Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận El Alamein thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{cite book → {{chú thích sách
Dòng 25:
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 101I-443-1589-07, Nordafrika, Rommel in Befehlsfahrzeug.jpg|trái|nhỏ|[[Erwin Rommel]] (xa nhất bên trái) trên chiếc xe chỉ huy half-track [[Sd.Kfz. 250|SdKfz.250/3]] của mình.]]
 
Cho đến ngày 12 tháng 7 năm [[1942]], sau thắng lợi trong [[trận Gazala]], [[Tập đoàn Panzer châu Phi]] (''Panzerarmee Afrika'') bao gồm các đơn vị bộ binh và cơ giới của Đức và Ý dưới sự chỉ huy của Thống chế [[Erwin Rommel]] đã tiến sâu vào đất Ai Cập, đe dọa quyền kiểm soát [[kênh đào Suez]] của [[Đế quốc Anh]]. Tướng [[Claude Auchinleck]] chỉ huy Tập đoàn quân 8 của Anh phải rút lui về phạm vi quanh thành phố [[Alexandria]] 80  km, đến một vị trí mà có vùng Đất trũng Qattara trải đến trong vòng 64  km quanh El Alamein bên bờ biển. Vị trí này dễ phòng thủ vì có độ dài mặt trận tương đối ngắn và giúp đảm bảo bên sườn do xe tăng không thể đi qua được vùng Đất trũng. Tại đây, vào đầu tháng 7, đà tiến công của phe Trục đã bị chặn lại trong [[Trận El Alamein thứ nhất]].
 
Trong tháng 7, Tập đoàn quân 8 nhiều lần phản công nhưng đều thất bại vì Rommel đã tiến hành chấn chỉnh giúp đội quân kiệt sức của ông ta tập hợp lại được. Đến cuối tháng 7, Auchinleck cho hủy bỏ mọi hoạt động tấn công nhằm xây lại lực lượng. Qua đầu tháng 8, thủ tướng Anh [[Winston Churchill]] và Đại tướng Sir [[Alan Brooke]] —tổng tham mưu trưởng Đế quốc Anh— ghé thăm [[Cairo]] và đã đưa đại tướng Sir [[Harold Alexander]] lên thay chức vụ Tổng tư lệnh Trung Đông của Auchinleck. Trung tướng [[William Gott]] được chọn làm chỉ huy Tập đoàn quân 8, nhưng ông đã chết trước khi nhận nhiệm vụ do máy bay chở ông bị [[không quân Đức]] bắn rơi. Trung tướng [[Bernard Montgomery]] do đó được cử làm tư lệnh Tập đoàn quân 8.
Dòng 42:
Với ''chiến dịch Lightfoot'' (''chân nhẹ''), Montgomery hy vọng sẽ tạo được hai hành lang xuyên qua bãi mìn của của quân phe Trục ở phía bắc mặt trận. Một hành lang chạy theo hướng tây-nam băng qua quân khu của Sư đoàn New Zealand hướng về phía trung tâm Đỉnh Miteirya, hành lang còn lại chạy theo hướng tây, băng qua nơi cách phần cuối phía tây của Đỉnh Miteirya 2 dặm về phía bắc, nằm giữa quân khu của hai Sư đoàn 9 và 51 của Úc.<ref name="Playfair34">Playfair, trang 34</ref> Sau đó lực lượng thiết giáp sẽ tiến qua hai hành lang đó và đánh bại quân thiết giáp Đức. Những cuộc tấn công nghi binh tại Đỉnh Ruweisat ở trung tâm và cả ở phía nam trận tuyến sẽ giữ chân phần còn lại của lực lượng Đức không cho tiến xuống phía nam. Montgomery dự tính chỉ đánh 12 ngày trong 3 giai đoạn: đột nhập, không chiến và cuối cùng đánh gục đối phương.<ref name="D254">Dear (2005), trang 254</ref>
 
Montgomery đã lên kế hoạch cho đêm đầu tiên của cuộc tấn công là sẽ đưa 4 sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn XXX của [[Oliver Leese]] tiến binh trên một mặt trận dài 26 &nbsp;km hướng đến một mục tiêu có mật danh là ''Tuyến Oxalic'', đánh tan quân phòng thủ tiền tiêu Đức. Trong khi đó công binh sẽ rà phá mìn và đánh dấu hai ngả đường tấn công xuyên qua bãi mìn, để qua đó các sư đoàn thiết giáp thuộc quân đoàn X do [[Herbert Lumsden]] chỉ huy sẽ tiến sang chiếm lấy tuyến ''Pierson''. Họ sẽ tập hợp lại và tạm thời củng cố tại ngay sát phía tây vị trí của bộ binh, ngăn không cho quân thiết giáp can thiệp vào cuộc chiến của bộ binh. Sau đó họ sẽ tiến đến khu vực ''Skinflint'' nằm sâu trong tuyến phòng thủ của Đức và chắn ngang con đường xe lửa bên quan trọng Rahman để thách thức lực lượng thiết giáp địch.<ref name="Playfair34"/>
 
Máy dò mìn Ba Lan được trung úy [[Józef Kosacki]] thiết kế ở Scotland năm 1941, lần đầu tiên đã được đưa vào sử dụng trên thực địa. 500 máy trong số đó được cấp cho Tập đoàn quân 8. Chúng đã giúp nhân đôi tốc độ rà phá những bãi cát rải mìn dày đặc, từ 100 mét lên đến 200 mét mỗi giờ.<ref>{{citechú bookthích sách|last=Modelski|first=Tadeusz|title=The Polish Contribution to The Ultimate Allied Victory in The Second World War|location=Worthing|year=1986| page=221}}</ref><ref>''TIME'' magazine/Canadian edition, 8 tháng 3 năm 1999, trang 18</ref>
 
====Chiến dịch ''Bertram''====
Dòng 60:
Rommel biết rõ là lực lượng Khối Thịnh vượng chung Anh sẽ sớm có đầy đủ lực lượng để sẽ mở cuộc tổng tấn công. Niềm hy vọng duy nhất của ông bây giờ phụ thuộc vào việc quân Đức đang chiến đấu tại [[trận Stalingrad]] nhanh chóng đánh bại [[Hồng quân Liên Xô]] và tiến xuống phía nam qua vùng Kavkaz để uy hiếp Ba Tư ([[Iran]]) và [[Trung Đông]]. Điều này sẽ khiến một lực lượng lớn quân Khối Thịnh vượng chung bị điều khỏi mặt trận Ai Cập để tăng viện cho quân Anh tại Ba Tư, dẫn đến việc trì hoãn cuộc tấn công chống lại đội quân của ông. Nếu tận dụng sự chậm trễ đó, Rommel hy vọng sẽ thuyết phục được Bộ tư lệnh Tối cao Đức tăng cường cho lực lượng của ông để nhằm thực hiện việc nối liền có thể xảy ra giữa Tập đoàn Panzer châu Phi và các tập đoàn quân Đức chiến đấu trên đường tiến qua miền nam Liên Xô, giúp cho họ có thể đánh bại hoàn toàn các đội quân Anh và Khối Thịnh vượng chung tại Bắc Phi và Trung Đông.
 
Trong tình hình hiện thời, quân Đức dưới tay ông chỉ còn cách bố trí phòng ngự và chờ đợi hoặc là cuộc tấn công của quân Anh, hoặc là thất bại của Liên Xô tại Stalingrad. Rommel đã tăng cường chiều sâu của hệ thống phòng thủ bằng cách đặt ít nhất hai vành đai mìn được nối cách quãng với nhau để tạo nên những hộp phòng thủ nhằm hạn chế quân địch thâm nhập và tước đi khả năng cơ động của quân thiết giáp Anh. Mặt trước của mỗi hộp được phòng giữ bố trí những đội tiền tiêu còn phần còn lại bỏ ngỏ nhưng bù lại có rải mìn và bẫy nổ. Những hộp này được gọi là ''Vườn Quỷ'' ([[tiếng Anh]]: "Devil's Gardens"). Các vị trí phòng thủ chính được xây dựng sâu ít nhất 2 &nbsp;km phía sau vành đai mìn thứ hai.<ref>Playfair, trang 27-28.</ref> Phe Trục đã đặt khoảng nửa triệu quả mìn, phần lớn là loại mìn chống tăng ''Teller'', còn lại là mìn chống lính<ref name= "Bierman255"/><ref name="D254"/> (một số lớn là mìn của Anh bị Đức tịch thu trong trận đánh tại Tobruk trước đó). Để dụ các phương tiện địch tiến vào bãi mìn, quân Ý đã dùng thủ thuật dùng dây thừng dài kéo một trục xe và lốp xe chạy ngang các bãi đất nhằm tạo dấu vết giống như là thường xuyên có xe cô qua lại.<ref name="Bierman255"/>
 
Rommel lo ngại không muốn để cho quân thiết giáp Anh đột phá vào khoảng mở vì ông không có đủ cả quân số và nhiên liệu để đối đầu với họ trong một trận chiến cơ động. Do đó ông phải cố gắng giới hạn trận đánh tại các khu phòng thủ của mình và phản đối mọi cuộc đột phá nhanh chóng lẫn mạnh mẽ. Do đó Rommel củng cố trận tuyến đầu bằng cách bố trí xen kẽ đội hình bộ binh Đức và Ý. Do các biện pháp đánh lừa của Đồng Minh làm phe Trục nhầm lẫn về khả năng vị trí tấn công, nên Rommel đã rời bỏ thói quan thường thấy của ông là tổ chức quân thiết giáp thành một lực lượng dự bị tập trung duy nhất để mà phân chia nó thành một cụm ở phía bắc (các sư đoàn ''Panzer'' số 15 và ''Littorio''), một cụm ở phía nam (các sư đoàn ''Panzer'' số 21 và ''Ariete''), mỗi cụm được tổ chức thành những nhóm tác chiến để có thể nhanh chóng can thiệp bằng thiết giáp tại bất cứ nơi nào bị tiến công và như vậy sẽ ngăn được những cuộc đột phá hẹp không thể mở rộng ra. Tuy nhiên, việc làm này đã làm cho một tỷ lệ đáng kể quân thiết giáp dự bị của ông bị phân tán và bị tổ chức quá xa một cách khác thường lên phía trước. Ngược lại, xa hơn về phía sau, Rommel đã đặt Sư đoàn Khinh binh 90 và Sư đoàn Cơ giới ''Trieste'' làm lực lượng dự bị ở gần bờ biển.<ref>Playfair, trang 28–29.</ref> Rommel tin rằng khi mũi tấn công chính xảy ra, ông đã có thể vận động quân của mình nhanh hơn quân Đồng Minh để tập trung lực lượng phòng thủ tại trọng điểm của trận chiến. Thế nhưng, sau khi đã tập trung quân phòng thủ, ông không thể di chuyện lực lượng của mình được nữa vì thiếu nhiên liệu.<ref>Watson (2007), trang 20</ref>