Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triệu (nước)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 47:
|stat_pop1 =
}}
'''Triệu''' ([[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Zhào, [[tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]] phồn thể: 趙, giản thể: 赵) là một quốc gia có chủ quyền trong thời [[Chiến Quốc]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Triệu là nước có vai trò đáng kể trong giai đoạn này, cùng với 6 quốc gia hùng mạnh khác lập ra cục diện ''Thất hùng''.
 
Vào đầu thời kỳ Chiến Quốc, nước Triệu là một trong những quốc gia yếu nhất nhưng đã đạt được sức mạnh đáng nể trong thời kỳ trị vì của [[Triệu Vũ Linh vương]]. Vào cuối thời kỳ Chiến Quốc, Triệu là nước duy nhất đủ hùng mạnh để chống lại cường quốc khi đó là [[Tần (nước)|Tần]].
Dòng 57:
Thời kỳ [[Tấn Văn hầu]], Thúc Đới di cư tới nước Tấn. Cháu 5 đời của Thúc Đới là Triệu Túc lập công lớn được Tấn Hiến Công thưởng cho đất Cảnh, Triệu Túc sinh Cộng Mạnh, Cộng Mạnh sinh Triệu Thôi. Năm 656 TCN, Triệu Thôi từng theo công tử [[Tấn Văn công|Trùng Nhĩ]] lưu vong ra khỏi Tấn. Sau này Trùng Nhĩ trở thành [[Tấn Văn công]] của Tấn thì Triệu Thôi trở thành trọng thần. Con cháu Triệu Thuẫn các đời đều nắm trọng quyền, dần phát triển thế lực của gia tộc họ Triệu thành một trong [[Lục khanh]]. Thời [[Tấn Cảnh công]], họ Triệu suýt bị diệt tộc nhưng may mắn đã được phục hồi địa vị.
 
Tới thời [[Tấn Xuất công]] thì quyền lực thực tế nằm trong tay các trọng thần như [[Trí Bá]], [[Triệu Vô Tuất|Triệu Tương tử]], [[Hàn Khang tử]] và [[Ngụy Câu|Ngụy Hoàn tử]]. Sử gọi là [[Tứ khanh]]. Năm 456 TCN, Tứ khanh đuổi Tấn Xuất công đi để lập Cơ Kiêu, tức Tấn Ai công. Năm 454 TCN, Trí Bá hợp cùng hai nhà Hàn, Ngụy tấn công Tấn Dương (nay ở phía nam quận [[Tấn Nguyên]], địa cấp thị [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]], tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]). Triệu Tương tử giữ vững thành trì. Sau đó liên hợp với chính hai nhà Hàn, Ngụy diệt Trí Bá. Năm 453 TCN, ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy chia nhau vùng đất của họ Trí.
 
Năm 437 TCN, Tấn Ai công chết. Con là Cơ Liễu ([[Tấn U công]]) kế nghiệp. Nước Tấn khi đó thực chất đã bị phân chia giữa 3 thế gia là Hàn, Triệu và Ngụy. U công không có quyền lực gì đối với 3 nhà này.
 
Năm 403 TCN, vua Chu Uy Liệt vương phải chính thức công nhận sự tồn tại của nước Triệu cùng với [[Hàn (nước)|Hàn]], [[Ngụy (nước)|Ngụy]] bên cạnh nước Tấn như là các nước chư hầu của nhà Chu, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ [[Chiến Quốc]].
Dòng 66:
 
== Lãnh thổ ==
Lãnh thổ của nước Triệu bao gồm các khu vực ngày nay thuộc [[Nội Mông|Nội Mông Cổ]], nam [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], trung [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] và đông bắc [[Thiểm Tây]].
 
Nước Triệu có biên giới với các bộ lạc [[Hung Nô]] (như [[Lâm Hồ]], [[Lâu Phiền]], [[Đông Hồ (định hướng)|Đông Hồ]]) ở phía bắc, các nước như [[Tần (nước)|Tần]] ở phía tây, [[Ngụy (nước)|Ngụy]] ở phía nam, [[Yên (nước)|Yên]] ở đông bắc, [[Tề (nước)|Tề]] ở phía đông. Cận kề còn có tiểu quốc [[Trung Sơn (nước)|Trung Sơn]].
 
Kinh đô của nước Triệu đặt tại Hàm Đan (邯郸), ngày nay thuộc vùng ven đô của thành phố [[Hàm Đan]], tỉnh [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]].
 
== Phát triển ==
Ban đầu Triệu là nước yếu nhất. Nước này không có các ưu thế về địa lý như Tần, sức mạnh quân sự như Ngụy, lãnh thổ rộng lớn như Sở, sự giàu có và thịnh vượng như Tề. Bị những kẻ thù hùng mạnh bao quanh từ mọi hướng, nước Triệu phải chiến đấu cực kỳ gian khổ vì sự sinh tồn của mình. Tuy nhiên, nước này vẫn là yếu nhất cho tới khi các cuộc cải cách của [[Triệu Vũ Linh vương]] (326 TCN-298 TCN) thành công.
 
Trong thời kỳ trị vì của Vũ Linh vương, vương quốc này đã có cải cách quân sự. Sử gọi là "hồ phục kị xa". Binh sĩ Triệu được lệnh ăn mặc giống như các láng giềng [[Hung Nô]] và thay thế các cỗ chiến xa bằng các cung thủ kị binh. Điều này là cải cách tuyệt vời, cùng với công nghệ tiên tiến của các quốc gia Trung Hoa và chiến thuật của các bộ lạc du mục, kị binh của Triệu trở thành một lực lượng đáng kể phải tính tới.