Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Huỳnh Tịnh Của”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Huỳnh Tịnh Của sáng tác khá nhiều và đa dạng, nhưng trong số những tác phẩm của ông, nổi bật nhất là pho ''Đại Nam quốc âm tự vị''. Qua tác phẩm đồ sộ đó, Huỳnh Tịnh Của đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng quốc văn mới. ''Ðại Nam quốc âm tự vị'' là quyển tự vị [[tiếng Việt]] đầu tiên của [[Việt Nam]], do người Việt Nam biên soạn. Nghiên cứu của Huỳnh Tịnh Của được đánh giá là mang tính đột phá táo bạo khi phải đến hơn ba mươi năm sau mới lại có một hội văn học ở [[Bắc Kỳ]] là [[hội Khai Trí tiến đức]] nghĩ đến tiếp tục công việc đó và cho tới tận bây giờ, ''Đại Nam quốc âm tự vị'' vẫn được coi là pho sách kinh điển của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam.
 
Khi soạn ''Ðại Nam quốc âm tự vị'', Huỳnh Tịnh Của chủ trương làm một cuốn tự vị vắn gọn, chỉ liệt kê các tiếng và định nghĩa một cách vắn tắt, chứ không chú giải, dẫn điển, dẫn tích. Ông viết: “Có kẻ hỏi tự điển, tự vị khác nhau thế nào? Sao sách ta làm kêu là tự vị mà không gọi là tự điển?.... Tự điển, tự vị khác nhau có một sự rộng hẹp. Tự điển phải có chú giải, mỗi chữ, mỗi tiếng đều phải dẫn điển, dẫn tích, nguyên là chữ sách nào, nguyên là lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy; chí như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ, cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển tích gì”.<ref> Đại Nam quấc âm tự vị, Imprimerie Rey, Curol & C<sup>ie</sup>, Sài Gòn, 1895 </ref> Còn về nội dung của cuốn tự vị, thì ngay từ trang bìa, Huỳnh Tịnh Của đã ghi rõ: “''Ðại Nam quốc âm tự vị'' tham dụng chữ nho có giải nghĩa, có dẫn chứng, muợn 24 chữ cái phương Tây làm chữ bộ”.<ref> Đại Nam quấc âm tự vị, Imprimerie Rey, Curol & C<sup>ie</sup>, Sài Gòn, 1895 </ref>
 
Trong quá trình soạn sách, Huỳnh Tịnh Của đã đuợc một nguời Pháp tên là A. Landes giúp đỡ rất nhiều về ý kiến cũng như phương pháp. Landes là một nhà Ðông phương học, có học chữ nho và từng làm Giám đốc Truờng Thông ngôn ở [[Sài Gòn]] từ năm 1885. Cũng chính Landes là nguời, vào năm 1895, khi đang làm Ðổng lý văn phòng cho Toàn quyền De Lanessan, đã khuyên Huỳnh Tịnh Của xin Thống đốc Nam Kỳ xuất quỹ để xuất bản bộ tự vị này. Tất nhiên, công việc chính vẫn do Huỳnh Tịnh Của trì chí thực hiện, như lời ông viết rằng: “nhân khi rỗi rảnh, ta cứ việc làm theo tiếng ta, chữ ta, viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc, hơn bốn năm trời mới thành công việc”.<ref> Đại Nam quấc âm tự vị, Imprimerie Rey, Curol & C<sup>ie</sup>, Sài Gòn, 1895 </ref>
 
Công sức của Huỳnh Tịnh Của đã được đền đáp xứng đáng khi bộ sách trở thành "sách gối đầu giường" với nhiều thế hệ các nhà ngôn ngữ Việt Nam. Bộ tự vị có những ưu điểm rất nổi bật:
Dòng 28:
Cuối cùng, phương pháp soạn sách rất khoa học. Tra cứu ''Ðại Nam quốc âm tự vị'' có thể thấy tính khoa học, chính xác và chặt chẽ rất cao. Huỳnh Tịnh Của rất tuân thủ nguyên tắc ngôn ngữ thống nhất, nhưng ông cũng biết thích nghi áp dụng nguyên tắc biến hóa thực tiễn của ngôn ngữ trong bộ sách của mình.
 
''Đại Nam quốc âm tự vị'' in lần đầu tại Sài Gòn vào các năm 1895 và 1896 sau đó được tái bản nhiều lần. Ấn bản mới nhất do [[Nhà xuất bản Trẻ]] in vào năm 1998 bao gồm hai tập, dày 1.210 trang, tập 1 gồm 608 trang, tập 2 gồm 602 trang.
 
==Tác phẩm==