Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vi ba”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
''Trang này nói về [[bức xạ điện từ|bức xạ]]; về đồ gia dụng, xin xem [[lò vi ba]].''
 
[[Tập tin:8 4GHz microwave image of galaxy 3C353.jpg|nhỏ|phải|400px|Hình ảnh vi ba của thiên hà 3C353 tại [[tần số]] 8,4 GHz ([[bước sóng]] 3,6 [[xentimét|cm]]). Bề ngang của cấu trúc trong hình rộng chừng 120 [[kilôparsec|kpc]].]]
 
'''Vi ba''' (hay '''vi sóng''' / '''sóng ngắn''') là [[bức xạ điện từ|sóng điện từ]] có [[bước sóng]] dài hơn tia [[tia hồng ngoại|hồng ngoại]], nhưng ngắn hơn [[sóng vô tuyến|sóng radio]].
 
'''Vi ba''', còn gọi là tín hiệu '''tần số siêu cao (SHF)''', có bước sóng khoảng từ 30 [[xentimét|cm]] (tần số 1  GHz) đến 1  cm (tần số 30  GHz). Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng ngoại, vi ba và sóng radio ''tần số cực cao (UHF)'' rất là tuỳ ý và thay đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được [[James Clerk Maxwell]] dự đoán năm [[1864]] từ [[phương trình Maxwell|các phương trình Maxwell]] nổi tiếng. Năm [[1888]], [[Heinrich Hertz]] đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ.
 
''Chú thích:'' trên 300  GHz, khí quyển [[Trái Đất]] hấp thụ bức xạ điện từ mạnh đến nỗi khí quyển thực sự không trong suốt đối với các tần số cao của bức xạ điện từ, nhưng khí quyển lại trở nên trong suốt trong phần quang phổ nhìn thấy được và vùng hồng ngoại.
 
== Phát sinh ==
Dòng 17:
 
== Ứng dụng ==
* [[Lò vi ba|Lò vi sóng]] (cũng gọi là lò vi ba) dùng một [[magnetron]] sinh ra vi ba có tần số khoảng 2,45  GHz để nấu nướng. Vi ba nấu thức ăn bằng cách làm rung các phân tử nước và hợp chất khác. Sự rung này tạo sức nóng làm chín thức ăn. Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo bằng nước nên phương pháp này dễ dàng nấu chín thức ăn.
* Vi ba được dùng trong [[thông tin vệ tinh]] vì vi ba dễ dàng truyền qua khí quyển Trái Đất, ít bị nhiễu so với các bước sóng dài hơn. Ngoài ra, trong phổ vi ba còn nhiều băng thông hơn phần còn lại của phổ radio.
* Vi ba cũng được dùng rộng rãi trong thông tin [[vô tuyến chuyển tiếp]] đến nỗi từ ''vi ba'' thực tế đồng nghĩa với ''vô tuyến chuyển tiếp'' (thường gọi "liên lạc vi ba", "tuyến vi ba", "trạm vi ba"...) mặc dù có 1 số thiết bị vô tuyến chuyển tiếp hoạt động trong dải tần số 410-470  MHz (thuộc băng tần số cực cao UHF).
* [[Ra đa|Radar]] cũng dùng bức xạ vi ba để phát hiện khoảng cách, tốc độ và các đặc trưng khác của những đối tượng ở xa, như [[ô tô|ô-tô]] và các phương tiện giao thông.
* Các giao thức [[mạng không dây]] (''wireless LAN'') như [[Bluetooth]] và các chuẩn [[IEEE]] [[802.11g]] và [[802.11b]] dùng vi ba trong dải 2,4  GHz (thuộc băng tần ISM, tức băng tần công nghiệp, khoa học và y tế), còn chuẩn [[802.11a]] dùng băng tần ISM dải 5,8  GHz. Nhiều nước (trừ [[Hoa Kỳ]]) cấp phép cho dịch vụ truy cập Internet không dây tầm xa (đến 25  km) trong dải 3,5–4,0  GHz.
* [[Truyền hình cáp]] và truy cập [[Internet]] bằng cáp đồng trục cũng như [[truyền hình quảng bá]] dùng vài tần số vi ba thấp. Một số mạng điện thoại di động tế bào cũng dùng dải tần số vi ba thấp.
* Vi ba có thể dùng để truyền tải điện đường dài; sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị thế chiến]] người ta đã khảo sát khả năng đó. Thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 [[NASA]] tiến hành nghiên cứu khả năng dùng hệ thống Vệ tinh sử dụng năng lượng Mặt Trời (SPS, ''Solar Power Satellite'') với những tấm [[pin mặt trời]] lớn có thể truyền tải điện xuống bề mặt [[Trái Đất]] bằng vi ba.
Dòng 27:
 
== Băng tần vi ba ==
Phổ vi ba thường được xác định là năng lượng điện từ có tần số khoảng từ 1  GHz đến 1000  GHz, nhưng trước đây cũng bao gồm cả những tần số thấp hơn. Những ứng dụng vi ba phổ biến nhất ở khoảng 1 đến 40  GHz. Băng tần vi ba được xác định theo bảng sau:
 
{| align="center" border="1"
Dòng 33:
!Ký hiệu!!Dải tần
|-
|[[Băng tần L|Băng L]]||1 đến 2  GHz
|-
|[[Băng tần S|Băng S]]||2 đến 4  GHz
|-
|[[Băng tần C|Băng C]]||4 đến 8  GHz
|-
|[[Băng tần X|Băng X]]||8 đến 12  GHz
|-
|[[Băng tần Ku|Băng Ku]]||12 đến 18  GHz
|-
|[[Băng tần K|Băng K]]||18 đến 26  GHz
|-
|[[Băng tần Ka|Băng Ka]]||26 đến 40  GHz
|-
|[[Băng tần Q|Băng Q]]||30 đến 50  GHz
|-
|[[Băng tần U|Băng U]]||40 đến 60  GHz
|-
|[[Băng tần V|Băng V]]||50 đến 75  GHz
|-
|[[Băng tần E|Băng E]]||60 đến 90  GHz
|-
|[[Băng tần W|Băng W]]||75 đến 110  GHz
|-
|[[Băng tần F|Băng F]]||90 đến 140  GHz
|-
|[[Băng tần D|Băng D]]||110 đến 170  GHz
|}