Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sh1minh (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 50:
}}
 
'''Cộng hòa miền Nam Việt Nam''' là tên gọi của chính thể do Đại hội Quốc dân Miền Nam nòng cốt [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]], [[Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam]] dưới sự lãnh đạo của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] thành lập ở miền Nam Việt Nam để tạo uy thế chính trị trên bình diện quốc tế, chống lại quân đội [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]]. Chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là chính thể quản lý các vùng đất do phía những người cộng sản kiểm soát, sau [[30 tháng 4]], [[1975]] quản lý toàn bộ Miền Nam Việt Nam cho đến khi thống nhất nhà nước. Tên đầy đủ chính phủ của chính thể này là: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
 
Tuy do Đảng Lao động chủ trương thành lập, nhưng "đường lối rộng rãi của mình có thể tranh thủ được rộng rãi nhiều lực lượng, những người không thuộc đảng phái nào nhưng ủng hộ độc lập hòa bình"<ref>http://www.daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&Chitiet=60316&Style=1</ref>
Dòng 86:
*Bộ Thương binh và Xã hội: [[Hồ Văn Huê]], [[Bùi Thị Mê]]
 
Đại diện đặc biệt tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: [[Nguyễn Văn Tiến]] (trưởng đại diện), 1 phó và 6 ủy viên.
 
{{Lịch sử Việt Nam}}
Dòng 114:
Sau 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ toàn miền Nam thuộc kiểm soát của Chính phủ Cách mạng Lâm thời do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo.
Sau khi giành được quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam, tháng 9 năm 1975, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao Động Việt Nam]] xác định mục tiêu thống nhất đất nước về mọi mặt<ref>Tại Hội nghị TW 24 tháng 9 ra Nghị quyết có nêu: ''Nền kinh tế miền Nam, trong hai mươi năm qua, phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhằm phục vụ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Đó là một nền kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài và tuy đã có một số cơ sở sản xuất hiện đại của chủ nghĩa tư bản, song sản xuất nhỏ còn khá phổ biến. Khó khăn lớn là sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu, xăng dầu và thiết bị kỹ thuật bên ngoài. Số người thất nghiệp rất đông, tiền tệ lạm phát, thị trường hỗn loạn. Chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ đã tăng cường sự thống trị và lũng đoạn của thế lực tư sản nước ngoài và tạo ra tầng lớp tư sản mại bản mới ở miền Nam nước ta. Bọn chúng nắm giữ hầu hết các cơ sở sản xuất và lưu thông phân phối quan trọng, cấu kết với bọn quân phiệt cầm quyền, làm giàu trong chiến tranh, sống trên xương máu của đồng bào; ngày nay chúng là bọn đầu sỏ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường, gây tác hại đến đời sống nhân dân. Tư sản dân tộc tuy có phát triển hơn trước, nhưng vẫn là một lực lượng nhỏ bé và bị lép vế. Giai cấp địa chủ cơ bản đã bị xoá bỏ từ hồi kháng chiến chống Pháp; phần lớn ruộng đất của họ đã vào tay nông dân; số địa chủ còn lại ở vùng mới giải phóng không nhiều. Kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng nặng của chính sách thực dân mới của Mỹ, bị giai cấp tư sản, nhất là tư sản mại bản, thao túng và bóc lột. Tình hình chính trị và xã hội ở miền Nam hiện nay còn phức tạp; bọn phản động chưa bị quét sạch, vẫn tiếp tục những hoạt động phá hoại. Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại rất nặng nề.Nhưng mặt khác, miền Nam có những thuận lợi rất lớn: đông đảo quần chúng là yêu nước, có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có xu hướng tiến bộ, nhạy bén trong việc tiếp thu kỹ thuật mới. Điều kiện thiên nhiên thuận lợi, chính quyền cách mạng tiếp quản được gần nguyên vẹn cơ sở vật chất và kỹ thuật của chế độ cũ. Thực hiện tốt sự kết hợp và hỗ trợ giữa hai miền thì miền Nam có khả năng khắc phục những khó khăn trước mắt, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển trong cả nước. Cuộc đấu tranh giai cấp ở miền Nam diễn ra trong điều kiện một xã hội vốn là thuộc địa kiểu mới tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn khá phổ biến tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh đó rất gay go, phức tạp và lâu dài, kết hợp đấu tranh nhằm quét sạch tàn tích của chủ nghĩa thực dân mới, của chế độ tư sản mại bản quan liêu quân phiệt và tàn tích phong kiến với đấu tranh để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trước mắt, cần chĩa mũi nhọn đấu tranh chủ yếu vào thế lực phản cách mạng phá hoại hiện hành và tư sản mại bản. Song phải nắm chắc nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ lâu dài và quyết định nhất đối với sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội.''</ref>. Từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 1975, hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn, giữa đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do ông [[Trường Chinh]] đứng đầu, và đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do ông [[Phạm Hùng]] đứng đầu, đã tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội thống nhất.
 
Hội đồng bầu cử theo hội nghị hiệp thương, và Bộ Chính trị chỉ đạo: 11 đại biểu miền Bắc (Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Xuân Thủy, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khóa, Chu Văn Tấn, Trần Đình Tri, Nguyễn Thị Minh Nhã, Linh mục Võ Thành Trinh, Hòa thượng Trần Quảng Dung, Trương Tấn Phát), 11 đại biểu miền Nam (Phạm Hùng, Trần Lương, Bùi San, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, và 6 "đồng chí" khác hoặc nhân sĩ do Ban đại diện chỉ định), chủ tịch: Trường Chinh, phó chủ tịch: Phạm Hùng.