Acts Retained]</ref>